Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

Tại sao bắt Bọ Lập?

Mạnh Kim
Ảnh: Phan Nguyên
Những gì an ninh biết về ông Nguyễn Quang Lập có thể không như những gì chúng ta đã biết và thường biết về ông Lập cùng trang blog Quê Choa mà sự nổi tiếng của nó vượt qua phạm vi lãnh thổ VN. Chắc chắn kết luận của an ninh không giống như nhận xét về lòng yêu nước của ông Lập như anh Nguyễn Vạn Phú nói, hay như nhận xét về tấm lòng trong sạch và sự ăn ở hết tình của ông Lập như anh Huỳnh Ngọc Chênh thuật. Tại sao bắt ông Lập là một câu hỏi rất lớn, gây ra một xôn xao rất dữ dội và tạo ra một chấn động tâm lý rất kinh khủng.
Mức độ tác động xã hội của vụ bắt ông Lập thậm chí mạnh hơn vụ bắt ông Nguyễn Hữu Vinh. Vấn đề bây giờ là “người ta” sẽ đưa ra cách giải thích nghe lọt tai như thế nào về việc bắt ông Lập. “Nghe lọt tai” có nghĩa phải giải đáp một cách thuyết phục và rõ ràng hàng lô lốc câu hỏi. Rằng: Ông Lập có “phản động” không và “phản động” như thế nào? Ông Lập có gây nguy hại cho an ninh quốc gia? Ông Lập có tham gia “tổ chức phá hoại” nào?… Bằng chứng cụ thể để đưa đến kết luận ông Lập quả thật “nguy hiểm” và không thể không bắt? Trong vụ ông Lập, không có “hai bao cao su” (như trường hợp ông Cù Huy Hà Vũ) hoặc “tài liệu tuyên truyền lật đổ phá hoại nhà nước” (như trường hợp anh Lê Công Định), thế thì bằng chứng là gì?

Bằng chứng, với an ninh, sẽ luôn là “chuyện nhỏ như con thỏ”, nhưng bằng chứng thế nào để thật sự thuyết phục được dư luận thì mới là điều cần nói và đáng nói. Bằng chứng đó phải đủ mạnh và đủ lý lẽ để khiến tất cả tình cảm mà xã hội và dư luận đang dành cho ông Lập phải thay đổi. Sau khi bằng chứng được cung cấp mà dư luận vẫn cứ yêu ông Lập thì vấn đề lại được xoay ngược về suy nghĩ ban đầu: Tại sao bắt ông Lập! (nhấn mạnh: lúc này nó không còn là câu hỏi vì nó được kết bằng cái chấm than).
* * *

Nguyễn Đức Thành - Bắt Bọ Lập phản ánh một trình độ văn hóa thấp

Việc bắt Bọ Lập không phản ánh trình độ an ninh, mà phản ánh một trình độ văn hoá thấp. Trước đó mấy chục tiếng đồng hồ, Thủ tướng vừa tuyên bố với các đối tác quốc tế hàng đầu là Việt Nam cần phải nới rộng không gian xã hội dân sự để đáp ứng cuộc cải cách lớn sắp đến, nhằm thích nghi với thế giới và phục hưng nền kinh tế.
Một hành động phải tính đến tương quan chi phí và lợi ích. Đã có ai hình dung chi phí của hành động này lớn thế nào chưa?
Một cuối tuần buồn day dứt. Đất nước mình cứ nhất định phải dại dột mãi vậy sao?
* * *

Nguyễn Tấn Thành - Thấy gì với việc Bọ Lập bị bắt

Thấy việc bắt Người Lót Gạch đã vô lý thì bắt Bọ Lập còn vô lý hơn.
Vì:
- Hai người đều là người có công với cách mạng, với đảng trước đây. Khi một người đấu tranh ở Nhật, một người đấu tranh ở ngay chiến trường.
- Hai người đều là người có công với cách mạng, với đảng hiện nay. Khi liên tục có những bài viết cứu đảng bằng những bài viết chỉ ra những sai lầm để thay đỗi, cũng như luôn giữ một khoảng cách nhất định với những tư tưởng VNCH xưa.
- Hai người đều là những người lớn tuổi, ở tuổi thấp thập cổ lai hy. Không phải là thành viên của một tổ chức nào xâm hại đến "Ổn định cai trị" của đảng.
- Hai người đều không tham gia đại hội giành ghế bằng cách viết bài ủng hộ bên này hay tố cáo bên kia.
....
Khi không thể tìm được sự có lý thì mặc nhiên ta phải thấy:
- Sự bắt người từ điều 258 thì không cần có lý.
- Sự bắt người từ điều 258 thì chỉ cần người đó là người yêu nước.
Nghĩ lại Đất nước ta tang hoang như hiện nay là do thiếu người yêu nước:
- Lãnh đạo thiếu yêu nước để dũng cảm đấu tranh với những cám dỗ vật chất thành kẽ phá nước.
- Nhân dân thiếu yêu nước để đám lãnh đạo phá nước tồn tại một cách nhởn nhơ và phá tàn canh hơn.
Và như thế ta phải thấy Đất nước đang rất cần những người con yêu nước bị bắt bởi điều 258.
Để rồi ta nghe trong trái tim mình: Điều 258 - Tổ Quốc gọi con sẵn sàng!

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"