2:23 PM | 04/06/2013
Ngược dòng lịch sử, những lá quốc kỳ đầu tiên mới
chỉ xuất hiện tại Âu châu vào khoảng thế kỷ XVI, rồi theo chân những
đoàn thương gia hoặc quân viễn chinh du nhập vào Á Đông khoảng nửa sau
thế kỷ XIX. Có nghĩa là, do sự khép kín về chính trị cũng như văn hóa,
xã hội Á Đông hầu như không có nhu cầu về những biểu trưng mang tính
cộng đồng. Sự thật là, dường như người xứ mình vẫn nhầm lẫn quốc kỳ với
hoàng kỳ, như đã nhầm lẫn hai khái niệm Đảng và Tổ quốc vậy.
Nếu như quốc kỳ là đại diện cho chủ quyền quốc gia thì hoàng kỳ chỉ đại diện cho hoàng triều cai trị quốc gia đó.
Ngược dòng lịch sử, những lá quốc kỳ đầu tiên mới chỉ xuất hiện tại Âu châu vào khoảng thế kỷ XVI, rồi theo chân những đoàn thương gia hoặc quân viễn chinh du nhập vào Á Đông khoảng nửa sau thế kỷ XIX. Có nghĩa là, do sự khép kín về chính trị cũng như văn hóa, xã hội Á Đông hầu như không có nhu cầu về những biểu trưng mang tính cộng đồng. Sự thật là, dường như người xứ mình vẫn nhầm lẫn quốc kỳ với hoàng kỳ, như đã nhầm lẫn hai khái niệm Đảng và Tổ quốc vậy. Một sự thật khác, sau khi các triều đại phong kiến tàn lụi và nhu cầu dân chủ hóa xã hội phát sinh thì hoàng kỳ lại trở thành ý tưởng hình thành nên quốc kỳ ; Mông Cổ, Hàn Quốc, Thái Lan là dẫn chứng. Cho nên, ít nhiều sự điểm lại lịch sử hoàng kỳ cũng là cách nhận diện nguồn gốc những lá quốc kỳ tại Việt Nam. Ở một số quốc gia như Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Campuchia… mặc dù biến động lịch sử đã xóa nhòa nhiều di sản quá khứ, nhưng nhờ công nghệ kỹ thuật số mà việc khôi phục những hình ảnh của tiền nhân – trong đó có lá cờ – trở nên dễ dàng. Nhưng mối quan tâm của những người Việt Nam chúng ta với di sản của thế hệ trước còn thiếu điều gì chăng, như tất cả chúng ta đều thấy, cả cộng đồng dành quá nhiều thời gian cũng như công sức vào hai biểu tượng nặng nề tính ý thức hệ : cờ đỏ sao vàng – cờ vàng ba sọc đỏ. Ai trong số chúng ta chợt nhận ra rằng, lịch sử Việt Nam không chỉ có hai lá cờ duy ý chí đó ? Liệu chúng ta đã nhận diện tổ tiên một cách khách quan, công bằng?
Lá
cờ long tinh của triều Nguyễn đứng bên cạnh quốc kỳ Liên bang Đông Dương (hình
in trên vỏ hộp thuốc lá).
Tại Việt Nam, bên cạnh quốc kỳ, lá cờ lễ hội (thường được gọi là cờ ngũ sắc) khá phổ biến. Nó là lá cờ phát sinh từ đời sống dân gian và không giữ vai trò biểu tượng – hầu như chỉ được xem là vật trang trí hoặc có ý nghĩa tâm linh. Ban đầu, cờ hoàng gia cũng được thiết kế như vậy. Những lá cờ này thường có viền răng cưa nên được gọi là cờ tua rua, hoặc cờ vảy rồng. Màu sắc của cờ căn cứ vào thuyết ngũ hành (Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ), nền cờ thường thêu chữ hoặc linh vật (chim, thú…). Cờ hoàng gia tại Việt Nam có lẽ được tiếp thu từ văn hóa Trung Hoa. Blogger Nguyễn Đức Chính đã liệt kê ba loại cờ được sử dụng trong các sinh hoạt hoàng gia xưa:
Kỳ (旗) : Loại cờ thông dụng, có chức năng làm biểu trưng, tín hiệu hoặc vật trang trí.
Đạo (纛) : Loại cờ lệnh thuộc đặc quyền và đặc ân của vua chúa.
