Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

Thư viết từ trại giam Xuyên Mộc: Thư 30 (phần 1)

Trần Huỳnh Duy Thức
Dân Luận: Ngày 22/11, từ trại giam Xuyên Mộc, anh Thức gửi về gia đình thư 30 (gồm 48 trang giấy tập) trang fanpge Trần Huỳnh Duy Thức đã đăng bức thư này và chia ra thành nhiều phần.


Xã hội phát triển của loài người dưới con mắt của anh Thức thật đặc sắc. Xin chia sẻ với mọi người để cùng quan sát và bước vào những phát hiện mà anh mong muốn gửi đến mọi người.
Nó sẽ giá trị nhờ sự tham gia và suy tưởng của tất cả để sẵn sàng cho tương lai của chúng ta.
Xuyên Mộc, 28/10/2014
Các con, cháu thương!
Hôm nay cậu tiếp thư 29B về CƠ CHẾ XÃ HỘI KHOA HỌC. Chúng ta đang nói đến tình trạng xâm phạm QCN nghiêm trọng tạo nên những xã hội phi dân chủ nhất như các xã hội thời phong kiến tấp quyền ở TQ, phong kiến thần quyền ở Châu Âu hay những nhà nước Hồi giáo cực đoan thời nay. Vào giữa thiên niên kỷ thứ 2, Thiên Chúa giáo phát triển cực đoan ở Châu Âu, tạo nên các nhà nước thần quyền ở hầu hết các quốc gia ở đó. Các Giáo chủ do Giáo hội La Mã bổ nhiệm làm cho Giáo hoàng ở các quốc gia này có quyền hạn vượt trên các vị vua. Vì thế mà không có luật pháp nào được ban hành nếu không được Giáo chủ ủng hộ, dẫn tới luật pháp phải thể hiện quan điểm của Giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã. Thiên Chúa giáo cũng là quốc giáo ở các nước này nên dễ hiểu là đạo đức chi phối xã hội cũng là các giá trị đạo đức theo quan niệm của Thiên Chúa giáo. Hơn thế nữa, những phát triển phát biểu hoặc quan điểm của Giáo Hoàng hoặc các Giáo chủ cũng dễ dàng được áp đặt thành những chân lý và dung pháp luật để bảo vệ nó. Ví dụ nổi tiếng nhất chính là thuyết địa tâm, nó là một nhận thức chủ quan của nhiều Giáo hoàng rồi họ dùng quyền lực tuyệt đối của mình biến nó thành chân lý, tức sự thật tuyệt đối của vũ trụ. Họ đưa nó vào luật và lập ra các tòa án dị giáo để kết tội vá đưa lên giàn hỏa bất kỳ ai nói khác nó. Đây rõ ràng là sự xâm phạm quyền tự do tư tưởng và ngôn luận của con ngưởi cự kỳ nghiêm trọng. Nó làm cho xã hội Châu Âu thời đó xơ cứng, không có sự vận động đủ mạnh để tiến lên. Nó bóp chết khoa học, làm con người mê muội và sợ hãi. Xã hội bị bóp nghẹt, muốn vận động thì phải trong khuôn khổ của các quan niệm, giá trị, niềm tin của Tòa Thánh La Mã. Tất cả những điều đó trở thành vừa chân lý, vừa đạo lý, vừa pháp lý. Ba khu vực này bị đồng nhất làm một, đồng nghĩa với việc chiếm đoạt không gian tự do cho sự vận động của xã hội. Đây là nguyên nhân làm cho xã hội Châu Âu chậm tiến và rơi vào nhiều khủng hoảng nghiêm trọng từ giữa thế kỷ 16. Nhưng nước Anh lại bứt phá mạnh mẽ trong giai đoạn này nhờ đã tiên hành những cải cách tôn giáo mạnh mẽ để thoát khỏi sự chi phối của Giáo hội La Mã. Những cải cách tôn giáo này thực chất là những bước tiến bộ trong việc bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân Anh – chính là kết quả đấu tranh bền bĩ của họ cho QCN từ nhiều thế kỷ trước. Vào thời kỳ này, chỉ có môi trường xã hội tự do như nước Anh mới sản sinh ra các nhà bác học lỗi lạc như Newton, Darwin, mới chứng minh được những chân lý đúng đắn bằng khoa học, đồng thời chỉ ra sự sai trái của những cái áp đặt là chân lý bởi sự chủ quan của giới thần quyền. Nước Anh vì vậy mà có nền khoa học phát triển rực rỡ, bỏ xa các nước Châu Âu khác từ thế kỷ 17 trở đi rồi vượt lên dẫn đầu về mọi mặt dù rằng họ từng lạc hậu kém xa các nước này. Thành tựu này của người Anh sau đó lan tỏa thành các cuộc Cách mạng KHKT và cách mạng dân chủ làm biến đổi sâu sắc Châu Âu và thế giới.

