Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

Bắc Kinh bác bỏ mọi chứng cứ pháp lý của Hà Nội

oil-hongleiViệt Nam quyết định đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông ra trọng tài quốc tế. Ngay lập tức, phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi gọi đó là hành vi phạm pháp, vô giá trị, học theo Philipppine, không thể chấp nhận.
Việt Nam đã gởi một bản tuyên bố tới Thường trực Tòa Trọng tài Quốc tế ở Hague tuần trước. Đưa ra ba luận điểm:
Thứ nhất, Việt Nam chấp nhận quyết định phán xử của tòa trong những vụ mà Philippine đã đưa ra. Điều này đã trực tiếp đi ngược lại với quan điểm của Trung Quốc là tòa không có thẩm quyền phán xử trong tranh chấp lãnh hải.
Thứ hai, Việt Nam đề nghị tòa đưa ra hạn định về quyền tư pháp và quyền lợi trên Hoàng Sa và Trường Sa, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, khi có những quyết định phán xử trong những trường hợp của Philippine.
Thứ ba, Việt Nam bác bỏ đường chín – đoạn của Trung Quốc, coi đó không có cơ sở pháp lý – đây là điểm căn bản mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông.
Trên bản đồ của Trung Quốc đường chín-đoạn bao phủ khoảng 80% diện tích biển Đông tương đương 3.5 triêụ km², (diện tích Việt Nam khoảng 0.33 triệu km²)

Tân Hoa Xã đưa tin: Hồng Lỗi nói: “Trung Quốc nhắc Việt Nam nên nghiêm chỉnh tôn trọng quyền lãnh hải và lãnh thổ của chúng ta, giải quyết tranh chấp xung quanh Nansha (Hoàng Sa) với Trung Quốc trên căn bản tôn trọng sự thật lịch sử và luật quốc tế, cùng với nhau gìn giữ hòa bình và ổn định trên biển Nam Trung Hoa.”
Thứ Hai tuần tới là hạn cuối Trung Quốc phải nộp hồ sơ, chứng cớ đê phản bác cáo buộc của Phillipine cho tòa.
Nhưng tuần trước, Trung Quốc đã tuyên bố: “Không tham dự và không chấp nhận kết quả của tòa”. Họ nói: tòa Liên Hiệp Quốc không có quyền để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.
Tin địa phương nói với báo the South China Morning Post rằng hành động của Việt Nam là để bảo vệ quyền lợi của người Việt cũng giống như Philippines, trực tiếp chống lại Trung Quốc.
Luật sư Rodman Bundy, người có kinh nghiệm về giải quyết tranh chấp lãnh thổ, nói: Không có cơ sở pháp lý vững chắc nào cho Việt Nam, nếu dàn xếp qua trung gian.
“Theo tôi, nên lờ những giả định rằng Việt Nam không có một cơ sơ trong cuộc phân sử,” “Đó chỉ là những trò mèo vờn chuột, chơi khăm nhau ngoài tòa trong quá trình phân xử.”
Giáo sư Carlyle Thayer nói: “Hành động của Việt Nam đã mở một cánh cửa để giải thích những quyền lợi của họ” và là “Cách tiện lợi nhất vào cửa sau, mà không cần phải liên kết với Philippine.”
Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đã xấu đi kể từ khi Trung Quốc đặt giàn khoan vào vùng biển đang tranh chấp gần quần đảo Hoàng Sa.
Các nhà phân tích cho rằng Việt Nam đã đưa cuộc chơi trở lại thế quân bình. Nguồn tin cũng tiết lộ rằng “Chưa có sự đồng thuận trong Bộ Chính trị Việt Nam. Đây có lẽ là giới hạn xa nhất mà Bộ Chính trị có thể đi được.”
Lược dịch từ “Beijing rejects Hanoi’s legal challenge on Spratly, Paracel islands disputes”; by Zuraidah Ibrahim and Kristine Kwok, The South China Morning Post; December 12, 2014.
© Trần Hồng Tâm
© Đàn Chim Việt

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"