Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

Viễn cảnh hai khối quân sự ở Châu Á Thái Bình Dương và Viet Nam trong bối cảnh mới

Minh Hoang, độc giả Dân Luận [*]
Qua động thái xích gần với Trung Quốc của Nga mà trong đó có tập trận chung trên biển Hoa Đông và những hợp đồng trị giá lên đến $400 tỷ Mỹ kim, người ta cho rằng đây là hành động xoay trục của Nga sang Thái Bình Dương sau sự kiện Ukraine. Sự tương đồng của vấn đề lãnh thổ giữa Ukraine - Nga và Trung Quốc - Đông Bắc Á, Trung Quốc – Đông Nam Á là yếu tố cốt yếu khiến hai cường quốc Nga - Trung nương tựa vào nhau để tương hỗ củng cố lập trường. Đây là một liên minh kinh tế quân sự mà hình tượng của nó khó có thể lôi kéo đồng minh các nước nhỏ vì đi ngược lại lợi ích lãnh thổ mà các nước đó về lâu dài sẽ phải đối mặt.
Mối quan hệ sâu sắc chưa từng có trong lịch sử hai nước này cho thấy dấu hiệu của một khối quân sự lớn chiếm khoảng một phần ba diện tích Địa Cầu, tiềm lực kinh tế đứng thứ hai cùng thế lực quân sự hàng đầu hành tinh.
Sự kiện này cho thấy thế giới đa cực vừa mới hình thành từ đầu thế kỷ đang dần dần dịch chuyển sang thế giới lưỡng cực. Một bên là liên minh Nga - Trung, một bên là Mỹ - Liên minh Châu Âu - Nhật - Hàn - Úc và một Đông Nam Á lỏng lẻo nhưng rất có khả năng nghiên hẳn về liên minh thứ hai.

Trong thời gian tới, Mỹ khó có thể khoanh tay đứng nhìn liên minh Nga - Trung hình thành và lớn mạnh mà không có động thái gì. Liên minh quân sự tương tự như NATO trên Thái Bình Dương mà người ta đã dự đoán lâu nay đang đứng trước cơ hội rất rõ ràng để ra đời. Mỹ sẽ phải hoạt động tích cực để là chất kết dính cũng là chất xúc tác cho sự hình thành khối quân sự Thái Bình Dương này để đối trọng với liên minh Nga - Trung.
Trong bối cảnh này, Việt Nam, là một thành viên khá tích cực của khối ASEAN và đang rất cần sự ủng hộ của khối để bảo vệ chủ quyền trên biển, rất khó có thể giữ vững vị thế trung lập không liên kết quân sự như đã và đang được chính quyền hiện nay thực thi.
Nếu Triều Tiên, cũng là vùng đệm giữa hai khối quân sự này ở Thái Bình Dương, dễ dàng lựa chọn vị thế cô lập hay trung lập nếu chiến tranh xảy ra do Trièu Tiên có con át chủ bài vũ khí hạt nhân trong tay, thì Việt Nam hoàn toàn không thể đứng bên ngoài sự va chạm giữa hai thế lực quân sự này do vị trị địa chính trị tối quan trọng của nó ở Đông Nam Á và vùng Biển Đông. Ngay cả khi Việt Nam tự lựa chọn cho mình đường lối trung lập thì nó cũng trở thành cao điểm tranh giành giữa hai khối. Nói cách khác Việt Nam (nói riêng và Đông Dương nói chung) sẽ là trở thành chiến trường của các nước lớn thêm một lần nữa. Ngoại trừ trường hợp Việt Nam tự trang bị cho mình nội lực đủ mạnh như Hàn Quốc hay Bắc Hàn với vũ khí nguyên tử nhưng triện vọng này quá khó để thực hiện.

Hai lựa chọn còn lại của Việt Nam:

Nghiêng hẳn về phía liên minh Nga - Trung, rất khó xảy ra trong hoàn cảnh hiện tại nơi mà Trung Quốc rất quả quyết chiếm biển Đông, khẳng định chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa một cách không nhân nhượng, cùng lịch sử bành trướng phương Nam của họ hiển hiện rất rõ ràng, thì Việt Nam sớm muộn cũng bị thôn tính một cách nhẹ nhàng trong trường hợp này. Cũng cần nói thêm là ASEAN bao gồm 10 nước trong trường hợp này sẽ tan rã để trở về nguyên trạng khi mới thành lập để chống phong trào Cộng Sản trong những năm 60s của thế kỷ trước.
Mặc dù liên kết quân sự hiên tại của các nước ASEAN hiên tại rất lỏng lẻo chỉ dừng lại ở những cuộc họp các Bộ Trưởng quốc phòng ADMM. Nhưng một khi hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (AFT) được đàm phán thành công giúp Việt Nam và các nước trong khối một phần thoát khỏi sự lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc và Mỹ đứng ra thúc đẩy quá trình hình thành khối quân sự Thái Bình Dương, thì liên kết quân sự trong khối sễ được củng cố và phát triển. Điều này sẽ là lối thoát cho Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền thiên liêng của tổ quốc.
Cho dù lựa chọn ASEAN và liên minh Mỹ-Nhật-Hàn-Úc sẽ không hoàn toàn tránh khỏi chiến tranh nếu có giữa hai khối nhưng Việt Nam sẽ được sự hậu thuẫn của Liên Minh kể cả NATO mà Mỹ đang dẫn đầu trong việc bảo vệ chủ quyền.
Nam Á, với vị trí trung tâm là Ấn Độ, là một thế lực đủ mạnh để chọn vị thế trung lập, nhưng Trung Đông, Trung Á, va Đông Nam Á mà cụ thể là những nước có chung đường biên giới với Trung Quốc sẽ là điểm nóng trên bàn cờ của hai thế lực mới.
Khả năng cho sự đung độ lớn sẽ rất cao NẾU sau 2016 khi mà Đảng chủ chiến Cộng Hoà ở Mỹ dành ghế Tổng Thống.
Bài viết chỉ là dự đoán thể hiện quan điển riêng của tác giả.
Minh Hoang
San Jose, CA

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"