Ở TQ, trước khi Tần Thủy Hoàng thiết lập chế độ phong kiến tập quyền đầu tiên (khoảng 220TCN), tồn tại rất nhiều ý thức hệ khác nhau. Đó là một xã hội đa nguyên có sự vận động tương đối tự do về tư tưởng. Vì vậy mà trình độ khoa học của TQ phát triển rất sớm so với thế giới thời đó. Các học thuyết về hình thái xã hội cũng ra đời rất đa dạng vào thời ấy, đến bây giờ vẫn được đánh giá là còn nhiều giá trị. Tư tưởng pháp trị đầu tiên trên thế giới được cho là của phái Pháp gia, chính là thuộc vào thời kỳ này ở TQ. Một nước chư hầu nhỏ vào lúc ấy là Tần đã áp dụng tư tưởng Pháp gia của Thương Ưởng: dùng luật pháp để cai trị và luật pháp thì bình đẳng đối với vua và dân. Nhờ vậy mà Tầu đã lớn mạnh vượt trên mọi chư hầu khác, cuối cùng thâu tóm tất cả vào tay Tần Thủy Hoàng. Nhưng cũng từ đó, ông ta áp đặt sự thuần nhất cho toàn xã hội rộng lớn của TQ bằng quan điểm chủ quan của mình, hủy diệt tất cả những gì khác mình. Đốt sách giết học trò là vì thế. Nhà Tần nhanh chóng bị diệt vong nhưng quan điểm về tập quyền của nó vẫn phát triển tiếp tục bởi những triều đại phong kiến cuối cùng ở TQ là Mãn Thanh. Nho giáo cũng phát triển mạnh mẽ trong suốt thời kỳ hơn 2000 năm này nhờ giới cầm quyền nhận ra các giá trị của nó có thể được sử dụng để phục vụ cho mục đích tập quyền nhờ tạo nên được một xã hội thuần nhất. Vì thế mà tụi con dễ dàng nhận ra rằng Nho giáo vừa là chân lý, đạo lý và pháp lý ở những nước như TQ, VN, Nhật, Triều tiên trước đây. Do đó trình độ khoa học ở các nước này gần như không tiến triển gì đáng kể trong hơn 2 ngàn năm. Các tư tưởng tiến bộ cũng không thể ra đời để giúp xã hội phát triển. TQ và VN mình đến giờ vẫn chưa có được sự phát hiện ra quy luật cơ bản nào có giá trị cho thế giới. Quy luật cơ bản chính là chân lý của vũ trụ, nên làm sao mà chân lý sáng tỏ được khi mà rất nhiều quan điểm sai trái của Nho giáo ngự trị mấy ngàn năm và được pháp luật bảo vệ như chân lý. Không chỉ xã hội xơ cứng mà con người cũng mất hết khả năng sáng tạo. Đến khi Châu Âu theo con đường của Anh cải cách và tiến nhanh vũ bão thì khu vực Nho giáo này bị tụt hậu trầm trọng. Chỉ có nước Nhật kịp thời tỉnh ngộ và thực hiện cuộc đổi mới vĩ đại dựa trên sự bảo vệ QCN nên nhanh chóng đuổi kịp các nước phương Tây hồi cuối thế kỷ 19. Hàn Quốc cũng đi theo con đường đó 4-5 thập kỷ qua nên cũng tạo nên sự phát triển thần kỳ. Trong cùng giai đoạn này TQ cũng tiến hành đổi mới với xuất phát điểm còn cao hơn HQ nhưng xét về trình độ phát triển thần kỳ. Trong cùng giai đoạn này TQ cũng tiến hành đổi mới với xuất phát điểm còn cao hơn HQ nhưng xét về trình độ phát triển hiện giờ thì thua xa HQ. Thời kỳ này kinh tế TQ phát triển bùng nổ nhờ những quyền về kinh tế, văn hóa được bảo vệ và thúc đẩy mạnh mẽ. Nhưng các quyền về chính trị, xã hội vẫn bị hạn chế nặng nề nên kết quả tất yếu là xã hội TQ bị suy đồi nghiêm trọng, kéo theo sự suy thoái cả về kinh tế lẫn chính trị như ta thấy hiện nay.
(hết phần 1)
Bản viết tay:



Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"