Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Vấn đề Việt Nam - Những vấn đề nhức nhối của một xã hội có tiến trình dân chủ sơ khai với một hướng đi không bảo đảm (1)

Nguyễn Duy Vinh
Mặc dù có 4 ngàn năm văn hiến, tiến trình dân chủ ở Việt Nam đang đi lùi về thời kỳ gỗ đá sơ khai dựa trên những quan sát về đời sống trong nước: chính sách công an trị, pháp luật lỏng lẻo và đạo đức con người trong xã hội tụt hậu. Phát triển kinh tế dựa trên nguyên tắc “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” cũng không có kết quả tốt đẹp và không có gì bảo đảm đó là hướng đi tốt và đúng cho tương lai. Xin lần lượt nhìn lại một vài vấn đề Việt Nam hiện nay.

1. Nhân quyền:

Nói đến nhân quyền thì không thể không nói đến tình trạng công an tiếp tục sách nhiễu dân lành trong nước. Đọc những tin tức gần đây trong nước về những người dân vô tội bị công an và côn đồ đội lốt công an hành hung, sách nhiễu và bắt giam không ai không mủi lòng. Những người dân hiền lành này bị nhà nước sách nhiễu vì họ có tiếng nói lương tâm, có can đảm nói lên những bất công xã hội và có lòng yêu nước. Họ đa số là những người dám lên tiếng chỉ trích Trung Quốc trong lúc nước này đang hoành hành ngang ngược xâm chiếm biển Đông, mà nhà nước thì chủ trương “vừa hợp tác vừa đấu tranh” với Trung Quốc theo lời tuyên bố mới nhất của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Theo lời tuyên bố này thì người dân phải hiểu Trung Quốc vẫn là “bạn quý” của Việt Nam và người dân bình thường không được xen vào chuyện chính trị của nhà nước. Nhà nước dĩ nhiên sẵn sàng để yên cho những người nào nhất là những thanh niên thiếu nữ chỉ biết lo ăn chơi, biết lo làm việc và lo sống. Còn những người nào ngo ngoe đả động đến hoặc chỉ trích những hướng đi của nhà nước, nhà nước sẽ dùng mọi biện pháp sách nhiễu, đàn áp và khủng bố đời sống thường nhật của những công dân này để làm nhụt chí tinh thần họ cũng như gây thương tích trên thân thể họ như những vụ công an hành hung các bloggers yêu nước gần đây nhất.

Tiếng nói của người viết bài này quá bé và khó có thể tạo ra một áp lực có hiệu quả đáng kể để làm thay đổi tình trạng hiện nay, nhất là tìm ra những phương cách chính đáng và khẩn cấp làm dừng lại những hành động đàn áp nhẫn tâm của côn đồ công an Việt Nam.
Đó là những câu chuyện đầy nước mắt, kể vào bài viết này không hết; chỉ viết lên hết tên những người chết tức tưởi trong các đồn công an cũng có thể mất rất nhiều trang giấy. May thay cũng có vài tờ báo trên mạng thỉnh thoảng có làm những thống kê về những vụ đàn áp này để thế giới được biết. Tỉ dụ như bài viết trên blog của nhà văn Phạm Thị Hoài gần đây nhất với tựa đề “Công bất an, chết bất thường” (http://www.procontra.asia/?p=4830) có đưa ra một danh sách bổ sung danh sách phúc trình ngày16/9/2014 của Human Rights Watch (HRW) về “Công bất an – Những vụ tử vong khi bị tạm giam, giữ và vấn nạn công an bạo hành ở Việt Nam” mà người đọc có thể tải bản văn tiếng Việt theo liên kết mạng ghi lại dưới đây: http://www.hrw.org/sites/default/files/reports/vietnam0914vi_ForUpload.pdf
Theo bài báo trên trang Phạm Thị Hoài, chỉ trong vòng 4 năm, từ năm 2010 đến năm 2014, người viết đếm được số người tử vong lên gần 100 người nếu cộng cả hai danh sách chính và bổ sung vừa kể. Người viết cố gắng tìm thống kê tổng kết để có thể so sánh về số người chết sau khi vào đồn công an (cảnh sát) trên khắp thế giới nhưng không tìm ra mặc dù HRW có làm thống kê cho từng nước một cho hơn 85 quốc gia theo link trong ngoặc ở đây (http://www.hrw.org/world-report/2014/publications). Người đọc chỉ cần bấm vào tên mỗi nước trên danh sách bên cột bên trái của link và sẽ tìm được đầy đủ những phúc trình của HRW cho từng quốc gia. Với gần 100 người tử vong khi bị tạm giữ trong đồn công an trong vòng 4 năm, tôi nghĩ Việt Nam không khó để được liệt kê vào danh sách đứng đầu bảng “hung thần” của những nước có chính sách công an tàn bạo nhất thế giới.
Một nhà nước đứng đắn gồm những người lãnh đạo có đạo đức và trí tuệ tối thiểu chắc chắn sẽ không ngồi yên nhắm mắt cho côn đồ công an lộng hành. Đây nhà nước Việt Nam lại là một thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ thì bổn phận cũng như sự ràng buộc của nhà nước này với tinh thần tôn trọng những cam kết của hội đồng nhân quyền phải cao hơn bình thường. Để chứng tỏ mình là thành viên tốt với tôn chỉ tôn trọng nhân quyền của hội, nhà nước Việt Nam có bổn phận phải làm một cái gì để cải thiện chính sách công an ác nghiệt hiện nay. Ai có chút lương tâm cũng thấy là chính sách của Bộ Công An Việt Nam dưới quyền lãnh đạo của ĐCSVN đang đi ngược với Tuyên Ngôn Quốc Tế Về Nhân Quyền (mà người đọc có thể tải văn bản tiếng Việt từ các liên kết trên mạng và một liên kết được ghi ra đây).
Trong buổi họp Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát (còn có tên là UPR hay Universal Periodic Review) của LHQ về nhân quyền ngày 5 tháng 02 năm 2014, phái đoàn đại diện nhà nước Việt Nam đã không thành công trong việc chinh phục người Việt khắp nơi về một tình trạng nhân quyền tốt ở Việt Nam.
Tại phiên họp đầu về UPR này ở Genève, có tới 106 quốc gia tham gia phát biểu, chất vấn Phái đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Ngọai giao Hà Kim Ngọc dẫn đầu và Nhóm Công tác của Liên Hiệp Quốc đã ghi chép và chấp thuận tới 227 yêu cầu của các nước thành viên gửi cho Việt Nam mà các chi tiết có thể tìm thấy trong liên kết sau: Việt Nam chấp nhận 182 và bác bỏ 45 khuyến nghị.
Trong lần phúc trình thứ nhì ngày 20 tháng 06 năm 2014, phái đoàn nhà nước Việt Nam đã chấp thuận báo cáo về 182 khuyến nghị trên tổng số 227 và bác bỏ số khuyến nghị còn lại (45). Tuy bản báo cáo chu kỳ lần đầu này được thông qua và không có quốc gia nào phản đối, các quan sát viên dân sự Việt Nam không thuộc phái đoàn nhà nước có mặt hôm đó không đồng tình với bản báo cáo của phái đoàn Việt Nam theo như blog sau đây:
Và con đường dẫn tới việc tôn trọng nhân quyền tốt đẹp hơn của nhà nước Việt Nam sẽ còn gập ghềnh khúc khuỷu vô cùng. Đường đi còn rất nhiều chông gai.
(còn tiếp)

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"