Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Tranh chấp biển – Trung Quốc xây đảo nhân tạo

Spiegel Online/Phan Ba dịch

Trung Quốc, Việt Nam và Philippines tranh chấp nhau nhiều đảo ở biển Đông. Bây giờ, Bắc Kinh củng cố tuyên bố chủ quyền của họ bằng một cách hết sức quyết liệt, và cho xây một hòn đảo nhân tạo.

Mới trước đây vài ngày, ở Việt Nam xảy ra những cuộc bạo động chống Trung Quốc sau khi Bắc Kinh cố định một giàn khoan dầu trước bờ biển Việt nam. Nhiều người đã bị thương, một phần bị thương nặng, chính phủ Trung Quốc cho mang hàng ngàn người ra khỏi Việt Nam tới nơi an toàn. Nguyên nhân của những cuộc bạo động này là việc Trung Quốc đã đưa một giàn khoan dầu vào trước quần đảo Hoàng Sa.

Bây giờ mới biết rằng Bắc Kinh không chỉ dùng thiết bị nổi để nhấn mạnh chủ quyền của họ: hình ảnh từ trên không và từ vệ tinh cho thấy rằng trong những tháng vừa qua, Trung Quốc đã xây một hòn đảo nhân tạo ngay giưiã trong quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp. 

Hình ảnh tương ứng đã được chính phủ Philippines công bố từ tuần rồi. Chúng có nhiệm vụ chứng minh rằng hòn đảo mới trên Gạc Ma đã tồn tại từ cuối tháng Hai. Tuy vậy, các bức không ảnh đó có là bằng chứng hay không thì còn chưa rõ, vì cả Philippines cũng tuyên bố chủ quyền vùng biển này.

Nhưng bây giờ thì rõ ràng là đã có xác nhận độc lập: theo một báo cáo của công ty chuyên cung cấp thông tin về quân sự và an ninh “Jane’s”, cả ảnh vệ tinh của tập đoàn vũ trang và du hành vũ trụ Airbus Defence and Space cũng cho thấy đảo mới này ở biển Đông.

Rạn san hô Johnson Nam được biết đến dưới nhiều tên. Ở Philippines nó được gọi là Mabibi Reef, ở Trung Quốc là  Chigua Reef (Xích Qua Tiều), ở Việt Nam là Gạc Ma. Cái chấm nhỏ giữa đại dương đó đã là sân khấu cho những cuộc xung đột vũ trang. Năm 1998 hàng chục người Việt đã chết khi Trung Quốc giành quyền kiểm soát rạn san họ này và để lại đó một nhà giàn bê tông với thiết bị vô tuyến. Trên ảnh, nhà giàn bê tông này được bao quanh bởi một diện tích cát tròn 300.000 mét vuông và nhiều công trình xây dựng khác. Dường như người Trung Quốc còn xây cả một đường băng nữa.

Chính phủ Philippines cáo buộc Bắc Kinh có “những hành động gây bất ổn định” và vi phạm luật pháp quốc tế. Theo “Jane’s” Trung Quốc biện minh cho động thái của họ: một nữ phát ngôn viên của Bộ Ngoại gia tuyên bố “chủ quyền không tranh cãi” của đất nước bà với quần đảo Trường Sa, ở Trung Quốc được gọi là Nam Sa quần đảo, cũng như đảo Gạc Ma thuộc vào đó là vùng biển xung quanh. “Tất cả các biện pháp xây dựng mà Trung Quốc tiến hành ở Xích Qua Tiều đều nằm dưới quyền của Trung Quốc.”

Marie Harf, nữ phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tuyên bố rằng Washington biết các bản báo cáo về hòn đảo nhân tạo này. “Mở rộng lớn hay quân sự hóa đất đang bị tranh cãi ở biển Đông có thể làm tăng căng thẳng”, Harf nói.

Trung Quốc và Việt Nam tranh chấp từ hàng chục năm nay về những hòn đảo ở biển Đông. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu như toàn bộ vùng biển mà người ta phỏng đoán có nhiều nguyên liệu ở dưới đáy biển. Nhưng cả những nước Đông Nam Á khác. Bên cạnh Việt Nam trước hết là Philippines, cũng tuyên bố chủ quyền. Đóng một vai trò trong cuộc xung đột hải đảo này là tình cảm quốc gia bị tổn thương, an ninh cho các tuyến đường hàng hải – và rất nhiều tiền. Ai thống trị các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ kiểm soát được đoạn đường quan trọng giữa Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"