Xí (幟) : Loại cờ biểu trưng cho mỗi đạo quân hoặc cơ quan.
Hầu hết các hoàng kỳ Việt Nam đều sử dụng nền vàng (do tiếp thu các nghi thức quân chủ Trung Hoa), ngoại trừ triều Tây Sơn sử dụng nền đỏ (do nguồn gốc của các chúa Tây Sơn là nông dân), trên cờ thường thêu nhật nguyệt, tinh tú, tứ linh, thảo mộc, ngũ hành bát quái… vẽ cách điệu. Việc sử dụng hoàng kỳ bị hạn chế rất nhiều bởi những quy tắc ứng xử quân-thần, cho nên ký ức về những lá cờ thời quân chủ thường ít lưu lại trong dân gian, sự hiểu biết về chúng phần nhiều phải dựa vào thư tịch cổ hoặc khảo cứu lịch sử. Những liệt kê dưới đây nhất định còn thiếu sót, rất mong quý độc giả ủng hộ bằng sự góp ý và phản biện!
Tại Việt Nam, bên cạnh quốc kỳ, lá cờ lễ hội (thường được gọi là cờ ngũ sắc) khá phổ biến. Nó là lá cờ phát sinh từ đời sống dân gian và không giữ vai trò biểu tượng – hầu như chỉ được xem là vật trang trí hoặc có ý nghĩa tâm linh. Ban đầu, cờ hoàng gia cũng được thiết kế như vậy. Những lá cờ này thường có viền răng cưa nên được gọi là cờ tua rua, hoặc cờ vảy rồng. Màu sắc của cờ căn cứ vào thuyết ngũ hành (Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ), nền cờ thường thêu chữ hoặc linh vật (chim, thú…). Cờ hoàng gia tại Việt Nam có lẽ được tiếp thu từ văn hóa Trung Hoa. Blogger Nguyễn Đức Chính đã liệt kê ba loại cờ được sử dụng trong các sinh hoạt hoàng gia xưa:
Kỳ (旗) : Loại cờ thông dụng, có chức năng làm biểu trưng, tín hiệu hoặc vật trang trí.
Đạo (纛) : Loại cờ lệnh thuộc đặc quyền và đặc ân của vua chúa.
Xí (幟) : Loại cờ biểu trưng cho mỗi đạo quân hoặc cơ quan.
Hầu hết các hoàng kỳ Việt Nam đều sử dụng nền vàng (do tiếp thu các nghi thức quân chủ Trung Hoa), ngoại trừ triều Tây Sơn sử dụng nền đỏ (do nguồn gốc của các chúa Tây Sơn là nông dân), trên cờ thường thêu nhật nguyệt, tinh tú, tứ linh, thảo mộc, ngũ hành bát quái… vẽ cách điệu. Việc sử dụng hoàng kỳ bị hạn chế rất nhiều bởi những quy tắc ứng xử quân-thần, cho nên ký ức về những lá cờ thời quân chủ thường ít lưu lại trong dân gian, sự hiểu biết về chúng phần nhiều phải dựa vào thư tịch cổ hoặc khảo cứu lịch sử. Những liệt kê dưới đây nhất định còn thiếu sót, rất mong quý độc giả ủng hộ bằng sự góp ý và phản biện!
Triều
Ngô.
Triều Lý.
Triều Trần.
Triều Lê.
Triều Tây Sơn (1778 – 1788).
Hoàng kỳ triều Tây Sơn có nền đỏ viền vàng, do xuất thế của các chúa Tây Sơn từ nông dân (những cuộc nông dân khởi nghĩa thường chọn sắc cờ đỏ, nâu, tím từ trang phục thường ngày).
Quang Trung Đế kỳ (1788 – 1802).
Sau khi đăng quang hoàng đế (1788), Nguyễn Huệ đặt thêm ngôi sao vàng trên nền cờ, gọi làQuang Trung Đế kỳ (光 中帝旗). Trong ý niệm Á Đông, ngôi sao là một khối cầu, biểu trưng cho chính đạo, sự ngay thẳng ; khác với người phương Tây quan niệm ngôi sao là khối cầu với những cánh nhọn. Trường hợp điển hình cho sự va chạm văn hóa Á-Âu là tên gọi nước Mỹ : Hoa Kỳ / Huê Kỳ (xứ cờ hoa), thuở ban sơ khi tiếp xúc với văn minh Âu-Mỹ, người Việt Nam tưởng lầm những ngôi sao trên quốc kỳ Mỹ là bông hoa năm cánh.
