Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Tại sao chúng ta phải sợ hãi và thụ động khi bàn về tương lai của chính chúng ta?

F.K.
(Phóng sự ảnh về việc đội bóng đá No-U tham gia phong trào chụp hình ủng hộ bản Kiến nghị về Sửa đổi Hiến pháp)
Việc nước to tát, xa vời hay thiết thực và gần gũi? Chuyện sửa đổi Hiến pháp có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mỗi chúng ta không? Và những công dân trẻ có nên mạnh dạn bày tỏ chính kiến cá nhân về các vấn đề của nước nhà?
Trong buổi đá tập chiều Chủ nhật, 27/01 vừa qua, các cầu thủ và cổ động viên của đội bóng No-U Hà Nội đã có trả lời đồng thanh khi cùng tiến hành một hoạt động lên tiếng độc đáo.
Họ - những người yêu nước từng đồng hành trong phong trào biểu tình chống Trung Quốc - đã hưởng ứng sáng kiến "Cùng Chụp Ảnh Ủng Hộ Bản Kiến Nghị về Sửa Đổi Hiến Pháp 1992" của trang Facebook Nhật Ký Yêu Nước khi buổi đá tập bước vào giờ giải lao. Một cổ động viên No-U, sau khi cho biết sẽ dùng bức hình mới chụp làm Avatar, đã giải thích về ý nghĩa của hoạt động.

Theo anh, mỗi bức hình, khi được đăng tải trên các blog và mạng xã hội, sẽ góp phần đưa bản Kiến nghị của giới trí thức và cuộc thảo luận về giải pháp cho tương lai dân tộc đến gần hơn với tuổi trẻ Việt Nam. Lâu nay, do sự sợ hãi hình thành từ môi trường chính trị ngột ngạt và văn hóa truyền thống vốn xem nhẹ tự do cá nhân, đa số thanh niên Việt Nam vẫn thường tiếp cận chuyện nước non với một thái độ rất thụ động, dè dặt và yếm thế. Anh hy vọng rằng sau khi đăng tải, bức ảnh của mình - trong tư thế đường hoàng, và mang trên tay thông điệp ủng hộ sự thay đổi - sẽ giúp câu chuyện về Hiến pháp và thể chế xuất hiện một cách gần gũi, thiết thực và bình dị hơn trong mắt bạn bè và người thân. Để một ngày không xa, những hành động lên tiếng nhỏ bé thế này sẽ không còn đáng sợ, lạ lẫm và hiếm hoi, mà trở thành một điều bình thường và thân quen nơi mọi công dân trẻ.
-- F.K.
Dưới đây là một số hình ảnh từ buổi giao lưu đầy ý nghĩa này của No-U Hà Nội (xin bấm vào đây để xem toàn bộ):
* * *

Nhật ký yêu nước - Ký tên offline kiến nghị 7 điểm sửa Hiến Pháp

Cùng với việc lấy chữ ý online, các điểm lấy chữ ký offline đã được ra mắt.
Theo đó, người dân có thể trực tiếp xem kiến nghị 7 điểm. Nếu đồng ý, họ sẽ ký tên vào danh sách ủng hộ.
Kiến nghị 7 điểm sửa đổi Hiến Pháp năm 1992 đăng trên trang Boxitvn theo đó kêu gọi ĐCSVN chấp nhận "cạnh tranh chính trị như một xu hướng tất yếu của lịch sử để lấy lại lòng tin của nhân dân và là điều kiện để phát triển đất nước".
Hiện tại tuy mới chỉ công bố vài ngày trên mạng nhưng kiến nghị đã nhận được hơn 1000 chữ ký online (danh sách đăng trên boxitvn) trong đó có nhiều trí thức tên tuổi, đảng viên cấp cao từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền cũng tham gia ký tên.
Kiến nghị này được sự hậu thuẫn đầu tiên của 72 vị nhân sĩ trí thức trong đó có những người nổi tiếng hàng đầu trong các lĩnh vực như GS toán học Hoàng Tụy, GS nguyên tử năng Phạm Duy Hiển, GS xã hội học Tương Lai, TS kinh tế Lê Đăng Doanh...Phó chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc TP.HCM Hồ Ngọc Nhuận, Thiếu tướng Nguyễn Trong Vĩnh, Chủ tịch hội nhà văn Hà Nội Phạm Xuân Nguyên, GS.Hồ Ngọc Đại - con rể của cố TBT Lê Duẩn...
Xem danh sách người ký tên online: http://www.boxitvn.net/bai/44680

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"