Renaud Girard (Le Fgaro 2-12-2014)
Phong Uyên dịch
Đường lối chính trị quốc tế của Trung Quốc có hai bộ mặt. Bộ mặt thứ
nhất luôn luôn xuất hiện trên màn hình của CNN, của BBC và của France
24. Đó là bộ mặt của một Trung Quốc đóng một vai quan trọng trong giàn
nhạc tấu quốc tế, một Trung Quốc đã leo lên ngang tầm chính trị với Hoa
Kỳ. Trung Quốc này hiện thân trong ba hình ảnh biểu hiệu của cuộc họp
thượng đỉnh Apec (Asia Pacific Economic Cooperation, diễn đàn của những
nước bao quanh Thái Bình Dương hiện nắm trong tay 64% sản xuất của cải
trên thế giới), họp ở Bắc Kinh từ ngày 9 đến ngày 11-11-2014.
Hình ảnh biểu hiệu thứ nhất: Người ta thấy chủ tịch Tập Cận Bình mở
nụ cười đầy vinh quang trên khán đài, giữa 21 vị đứng đầu nước và chính
phủ, tự đặt bên phải mình Barack Obama, bên trái mình Vladimiir Poutine.
Cách đây 45 năm, ngược lại, Mỹ đứng giữa Liên Xô và Trung Quốc, khi đó
là 2 anh em thù địch nhau trong thế giới cộng sản và chính Kissinger là
người đã cảnh cáo điện Cẩm Linh là phải chôn sâu cái dự định sử dụng bom
nguyên tử chiến thuật trong cuộc tranh chấp đất đai trên sông Oussouri
giữa biên giới Nga với Trung Quốc. Bây giờ lại chính là Trung Quốc cho
thế giới thấy mình là hình ảnh một trung gian có thể làm giảm sự căng
thẳng giữa Mỹ và Nga.
Hình ảnh thứ hai biểu dương sức mạnh ngoại giao của Trung Quốc khi người ta thấy 2 vị chủ tịch của 2 nước mạnh nhất thế giới cùng nhau ký một "thỏa ước lịch sử" nhằm hãm phanh lại sự mất điều hòa khí hậu, khi cả Mỹ và Trung Quốc đều không ai dính dáng gì đến cái công ước quốc tế Kyoto quyết định về vấn đề này: Trung Quốc vẫn thuộc vào những nước mới nổi, không bắt buộc phải hạn chế sự gây ra CO2; Mỹ thì không chịu ký.
Hình ảnh thứ hai biểu dương sức mạnh ngoại giao của Trung Quốc khi người ta thấy 2 vị chủ tịch của 2 nước mạnh nhất thế giới cùng nhau ký một "thỏa ước lịch sử" nhằm hãm phanh lại sự mất điều hòa khí hậu, khi cả Mỹ và Trung Quốc đều không ai dính dáng gì đến cái công ước quốc tế Kyoto quyết định về vấn đề này: Trung Quốc vẫn thuộc vào những nước mới nổi, không bắt buộc phải hạn chế sự gây ra CO2; Mỹ thì không chịu ký.
Hình ảnh thứ ba biểu hiện óc đế vương của Trung Quốc là cái bắt tay
lạnh lùng của Tập Cận Bình với thủ tướng Shinzo Abe Nhật bản, đã từ 3
tháng nay xin được gặp mặt họ Tập. Tỏ ra ta đây rộng lượng, Trung Quốc
đã bằng lòng tiếp thủ tướng Nhật vì dầu sao trong thượng đình Thái Bình
Dương mà không có Nhật thì cũng hơi loạn. Cách đây 30 năm, khi Trung
Quốc của Đặng Tiểu Bình bắt đầu canh tân kinh tế, Trung Quốc chỉ biết
nói ngọt ngào với gã khổng lồ về kỹ thuật và tiền tài là Nhật Bản thời
bấy giờ. Bây giờ đế quốc Trung tâm (Empire du Milieu) không cần đế quốc
Mặt trời Mọc (Empire du Soleil - Levant) nữa, và tìm đủ mọi cách để nói
cho biết. Trong sự đấu tay nhau, Tokyo đã phải là người chịu nhương bộ,
vì nước Nhật hiện nay có số tăng trưởng âm và dễ bị kích động trước sự
lấn biển của Trung Quốc.
