Đại tá Brian Killough,
The Diplomat, 28-9-201
Trần Ngọc Cư dịch, BVN
Trần Ngọc Cư dịch, BVN
Thứ Ba tuần này, Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa đã gia nhập cùng với 9 quốc gia khác – Mỹ, Vương quốc Anh, Pháp,
Nga, Ấn Độ, Thái Lan, Spain, Italy, và Brazil – là những nước có tàu sân
bay trong kho vũ khí hải quân của mình. Nhưng sự kiện này có ý nghĩa gì
đối với các nước trong khu vực và ta phải đánh gía những ngụ ý về lâu
về dài ra sao?
Đối với nhiều quan sát viên trong khu
vực, sự công bố này gần như không làm cho ai nao núng. Thật ra, một số
học giả coi đó là một của nợ (liability). Chẳng hạn, You Li, một nhà
nghiên cứu thỉnh giảng thâm niên tại Đại học Quốc giaSingapoređã nói
trong một cuộc phỏng vấn: “Sự thật là, chiếc tàu sân bay này là vô dụng
đối với Hải quân Trung Quốc”. Ông còn nói tiếp: “Nếu nó được dùng để
chống lại Mỹ, thì nó không có cơ may sống sót. Nếu nó được dùng để chống
lại các nước láng giềng của Trung Quốc, thì đó là dấu hiệu của một sự
hiếp đáp”. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc là những người đầu tiên nhìn nhận
rằng tàu sân bay Liêu Ninh chỉ được dùng cho mục đích huấn luyện và
thật ra, Không quân Trung Quốc không có máy bay nào có thể hạ cánh trên
chiếc tàu sân bay này. Hơn nữa, các tàu sân bay sẽ trở nên sơ hở nếu
không có các nhóm tàu trận (battle groups) của chúng đi theo bảo vệ và
yểm trợ. Các nhóm tàu trận này đòi hỏi công nghệ, đầu tư, và huấn luyện
qua một thời gian cả thập kỷ hay lâu hơn mới có thể kết hợp lại thành
một lực lượng chiến đấu hữu hiệu. Trong khi đó, như đã nói rõ ở trên, là
một nơi tập trung các loại khí tài, nguồn lực, và nhân lực, một tàu sân
bay nhanh chóng trở thành vừa là một lợi thế có giá trị cao vừa là một
mục tiêu có giá trị cao đối với các phe lâm trận.