Giang Nam Lãng Tử
Đọc bài báo của Ngọc Niên dẫn trên anh Ba Sàm, tôi lò dò vào tận gốc “Nhà báo và công luận”để đọc lại.
Bài báo gồm hai nội dung xen nhau: miêu tả ngôi nhà thờ và cảm nghĩ nhà báo. Phần miêu tả cho thấy hình ảnh dẫn chứng tiết kiệm quá, có lẽ nhà báo bảo đảm quyền riêng tư của cá nhân, điều đó có thể chấp nhận được. Tôi là một bạn đọc có thể tin tưởng rằng ngôi nhà thờ đúng như ông miêu tả. Nhưng phần cảm nghĩ của nhà báo thì yếu kém quá, vì nó lổn nhổn quá nhiều vấn đề. Và chính phần “cảm nghĩ” này cũng cho ta những kiến giải thú vị về một loại sự thật ẩn chìm.
Ba câu mở bài nghe lục cục lào cào: “Sứ mệnh cao cả của nhà báo là kiếm tìm sự thật. Sự thật ấy phải được phản ánh đạt tính chân thật, tức là “đúng hiện thực khách quan”. Và sự thật ấy phải được soi dọi bằng lương tâm chức nghiệp”.
Ngọc Niên viết: “Cách đây hơn 20 năm tôi đã có dịp về Kiên Giang công tác – lúc đó tôi đang là phóng viên Báo Quân đội Nhân dân”. Tức là bây giờ ông Niên không còn làm báo QĐND nữa.
Hai mươi năm sau ông Niên đến Rạch Giá và cảm thấy “một quang cảnh thật thanh bình”, nhưng hai mươi năm trước (1992) cũng đâu có loạn lạc?. Trước là xe lôi xe Honda ôm, bây giờ taxi, sao có thể gọi “thanh bình”? Đáng lẽ nói “bây giờ giàu có hơn” mới hợp logic chứ. Hô với ứng trật khớp cả.
“Đứng trước cổng số nhà 1108, quan sát toàn cảnh khuôn viên tôi thấy lòng đầy nghi hoặc.”.
Sao nhà báo lại “nghi hoặc” ?
Rồi “Không lẽ tôi đã có một sự lầm lẫn nào khác?…”
Rồi: “Nhưng hoàn toàn không phải như sự ngờ vực của tôi”.
Rồi “Bước chân vào khuôn viên, đảo hết một vòng, mang thông tin loan truyền ra đối chiếu, tôi bỗng thấy sửng sốt…”.
Thì ra, trước đó Ngọc Niên đã tin tưởng rằng nhà thờ họ Nguyễn Tấn ắt phải là hoành tráng như ông từng tưởng tượng.
Rồi “Phòng khách đơn sơ tới mức vượt xa trí tưởng tượng của tôi.”
Sự tưởng tượng của Ngọc Niên căn cứ trên kinh nghiệm rằng các đại gia, chính khách thì hẳn nhà cửa hoành tráng lộng lẫy, xa hoa. Cho nên đây mới là trường hợp đặc biệt lạ lùng “vượt xa trí tưởng tượng”.
Sau khi đi khắp nhà miêu tả như chốn không người, chẳng có chủ nhà tiếp khách quý (như mọi phóng sự điều tra bình thường khác), Ngọc Niên kết luận: “Sau khi đã tìm hiểu rõ ngọn ngành, tôi thầm nghĩ, sự thật hiển nhiên đến như thế mà được tạo dựng thành chuyện “như có thật” thì có lẽ những thông tin thị phi khác về Thủ tướng và gia đình bấy lâu loan truyền trong công luận chỉ là xuyên tạc! “.
Làm báo thế này thì sướng thật, chỉ đi xác minh một điểm rồi suy ra kết luận tất cả những điểm khác đều là “thị phi” (!?). Theo tôi, thừa thắng xông lên, Ngọc Niên nên đi xác minh tài sản của con gái nhân vật là một đại gia kinh doanh lớn, rồi còn gái một nhân vật tương đương đang làm chủ tịch một Cty lớn khác, thử xem vốn liếng ở đâu ra. Hay là, những chuyện ấy nhà báo “tưởng tượng “ được rồi, chả còn nghi ngờ gì nữa nên khỏi cần xác minh ?
