Nguyễn Văn Tuấn
Hãy thú nhận! Đọc sách loại hồi kí hay bán hồi kí (như Đèn Cù của
Trần Đĩnh) độc giả thường để tâm đến những … giai thoại. Tôi cũng chẳng
phải là một ngoại lệ, tức là thỉnh thoảng cũng bị cuốn hút theo những
câu chuyện mang tính giai thoại của tác giả. Thật ra, đối với hồi kí
chính trị và trong bối cảnh giấu diếm thông tin, những giai thoại đôi
khi cũng nói lên vài điều về đương sự.
Dương Thu Hương
Bà là một nhà văn có tài và rất nổi tiếng vì tính kiên trực trước bạo
quyền. Trong Đèn Cù Tập II, Trần Đĩnh kể về bà Hương với nhiều chi tiết
… bi hài. Năm 1994, bà Hương từ Pháp về Hà Nội thì bị công an lục soát
hành lí và tịch thu hộ chiếu. Khi đại sứ quán Đức mời bà sang Đức thì họ
phải lo làm hộ chiếu cho bà. Phía VN biện minh rằng không có chuyện
tịch thu hộ chiếu, họ chỉ sửa hộ chiếu đục lỗ thôi. Khi bà Hương đến
nhận hộ chiếu, người của Cục xuất nhập cảnh yêu cầu bà đến phường để lấy
dấu và chủ kí xác nhận. Ở phường, bà Hương khai như sau:
"Tên họ: Dương Thu Hương
Đã bị bỏ tù vì chống chủ nghĩa xã hội.
Lí do ra tù: do sức ép quốc tế và sự sụp đổ của thành trì xã hội chủ nghĩa"
Đã bị bỏ tù vì chống chủ nghĩa xã hội.
Lí do ra tù: do sức ép quốc tế và sự sụp đổ của thành trì xã hội chủ nghĩa"
Mấy người công an ai cũng kiếm cớ ra nhìn cho được người khai những
câu chữ đó. Khi đến nhận hộ chiếu, lại gặp rắc rối theo kiểu Việt Nam,
người ta yêu cầu ghi vào biên bản nói rằng Nhà nước đã vui lòng cấp hộ
chiếu cho bà Dương Thu Hương, nhưng bà thiếu thiện chí đã từ chối vì hận
thù chủ nghĩa xã hội. Bà Hương xem biên bản rồi ghi bên cạnh là: "Tôi
không hận thù chủ nghĩa xã hội như trong biên bản người đại diện Nhà
nước ghi bởi lẽ nó chỉ là một khuynh hướng ấu trĩ của tư tưởng nhân
loại. Nhưng tôi chống nó tới cùng bởi lẽ nó đem hợp thức hoá chế độ độc
tài, toàn trị lên đầu nhân dân" (Trang 390). Cuối cùng Dương Thu Hương
không có hộ chiếu, và bà phải fax cho đại sứ quán Đức để nói lí do.
Chuyện "Chủ tịt"
Chuyện "Chủ tịt"
Một trong những giai thoại tôi thấy hay hay vì nó nói lên sự sùng bái
cá nhân thời bao cấp. Chuyện kể rằng một lần nọ nhà in xếp chữ (thời đó
còn xếp chữ in) thế nào mà chữ "Chủ tịch Hồ Chí Minh" bị xuống dòng một
cách vô duyên biến thành "Chủ tịt Hồ Chí Minh"! Đụng đến dù chỉ cái tên
của ông cụ là cả toà soạn nhốn nháo lên. Tất cả cán bộ nhân viên toà
soạn báo, tất cả cán bộ nhân viên nhà in, binh lính, sĩ quan, v.v. phải
tập hợp đứng im để cho an ninh quân đội điều tra. Dĩ nhiêu câu hỏi lởn
vởn trong đầu "người ta" là tại sao có sự nhầm lẫn chết người như thế?