Long tinh kỳ (triều Nguyễn, 1802 – 1778).
Trước khi trở thành xứ bảo hộ thuộc Đế quốc thực dân Pháp, hoàng kỳ triều Nguyễn là lá cờ nền vàng viền lam, ở giữa còn có ngôi sao màu đỏ. Đây là lá cờ thể hiện rất rõ ý thức chủ quyền và nhất thống quốc gia của các hoàng đế triều Nguyễn. Nền vàng vừa thể hiện sự cai trị của hoàng triều vừa có ý nghĩa tượng trưng cho Đất (nơi Tiên trú) ; viền lam tượng trưng cho Nước (nơi Rồng ngụ). Ngôi sao là biểu hiện của chính đạo, sự hợp nhất ; màu đỏ thể hiện phương Nam (tức Việt Nam – đối lập với Trung Hoa ở phía Bắc) và nhiệt huyết với sơn hà xã tắc. Yếu tố Biển lần đầu tiên được nhắc đến trong một biểu tượng có tính cách cao quý!
Đại Nam Đế kỳ (triều Nguyễn, 1885 – 1890).
Ngay khi kiểm soát được nội trị Việt Nam, chính quyền thực dân Pháp gây sức ép buộc vua Đồng Khánh (đăng quang năm 1885) đổi hoàng kỳ – lá cờ long tinh trước đây bị phế bỏ (vì được vua Hàm Nghi sử dụng làm biểu tượng hiệu triệu phong trào Cần Vương kháng Pháp). Lá cờ mới được gọi là Đại Nam Đế kỳ (大南帝旗) – theo quốc hiệu đương thời, nền vàng với hai chữ Đại Nammàu đỏ nằm ngược chiều nhau.
Cờ quẻ Càn (triều Nguyễn, 1890 – 1920).
Sau khi kế nhiệm vua Đồng Khánh (1889), vua Thành Thái ra sức ủng hộ các phong trào chấn hưng quốc lực đương thời (Minh tân, Đông Kinh nghĩa thục, Đông du…) và âm thầm chuẩn bị lực lượng để nổi dậy kháng Pháp. Vị hoàng đế có xu hướng cải cách này đã bãi bỏ lá cờ Đại Nam để thay bằng cờ quẻ Càn. Lá cờ này thường được xem như “thủy tổ” của quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa, nền vàng với ba sọc đỏ vắt ngang. Ý nghĩa cũng tương tự quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa, nhưng màu đỏ nhạt hơn và kích cỡ ba sọc cũng rộng hơn.
Long tinh kỳ (triều Nguyễn, 1920 – 1945).
Năm 1920, hoàng đế Khải Định đã thay thế cờ quẻ Càn bằng một mẫu cờ long tinh khác để hòa dịu mâu thuẫn với chính phủ Pháp. Lá cờ này sử dụng kích cỡ 1:2 thường thấy tại Âu châu, ba dải ngang : dải đỏ chen giữa hai dải vàng, nền đỏ rộng bằng 1/2 nền cờ. Sắc đỏ giống như trên quốc kỳ Pháp (đỏ hồng).
Long tinh Đế kỳ (triều Nguyễn, 1945).
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, hoàng quân Nhật Bản đảo chính và gạt mọi ảnh hưởng của Pháp tại Đông Dương, ngay sau đó, tuyên bố trao trả nền độc lập cho người Việt Nam. Ngày 11 tháng 3 cùng năm, trước đại diện chính phủ Nhật Bản và hội đồng quan lại, hoàng đế Bảo Đại đã đọc chiếu chỉ công bố nền độc lập của nước Việt Nam – quốc hiệu Việt Nam Đế quốc (帝国越南). Lá cờ long tinh được sử dụng như quốc kỳ. Nhưng đến ngày 17 tháng 4 năm đó, ngài Trần Trọng Kim được hoàng đế ủy thác lập tân nội các và trở thành Thủ tướng đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Quốc kỳ mới là cờ quẻ Ly, cờ long tinh trở lại làm hoàng kỳ và có sự chỉnh sửa – kích cỡ giảm còn 2:3 và màu đỏ chuyển sang sẫm hơn (đỏ tươi) để tương thích với quốc kỳ.
