Các
quốc gia phương Tây mở chiến dịch ngoại giao, bao vây kinh tế nhưng
chẳng làm Putin nao núng. Liệu giá dầu đang lao xuống theo chiều thẳng
đứng có làm cho Putin bớt hung hăng? Liệu cú shock nhằm thẳng vào nền
kinh tế xuất khẩu dầu của Nga có làm triều đại Putin lung lay?
“Chưa hẳn,” kinh tế gia nổi tiếng Martin Feldstein viết. Chính quyền
Putin (tương tự như Iran, Venezuela) vẫn có thể sống sót qua những trận
đại hạ giá dầu trong tương lai.
Yegor Gaidar hay Emmanuel Goldstein, ai là người đưa ra viễn cảnh chính xác hơn về sự sụp đổ của chế độ độc tài.
Gaidar qua đời cách đây năm năm. Ông là một kinh tế gia nổi tiếng,
chuyên viên cao cấp trong chính phủ hậu cộng sản của Boris Yeltsin. Ông
lập luận rằng: Nguyên nhân chính làm Liên Xô sụp đổ là do dầu hạ giá quá
nhanh bởi Arabia Saudi quyết định tăng sản lượng quá lớn vào Tháng Chín
năm 1985.
Gaidar cho rằng đây là động thái có tính toán của Saudi nhằm thoát
khỏi gọng kìm của Moscow. Chiến trường của Chiến tranh Lạnh là
Afghnistan nơi mà Liên Xô phải chi tiêu khoảng 20 tỷ Mỹ kim mỗi năm. Ông
viết trong luận văn năm 2007 “không tiền, chẳng một quốc gia nào sống
sót.”
Đang trong cơn khát tiền mặt – nhưng không thể vay mượn từ những quốc
gia phương Tây, và cũng không thể cải tổ nền kinh tế Soviet nhanh chóng
thông qua trương chình Perestroika. Nhà lãnh đạo Liên Xô lúc đó là
Mikhail Gorbachev không còn lựa chọn nào ngoài việc “bắt đầu ngay thương
lượng với phương Tây về những điều kiện của một cuộc đầu hàng,” Gaidar
nhận định.
Gaidar cũng cảnh báo những nhà lãnh đạo hậu Soviet rằng: “Sự sụp đổ
của Liên Xô là một bài học cho những người xây dựng chính sách quốc gia
chỉ dựa vào một giả định là giá dầu luôn luôn tăng.” Một trong những bài
học nữa là “những triều đại độc tài thường bộc lộ vẻ bề ngoài mạnh
khỏe, nhưng thực ra thì rất bạc nhược trong cơn khủng hoảng.”
Tất nhiên, Putin khi đó là một sĩ quan KGB đang đồn trú tại Đông
Đức, đắng cay và thất vọng đứng nhìn cảnh Liên Xô tan rã. Ông đã rút ra
bài học cho riêng mình. Kết quả là triều đại của ông khôn ngoan bỏ một
phần thu nhập từ dầu lửa vào qũy dự trữ. Ông tự rút ra nhận định từ việc
Liên Xô sụp đổ là “một thảm họa địa chính trị”. Nghĩa là, sự sụp đổ này
không phải chỉ do nguyên nhân kinh tế, mà còn do việc điều hành yếu kém
của chính phủ Liên Xô. Putin trách cứ người lãnh đạo thời đó là: “Vứt
hết mọi thứ ra đường, rồi bỏ đi.”
Người ta có thể nhận thấy điều này qua thái độ thách đố của ông. Ông
dìm đất nước cơn túng quẫn. Ông thả nổi đồng ruble. Ông rêu rao rằng Nga
đang là nạn nhân của một âm mưu địa chính trị. Ông đàn áp những nhà bất
đồng. Ông không rút quân ra khỏi Ukraine. Ông tuyên bố kế hoạch thành
lập Liên đoàn Kinh tế Á Âu tân Soviet.
Điều gì mang chúng ta đến với Emmanuel Goldstein. Thực ra, Goldstein
không phải là nhà bình luận chính trị, mà là nhân vật chính trong tiểu
thuyết “1984” của nhà văn George Orwell. Tiểu thuyết này kể câu chuyện
của Goldstein – người đã bí mất lưu hành cuốn sách “Lý thuyết và Thực
hành của Tập đoàn Đầu sỏ”. Không nghi ngờ, đây là cách nhìn của tiểu
thuyết gia Orwell về hệ thống kìm kẹp, đàn áp những người yếu hơn.
Goldstein viết: “Có bốn con đường dẫn đến sự sụp đổ của những chế độ
độc tài”: Tấn công từ bên ngoài; lãnh đạo tồi tệ gây ra sự phản đối của
dân chúng; bất mãn lâu ngày ấp ủ trong tầng lớp trung lưu; và nhóm lãnh
đạo mất tự tin, nhưng vẫn cố bám lấy quyền lực.
Cả bốn yếu tố trên đã góp phần kéo đổ những triều đại độc tài hay
những đế quốc trong lịch sử. Goldstein nhận định rằng chắc chắn cả bốn
yếu tố này sẽ tác động trực tiếp hay gián tiếp vào ngày tàn của Liên Xô.
Đúng nửa thế kỷ sau ngày tiếu thuyết “1984”ra đời, Liên Xô sụp đổ.
Goldstein cho rằng trong bốn yếu tố trên, yếu tố quan trọng nhất là
sự tham quyền cố vị của giai cấp lãnh đạo. Họ làm tất cả để nắm lấy
quyền lực. Họ tiêu diệt mọi nguồn đe dọa đến sự tồn vong của chế độ.
Trong đó, tác nhân tối quan trọng là thái độ của tập đoàn lãnh đạo.
Chắc chắn là như vậy, số phận khác nhau giữa Liên Xô và Cộng sản Trung Quốc vào năm 1989 đã chứng minh Goldstein có lý.
Trong khi Gorbachev cố gắng trong tuyện vọng để đưa Liên Xô vào cuộc
rút lui chiến thuật nhưng đã biến thành đại bại. Trung Quốc nhẫn tâm xả
đạn vào sinh viên tay không trên Quảng trường Thiên An Môn, để níu bám
quyền lực. Những triều đại nhỏ hơn Bắc Triều Tiên, Cuba, Zimbabwe cũng
làm như vậy.
Thế hệ lãnh đạo lỗi thời từ Chiến tranh Lạnh đã nếm mùi đói khát của
những cuộc khủng hoảng kinh tế lịch sử, nhưng họ quyết bám lấy quyền lực
lâu hơn tất cả mọi phỏng đoán.
Trong nền chính trị độc tài, tựa như cuộc đời, thái độ là tất cả hoặc
gần như tất cả. Những ai hy vọng giá dầu tuột dốc, hoặc cấm vận của
phương Tây, hay kết hợp cả hai sẽ buộc Moscow phải thay đổi lập trường –
không phải thay đổi chế độ – nhận ra một sự thực rằng Putin đã chứng
kiến ngày tàn của Liên Xô trong thời Gorbachev. Ông đã quyết định một
lựa chọn – một lựa chọn có kết thúc hoàn toàn khác.
Lược dịch từ bài “Can Putin’s regime withstand falling oil prices?” By Charles Lane, The Washington Post – December 4, 2014.
© Trần Hồng Tâm
© Đàn Chim Việt
© Đàn Chim Việt