Trên đường trở về Sài Gòn “Suốt 6 tiếng đồng hồ trong cuộc hành trình không hề chợp mắt, tâm trí tôi cứ miên man suy nghĩ….”. Nghĩ gì?
Đại khái Ngọc Niên bàn tiếp về “sự thật”. và viết nhưng câu ngô nghê khó tả: “Trong mỗi chúng ta ai cũng đều nhận diện được chân lý nhưng không phải tất cả đều tỉnh táo.”.
“Cái “sự thật giả dối” ấy đã thực sự gây xúc động trong tâm lý xã hội, tạo sự hoài nghi trong công chúng, gieo giắc sự bất an trong đời sống…”
Từ ngữ dùng sai chỗ (tôi gạch chân) khiến toàn câu nghe lủng củng quá ! (“gây xúc động” theo nghĩa toàn câu là tích cực, “gieo giắc sự bất an” thì quá lời chệch hướng, chỉ gây sự căm phẫn mới phải logic chứ)
Kết bài báo, Ngọc Niên tâm đắc ý kiến của ông Hữu Thọ, một ý kiến xem ra cũng bình thường thôi, nhà báo nào chẳng biết khi học nghề. Tuy nhiên tôi cũng muốn thêm một lời góp ý cho Ngọc Niên: khi tim được sự thật mà viết vụng về, ngây ngô quá cũng giảm lòng tin của bạn đọc. Và “sự thật về nhà thờ họ Nguyễn Tấn” cũng chỉ là một “nửa cái bánh mỳ, nửa nhỏ xíu”, còn nửa to hơn, bự hơn thì nhà báo thâm niên Ngọc Niên có can đảm đi xác minh sự thât nữa không? Nếu không thì “một nửa sự thật vẫn là sự gỉa dối” như chính nhà báo đã dẫn ngạn ngữ Nga khi mở màn bài báo của mình.
An Giang 1.1.2013
Blog Giang Nam lãng tử.
Đọc bài báo của Ngọc Niên dẫn trên anh Ba Sàm, tôi lò dò vào tận gốc “Nhà báo và công luận”để đọc lại.
Bài báo gồm hai nội dung xen nhau: miêu tả ngôi nhà thờ và cảm nghĩ nhà báo. Phần miêu tả cho thấy hình ảnh dẫn chứng tiết kiệm quá, có lẽ nhà báo bảo đảm quyền riêng tư của cá nhân, điều đó có thể chấp nhận được. Tôi là một bạn đọc có thể tin tưởng rằng ngôi nhà thờ đúng như ông miêu tả. Nhưng phần cảm nghĩ của nhà báo thì yếu kém quá, vì nó lổn nhổn quá nhiều vấn đề. Và chính phần “cảm nghĩ” này cũng cho ta những kiến giải thú vị về một loại sự thật ẩn chìm.
Ba câu mở bài nghe lục cục lào cào: “Sứ mệnh cao cả của nhà báo là kiếm tìm sự thật. Sự thật ấy phải được phản ánh đạt tính chân thật, tức là “đúng hiện thực khách quan”. Và sự thật ấy phải được soi dọi bằng lương tâm chức nghiệp”.
Ngọc Niên viết: “Cách đây hơn 20 năm tôi đã có dịp về Kiên Giang công tác – lúc đó tôi đang là phóng viên Báo Quân đội Nhân dân”. Tức là bây giờ ông Niên không còn làm báo QĐND nữa.
Hai mươi năm sau ông Niên đến Rạch Giá và cảm thấy “một quang cảnh thật thanh bình”, nhưng hai mươi năm trước (1992) cũng đâu có loạn lạc?. Trước là xe lôi xe Honda ôm, bây giờ taxi, sao có thể gọi “thanh bình”? Đáng lẽ nói “bây giờ giàu có hơn” mới hợp logic chứ. Hô với ứng trật khớp cả.
“Đứng trước cổng số nhà 1108, quan sát toàn cảnh khuôn viên tôi thấy lòng đầy nghi hoặc.”.