Long tinh Đế kỳ (triều Nguyễn, 1920 – 1945).
Có nguồn dẫn rằng, trong chuyến công du nước Pháp vào mùa hè năm 1922 (Hội chợ đấu xảo thuộc địa Marseille), hoàng đế Khải Định cùng các cận thần đã sáng chế tại chỗ lá cờ long tinh (龍星帝旗) để tiện dụng cho việc nghi lễ.
Mẫu cờ lệnh của hoàng đế triều Nguyễn (sử dụng trong đám rước hoặc cắm trên xe hơi của nhà vua):
Một vài hình ảnh:
Triều Lý.
Triều Trần.
Triều Lê.
Triều Tây Sơn (1778 – 1788).
Hoàng kỳ triều Tây Sơn có nền đỏ viền vàng, do xuất thế của các chúa Tây Sơn từ nông dân (những cuộc nông dân khởi nghĩa thường chọn sắc cờ đỏ, nâu, tím từ trang phục thường ngày).
Quang Trung Đế kỳ (1788 – 1802).
Sau khi đăng quang hoàng đế (1788), Nguyễn Huệ đặt thêm ngôi sao vàng trên nền cờ, gọi làQuang Trung Đế kỳ (光 中帝旗). Trong ý niệm Á Đông, ngôi sao là một khối cầu, biểu trưng cho chính đạo, sự ngay thẳng ; khác với người phương Tây quan niệm ngôi sao là khối cầu với những cánh nhọn. Trường hợp điển hình cho sự va chạm văn hóa Á-Âu là tên gọi nước Mỹ : Hoa Kỳ / Huê Kỳ (xứ cờ hoa), thuở ban sơ khi tiếp xúc với văn minh Âu-Mỹ, người Việt Nam tưởng lầm những ngôi sao trên quốc kỳ Mỹ là bông hoa năm cánh.
Long tinh kỳ (triều Nguyễn, 1802 – 1778).
Trước khi trở thành xứ bảo hộ thuộc Đế quốc thực dân Pháp, hoàng kỳ triều Nguyễn là lá cờ nền vàng viền lam, ở giữa còn có ngôi sao màu đỏ. Đây là lá cờ thể hiện rất rõ ý thức chủ quyền và nhất thống quốc gia của các hoàng đế triều Nguyễn. Nền vàng vừa thể hiện sự cai trị của hoàng triều vừa có ý nghĩa tượng trưng cho Đất (nơi Tiên trú) ; viền lam tượng trưng cho Nước (nơi Rồng ngụ). Ngôi sao là biểu hiện của chính đạo, sự hợp nhất ; màu đỏ thể hiện phương Nam (tức Việt Nam – đối lập với Trung Hoa ở phía Bắc) và nhiệt huyết với sơn hà xã tắc. Yếu tố Biển lần đầu tiên được nhắc đến trong một biểu tượng có tính cách cao quý!
Đại Nam Đế kỳ (triều Nguyễn, 1885 – 1890).
Ngay khi kiểm soát được nội trị Việt Nam, chính quyền thực dân Pháp gây sức ép buộc vua Đồng Khánh (đăng quang năm 1885) đổi hoàng kỳ – lá cờ long tinh trước đây bị phế bỏ (vì được vua Hàm Nghi sử dụng làm biểu tượng hiệu triệu phong trào Cần Vương kháng Pháp). Lá cờ mới được gọi là Đại Nam Đế kỳ (大南帝旗) – theo quốc hiệu đương thời, nền vàng với hai chữ Đại Nammàu đỏ nằm ngược chiều nhau.
Cờ quẻ Càn (triều Nguyễn, 1890 – 1920).
Sau khi kế nhiệm vua Đồng Khánh (1889), vua Thành Thái ra sức ủng hộ các phong trào chấn hưng quốc lực đương thời (Minh tân, Đông Kinh nghĩa thục, Đông du…) và âm thầm chuẩn bị lực lượng để nổi dậy kháng Pháp. Vị hoàng đế có xu hướng cải cách này đã bãi bỏ lá cờ Đại Nam để thay bằng cờ quẻ Càn. Lá cờ này thường được xem như “thủy tổ” của quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa, nền vàng với ba sọc đỏ vắt ngang. Ý nghĩa cũng tương tự quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa, nhưng màu đỏ nhạt hơn và kích cỡ ba sọc cũng rộng hơn.