Cố ý hay vô tình? Gián điệp cài vào? Ai là thủ phạm? Kể từ đó, tác giả
cho biết ông không bao giờ viết về cụ Hồ trên sách báo nữa (trang 501).
Chuyện bắt Lê Trọng Nghĩa
Ông Lê Trọng Nghĩa thường được nhắc đến trong Đèn Cù khá nhiều lần, vì ông dính dáng vào "vụ án xét lại chống đảng". Ở trang 545, tác giả thuật lại việc bắt Lê Trọng Nghĩa, lúc đó là Cục trưởng Cục tình báo quân đội, đậm màu Statsi. Ngày 8/1/1968, "Nghĩa họp giao ban xong, thì được Văn Tiến Dũng bảo sang bên Phạm Ngọc Mậu có việc. Nghĩa lái xe sang. Mậu nói luôn: Đồng chí bị bắt! Nghĩa vặn: Đồng chí mà bắt?"
Ông Lê Trọng Nghĩa thường được nhắc đến trong Đèn Cù khá nhiều lần, vì ông dính dáng vào "vụ án xét lại chống đảng". Ở trang 545, tác giả thuật lại việc bắt Lê Trọng Nghĩa, lúc đó là Cục trưởng Cục tình báo quân đội, đậm màu Statsi. Ngày 8/1/1968, "Nghĩa họp giao ban xong, thì được Văn Tiến Dũng bảo sang bên Phạm Ngọc Mậu có việc. Nghĩa lái xe sang. Mậu nói luôn: Đồng chí bị bắt! Nghĩa vặn: Đồng chí mà bắt?"
Người ta hỏi cung ông Nghĩa rất nhiều, và đặc biệt xoáy vào vấn đề ai
là người giao cho ông liên hệ với CIA để chuẩn bị đàm phán Việt – Mĩ?
Chủ ý là khai thác để ông Nghĩa khai ra người giao nhiệm vụ là tướng
Giáp. Nhưng ông Nghĩa thản nhiên nói: người giao nhiệm vụ là đồng chí Lê
Duẩn!
Đồng chí X
Thời gian gần đây, người theo dõi thời sự VN đều nghe đến cách nói
"Đồng chí X". Tôi tưởng đó chỉ là cách nói mới của ông Chủ tịch Trương
Tấn Sang, nhưng đọc Đèn Cù mới biết cách nói này đã xuất hiện từ 1971.
Năm đó, trong một nghị quyết của đảng, người ta từng bêu tướng Giáp bằng
tên X (trang 591).
Tàu rất ghét tướng Giáp. Họ từng trương biểu ngữ trước cửa Thiên An
Môn để nói xấu tướng Giáp ngay trước mặt đoàn của Việt Nam do Lê Thanh
Nghị dẫn đầu. Năm 1978, khi tướng Giáp sang Tàu cám ơn Tàu đã chi viện
cho Bắc Việt Nam đánh Mĩ, thì phía Tàu cho ông ăn cơm với chén bị mẻ!
Trong Đèn Cù Tập II, tác giả cho biết rằng Mao Trạch Đông từng nói
với ông Lê Duẩn rằng "Đại biểu của phái hữu ở Việt Nam đại khái như Võ
Nguyên Giáp, đại biểu của phái tả đại khái như Nguyễn Chí Thanh. Cách
mạng Việt Nam muốn lên thì phải hạ cánh hữu xuống" (trang 592).
Nạn nhân của thể chế
Trong một chương cuối của sách, tác giả Trần Đĩnh cho rằng ông Hồ
chính là "nạn nhân trước hết của chủ nghĩa cộng sản và của đảng chính
trị kiểu Lenin" (trang 619). Ngay từ đầu, Stalin đã cho đàn em huấn
luyện cho các lãnh tụ cộng sản tương lai của VN như Nguyễn Ái Quốc thấm
nhuần chân lí: Việt Nam phải chịu sự kiểm soát của Liên Xô và răm rắp
tuân lệnh Stalin.
