Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Cái giá cho một xã hội văn minh

Lãng
Sự kiện Trung Quốc tại Hoàng Sa đang là tâm điểm chú ý dư luận của Việt Nam cũng như thế giới. Nó khiến phiên toà xử ông Nguyễn Đức Kiên trở lên lọt thỏm và nhận được ít sự chú ý hơn nhiều so với tầm vóc thực sự của nó, một vụ án chưa có tiền lệ ở Việt Nam.
Theo dõi những nội dung xét hỏi tranh tụng tại toà, theo dõi sự trả lời lúng túng, thiếu hiểu biết và né trách nhiệm đến nực cười của các đại diện đến từ Ngân Hàng Nhà Nước, Bộ Tài Chính, Bộ. KHĐT, Thuế, UBCK ... Mới thấy sự hủ bại đáng ghế sợ của bộ máy cầm quyền. Với bộ máy cai trị như vậy, cơ hội nào khiến Việt Nam có thể giàu? có thể tự cường? có thể hiên ngang ưỡn ngực để bảo vệ mảnh đất tổ tiên để lại?

Diễn biến phiên xử ông Nguyễn Đức Kiên không khó dự đoán. Cả một hệ thống đang muốn triệt hạ ông ta, nơi mà mọi chứng lý lập luận có lợi cho ông ta đều bị chặn họng. Và dù sự trả lời của các cơ quan chức năng có nực cười đến thế nào tại toà, thì rồi ông ta cung sẽ bị tuyên một mức án không hề nhẹ. Không có công lý nào ở đây, chỉ có sự bức hại.
Những đứa trẻ 3, 4 tuổi hôm nay, khi lớn lên, liệu sẽ vẫn tiếp tục sống trong một xã hội như vậy, một môi trường pháp lý như vậy hay sẽ có cơ may được sống trong một xã hội văn minh và tôn trọng con người? Đây là một câu hỏi ngỏ.
39 năm kể từ ngày 30/04/1975 lãnh thổ Việt Nam chưa bao giờ được toàn vẹn vì Hoàng Sa đã bị xâm lược từ năm 1974. Sang đến năm 1988, một phần Trường Sa lại bị Trung Quốc chiếm đóng. Tăm tối trong một thể chế phản lại quy luật phát triển và kìm hãm văn minh. Việt Nam vật lộn trong tham nhũng, tụt hậu và nghèo hèn. Người dân Việt Nam không thiếu lòng kiêu hãnh và dũng cảm. Họ không thiếu lòng tự hào để chết cho đất nước mình. Nhưng tại sao lãnh thổ vẫn đang mất đi, đất nước thì nghèo khó và người Việt không có đủ nguồn lực để bảo vệ tổ quốc của mình.
Chúng ta phải nhìn nhận rằng cải cách thể chế, hướng về châu Âu và thoát Khựa là lối thoát duy nhất cho đất nước Việt Nam. Giàn khoan của Trung Quốc rồi sẽ rút đi, nhưng chúng sẽ quay lại, đông hơn, mạnh hơn và sẽ là bi kịch lớn với Việt Nam nếu chúng ta không mạnh hơn, không văn minh hơn và thất bại trong thoát Khựa.
Câu hỏi đặt ra là người Việt thực sự muốn gì? Chúng ta muốn đạt tới chủ nghĩa dân chủ xã hội như đang hiện hữu (chứ không ảo tưởng) tại Thuỵ Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Canada và dù chưa hoàn hảo nhưng đáng để noi theo như Mỹ, Pháp, hay chúng ta bó gối trong tăm tối để rồi trước sau gì sẽ biến thành một Tây Tạng hay Tân Cương mới?
Ở đây không còn là câu chuyện về phe phái và lợi ích nhóm. Đây là câu chuyện về tương lai cho cả một dân tộc, cho tương lai của con cháu chúng ta, những đứa trẻ đang lớn và những đứa trẻ vừa được sinh ra.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"