Long tinh kỳ (triều Nguyễn, 1920 – 1945).
Năm 1920, hoàng đế Khải Định đã thay thế cờ quẻ Càn bằng một mẫu cờ long tinh khác để hòa dịu mâu thuẫn với chính phủ Pháp. Lá cờ này sử dụng kích cỡ 1:2 thường thấy tại Âu châu, ba dải ngang : dải đỏ chen giữa hai dải vàng, nền đỏ rộng bằng 1/2 nền cờ. Sắc đỏ giống như trên quốc kỳ Pháp (đỏ hồng).
Long tinh Đế kỳ (triều Nguyễn, 1945).
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, hoàng quân Nhật Bản đảo chính và gạt mọi ảnh hưởng của Pháp tại Đông Dương, ngay sau đó, tuyên bố trao trả nền độc lập cho người Việt Nam. Ngày 11 tháng 3 cùng năm, trước đại diện chính phủ Nhật Bản và hội đồng quan lại, hoàng đế Bảo Đại đã đọc chiếu chỉ công bố nền độc lập của nước Việt Nam – quốc hiệu Việt Nam Đế quốc (帝国越南). Lá cờ long tinh được sử dụng như quốc kỳ. Nhưng đến ngày 17 tháng 4 năm đó, ngài Trần Trọng Kim được hoàng đế ủy thác lập tân nội các và trở thành Thủ tướng đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Quốc kỳ mới là cờ quẻ Ly, cờ long tinh trở lại làm hoàng kỳ và có sự chỉnh sửa – kích cỡ giảm còn 2:3 và màu đỏ chuyển sang sẫm hơn (đỏ tươi) để tương thích với quốc kỳ.
Long tinh Đế kỳ (triều Nguyễn, 1920 – 1945).
Có nguồn dẫn rằng, trong chuyến công du nước Pháp vào mùa hè năm 1922 (Hội chợ đấu xảo thuộc địa Marseille), hoàng đế Khải Định cùng các cận thần đã sáng chế tại chỗ lá cờ long tinh (龍星帝旗) để tiện dụng cho việc nghi lễ.
Mẫu cờ lệnh của hoàng đế triều Nguyễn (sử dụng trong đám rước hoặc cắm trên xe hơi của nhà vua):
Một vài hình ảnh:
Phiên
bản lá cờ triều Tây Sơn, sử dụng trong trận Rạch Gầm – Xoài Mút (1785).
Quang
Trung Đế kỳ xuất hiện trong Festival Huế 2008 – tái hiện lễ đăng quang của
hoàng đế Quang Trung.
Cờ
long tinh tại lễ Tứ tuần đại khánh mừng thọ hoàng đế Khải Định (1924) – trong
ảnh là lối cổng vào. Đầu thế kỷ XX trở về trước, do y học và điều kiện dinh
dưỡng còn thấp kém nên tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tương đối thấp
(số liệu trước 1945 là 20), người sống đến 40 tuổi đã được gọi là cụ. Bởi vậy,
việc tổ chức mừng thọ cho người ở độ tuổi này là không đáng ngạc nhiên.
Lối
cổng giả.
Gánh hát tuồng Nam Định chụp ảnh dưới lá cờ long tinh.
Gánh hát bội Nam Kỳ.
Cờ long tinh trong lễ an táng hoàng đế Khải Định (1925). Trong ảnh là phái đoàn nguyên thủ và quan chức cấp cao.
Đám rước linh cữu hoàng đế Khải Định. Sau khi đăng quang, hoàng đế Bảo Đại giữ nguyên mẫu cờ long tinh này làm biểu tượng hoàng gia và chỉ hạ lệnh chỉnh sửa vào năm 1945 để phù hợp với thực tế nước Việt Nam độc lập.
Tem Đông Dương phát hành năm 1945 với cờ long tinh và hàng chữ 11.3.45 (thời điểm Hoàng đế Bảo Đại công bố nền độc lập của Việt Nam Đế quốc).
Từ trái qua : Cờ vàng ba sọc đỏ (Quốc gia Việt Nam), cờ long tinh (Quốc trưởng Bảo Đại), ngự lâm quân.
(Thông
tấn xã Việt Nam)