Nhưng sau này thì chính ông lại là nạn nhân của thể chế ông xây dựng
nên. Sử gia nổi tiếng người Pháp là Pierre Brocheux viết rằng "trong vụ
án xét lại chống đảng, ông Hồ Chí Minh cũng đã nhận ra bản chất của chế
độ nhưng chẳng làm gì được. Hơn nữa, kể từ năm 1960, chính nhóm Lê Duẩn,
Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh mới thực sự là những người nắm quyền. Theo
nghiên cứu của tôi thì cả một giai đoạn trước khi qua đời, ông Hồ bị
cách li khỏi quyền lực, tức là không hề có quyền gì. Ông ấy tự biến hành
một biểu tượng." (Trang 633).
Những câu hay
Tôi đọc thấy trong Đèn Cù Tập II có nhiều câu phát ngôn đáng được
trích dẫn. Đáng trích dẫn vì những câu đó tóm tắt một cách đầy đủ những
vấn đề mà chúng ta quan tâm.
"Trật tự đang chế ngự tại đây là một trật tự quan liêu giết chết cá
thể, đè bẹp mọi đặc thù, loại bỏ mọi thăng hoa, một trật tự không sự
sống. Vâng đất nước Tiệp đang có yên bình của các bãi tha ma" (trích
phát biểu của Vaclav Havel, Trang 267).
"Buồn thay cho những nhân dân mà lòng yêu nước đã bị giam cầm vì mất tự do" (trang 396).
"Càng yêu nước càng phải tôn trọng sự thật" (trang 398).
"Ngày xưa, Việt Minh luôn xoáy vào cái 'nhục mất nước' để kêu gọi làm
cách mạng. Nay không thể xoáy vào cái nhục nghèo nàn, lạc hậu" (trang
401).
"Cộng sản mang ở trong lòng sức mạnh phá phách. Cần có quyền lực thì
lãng phí xương máu nhân dân, khi có quyền lực rồi thì tham nhũng tiền
của nhân dân" (Trang 503).
"Đánh cho Mĩ cút, đánh cho Hoa vào", "Thằng Tây nó tếch, thằng Tàu nó sang" (trang 505).
"Vào đảng cộng sản là theo đuổi có hiệu quả công cuộc ăn cắp cuộc
sống, ăn cắp lòng tin" (trích Nhà văn Pháp Claude Roy, cựu đảng viên
Đảng Cộng sản Pháp, trang 507).
"Có thể khẳng định một điều: chiến tranh 'chống đế quốc Pháp, Mĩ' của
Việt Cộng đều chịu sự chỉ đạo của ý thức hệ cộng sản – chính quyền ra
từ nòng súng, vừa 'giải phóng dân tộc' vừa 'đánh đổ từng bộ phận chủ
nghĩa đế quốc', góp phần quan trọng 'giải phóng loài người'." (Trang
634).
===
Thế là tôi đã đọc xong và ghi chép lại vài nội dung trong cuốn Đèn Cù
Tập II. Đó là những chất liệu mà tôi nhặt được trong sách. Có thể nói
tôi chỉ mới thu thập dữ liệu - data, chứ chưa phân tích và bàn luận. Tôi
còn đang "tiêu hoá" nội dung cuốn sách, những chất liệu và thông tin
trong sách trước khi viết ra những nhận xét của tôi.
Nhưng nói chung, cảm tưởng ban đầu là đây là một cuốn sách bổ sung
rất tốt cho tập "Bên thắng cuộc" của Huy Đức, "Những lời trăn trối" của
Trần Đức Thảo, và "Đêm giữa ban ngày" của Vũ Thư Hiên. Những cuốn sách
này cung cấp cho chúng những phác hoạ về các nhân vật quyền lực ở miền
Bắc trước đây cùng những việc làm của họ, và qua đó góp phần giải thích
tại sao VN vẫn còn là một nước nghèo nàn, lạc hậu và tham nhũng tràn lan
như hiện nay.