Sao nhà báo lại “nghi hoặc” ?
Rồi “Không lẽ tôi đã có một sự lầm lẫn nào khác?…”
Rồi: “Nhưng hoàn toàn không phải như sự ngờ vực của tôi”.
Rồi “Bước chân vào khuôn viên, đảo hết một vòng, mang thông tin loan truyền ra đối chiếu, tôi bỗng thấy sửng sốt…”.
Thì ra, trước đó Ngọc Niên đã tin tưởng rằng nhà thờ họ Nguyễn Tấn ắt phải là hoành tráng như ông từng tưởng tượng.
Rồi “Phòng khách đơn sơ tới mức vượt xa trí tưởng tượng của tôi.”
Sự tưởng tượng của Ngọc Niên căn cứ trên kinh nghiệm rằng các đại gia, chính khách thì hẳn nhà cửa hoành tráng lộng lẫy, xa hoa. Cho nên đây mới là trường hợp đặc biệt lạ lùng “vượt xa trí tưởng tượng”.
Sau khi đi khắp nhà miêu tả như chốn không người, chẳng có chủ nhà tiếp khách quý (như mọi phóng sự điều tra bình thường khác), Ngọc Niên kết luận: “Sau khi đã tìm hiểu rõ ngọn ngành, tôi thầm nghĩ, sự thật hiển nhiên đến như thế mà được tạo dựng thành chuyện “như có thật” thì có lẽ những thông tin thị phi khác về Thủ tướng và gia đình bấy lâu loan truyền trong công luận chỉ là xuyên tạc! “.
Làm báo thế này thì sướng thật, chỉ đi xác minh một điểm rồi suy ra kết luận tất cả những điểm khác đều là “thị phi” (!?). Theo tôi, thừa thắng xông lên, Ngọc Niên nên đi xác minh tài sản của con gái nhân vật là một đại gia kinh doanh lớn, rồi còn gái một nhân vật tương đương đang làm chủ tịch một Cty lớn khác, thử xem vốn liếng ở đâu ra. Hay là, những chuyện ấy nhà báo “tưởng tượng “ được rồi, chả còn nghi ngờ gì nữa nên khỏi cần xác minh ?
Trên đường trở về Sài Gòn “Suốt 6 tiếng đồng hồ trong cuộc hành trình không hề chợp mắt, tâm trí tôi cứ miên man suy nghĩ….”. Nghĩ gì?
Đại khái Ngọc Niên bàn tiếp về “sự thật”. và viết nhưng câu ngô nghê khó tả: “Trong mỗi chúng ta ai cũng đều nhận diện được chân lý nhưng không phải tất cả đều tỉnh táo.”.
“Cái “sự thật giả dối” ấy đã thực sự gây xúc động trong tâm lý xã hội, tạo sự hoài nghi trong công chúng, gieo giắc sự bất an trong đời sống…”
Từ ngữ dùng sai chỗ (tôi gạch chân) khiến toàn câu nghe lủng củng quá ! (“gây xúc động” theo nghĩa toàn câu là tích cực, “gieo giắc sự bất an” thì quá lời chệch hướng, chỉ gây sự căm phẫn mới phải logic chứ)
Kết bài báo, Ngọc Niên tâm đắc ý kiến của ông Hữu Thọ, một ý kiến xem ra cũng bình thường thôi, nhà báo nào chẳng biết khi học nghề. Tuy nhiên tôi cũng muốn thêm một lời góp ý cho Ngọc Niên: khi tim được sự thật mà viết vụng về, ngây ngô quá cũng giảm lòng tin của bạn đọc. Và “sự thật về nhà thờ họ Nguyễn Tấn” cũng chỉ là một “nửa cái bánh mỳ, nửa nhỏ xíu”, còn nửa to hơn, bự hơn thì nhà báo thâm niên Ngọc Niên có can đảm đi xác minh sự thât nữa không? Nếu không thì “một nửa sự thật vẫn là sự gỉa dối” như chính nhà báo đã dẫn ngạn ngữ Nga khi mở màn bài báo của mình.
An Giang 1.1.2013
Blog Giang Nam lãng tử.