Có được số dự trữ tiền tệ quan trọng nhất thế giới, và năm 2013 trở
thành cường quốc chế tạo đồ lớn nhất hành tinh, Trung quốc là một khổng
lồ. Nhưng ngoại giao lại đi rất chậm so với kinh tế vì Trung Quốc luôn
luôn từ chối đóng một vai trò trong giàn nhạc các quốc gia (mà bây giờ
người ta gọi bằng một tên hơi nhập nhằng là "cộng đồng quốc tế") : đó là
bộ mặt thứ hai của Trung Quốc, một bộ mặt có hơi hướng chính trị nhiều
hơn và "cùng nhịp điệu" với hệ thống độc đảng, theo chủ nghĩa quốc gia
tự tôn và hoang tưởng (nationaliste et paranoiaque).
Về quyền trên mặt biển, sự Trung Quốc từ chối không chịu chơi sòng
phẳng quá là hiển nhiên. Trung Quốc luôn luôn có sự tranh chấp tiềm tàng
với tất cả những nước chung quanh biển Hoa đông và biển Hoa Nam, tự cho
mình có chủ quyền trên bất cứ một hòn đá nổi nào. Khoảng mặt biển được
Trung Quốc coi là dưới sự kiểm soát của mình, đi đến tận bờ biển
Indonêsia!
Trung Quốc không chịu đặt những sự phân tranh về đất đai của mình
dưới sự trọng tài của Tòa án Quốc tế La Haye. Trung Quốc chỉ lo tăng
phần đất đai của mình (son pré carré). Trung Quốc muốn mình lớn nhất
châu Á. Không những vậy mà còn muốn đưa con mắt nhìn phần xa xăm còn lại
trên thế giới (un regard lointain sur le reste du monde). Ngày 11-11
vừa rồi ở Bắc Kinh, Trung Quốc đã làm ra vẻ tổ chức một G2 về khí hậu
với Mỹ. Thật ra chỉ một sự thỏa thuận giả vờ (un simulacre d'accord) với
Mỹ. Trung Quốc chả cam kết gì một cách cụ thể hết, chỉ nói là sẽ giới
hạn mức cao nhất của CO2 bắt đầu từ... 2030.
Về tài chính và tiền tệ, hệ thống lý tưởng của Trung Quốc không phải
là hệ thống đã được tuần tự thiết lập từ những thỏa thuận ở dảo
Jamaique năm 1976, với những tài khoản vốn liếng được công bố công khai,
với những đồng tiền có thể chuyển đổi được (convertibles), tỉ giá được
thả nổi, và tất cả được ngự trị bởi đồng đô la , cũng là đồng tiền dự
trữ và để trao đổi.Trung Quốc không muốn đồng yuan của mình được "quốc
tế hóa"quá mau chóng khiến không còn làm chủ được đồng tiền của mình nữa
và muốn giữ toàn quyền định giá đồng tiền của mình. Nói một cách tổng
quát, đường lối về chính trị ngoại giao của Trung Quốc là ngoại giao
phải phục vụ sự ổn định của chế độ trong nước. Bởi vậy đứng sau cái gọi
là sự quyết tâm đạt được một trật tự quốc tế công bằng hơn, Trung Quốc
từ chối tất cả mọi thỏa hiệp nhiều bên (multilatéraux) mà Trung Quốc
không góp phần tạo ra. Trung Quốc có hai mặt của Janus: vừa hô to là
muốn gia nhập vào hệ thống quốc tế, đồng thời cũng muốn giữ nguyên tình
trạng một siêu cường tự cho mình là trung tâm (égocentrique) và tự co
dúm lại (crispée).