Hải Minh dịch
-------------------
Phóng
viên Jaime A. FlorCruz, Giám đốc văn phòng Bắc Kinh của CNN trả lời các
câu hỏi của độc giả về những căng thẳng gần đây ở Biển Đông, quan hệ
với các nước láng giềng với Trung Quốc và những gì có thể có phía sau
những tranh chấp gần đây.
Tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa là về điều gì? Liệu có phải chỉ là tuyên bố tài nguyên?
Đó
là về nguồn tài nguyên. Phần lớn các khu vực tranh chấp được tin là có
tiềm năng về dầu mỏ và tài nguyên thiên nhiên khác. Nhưng đó không chỉ
là một cuộc chiến về tài nguyên - đó là tập mới nhất của một câu chuyện
dài về xung đột lãnh hải ở Biển Đông. Trung Quốc lần này hành động tích
cực để khẳng định tuyên bố chủ quyền với hầu hết cả vùng biển giàu dầu
mỏ trong khi các nước láng giềng có xung đột lãnh thổ phản kháng một
cách giận dữ.
Đó
cũng là về nhận thức của Trung Quốc rằng các bên tranh chấp như Việt
Nam đang chú ý đến các hòn đảo mà Trung Quốc tuyên bố là "vùng lãnh thổ
có chủ quyền không thể tranh cãi" của họ, như các quan chức Trung Quốc
nói. Trung Quốc khẳng định đây chỉ đơn giản là bảo vệ lãnh thổ , chủ
quyền và an ninh của họ. Họ phủ nhận rằng điều này sẽ cản trở tự do hàng
hải, một mối quan tâm trọng yếu của Hoa Kỳ và các bên liên quan thứ ba
khác .
Đó
là một cuộc chiến ủy nhiệm, là phần mở rộng của cuộc cạnh tranh Mỹ -
Trung, diễn ra trong khi Hoa Kỳ "tái cân bằng" quốc phòng và chính sách
đối ngoại hướng tới châu Á. Trung Quốc cho rằng một số các bên tranh
chấp, như Việt Nam và Philippines, đang cấu kết với Hoa Kỳ, và kết bè
chống lại Trung Quốc.
Mỹ
và Trung Quốc nhận thấy mình đang ở đối cực của trật tự thế giới chính
trị hiện có. Mỹ thể hiện sức mạnh đã thiết lập, siêu cường duy nhất, mặc
dù khả năng thực thi ý muốn của mình đã bị xói mòn gần đây. Trung Quốc,
mặt khác, là một cường quốc đang lên - có được sự tự tin khi nền kinh
tế và sức mạnh quân sự của mình đang phát triển.
Quan
điểm thông thường sẽ là các cường quốc đã được thiết lập, trong trường
hợp này là Mỹ, sẽ tìm cách giữ lại nguyên trạng và xem các cường quốc
mới nổi như là các mối đe dọa tiềm năng. Các nước đang gia tăng quyền
hạn, như Trung Quốc, sẽ tìm cách thay đổi hiện trạng và lo sợ các cường
quốc đã thiết lập sẽ cố gắng kiềm hãm sự phát triển của nó. Đây là bối
cảnh địa - chính trị của cuộc đối đầu đang diễn ra ở Biển Đông.
Tình trạng bất ổn hiện nay ở Việt Nam - và các cuộc biểu tình nhằm vào Trung Quốc - được nhìn nhận ra sao ở Trung Quốc?
Chính
phủ Trung Quốc, cũng như dư luận, đã phản ứng mạnh mẽ với các cuộc bạo
loạn chống Trung Quốc và cướp bóc. Trung Quốc đã đình chỉ một số kế
hoạch về trao đổi song phương và đã cảnh báo công dân của mình không đi
du lịch đến Việt Nam. Nhiều cơ quan du lịch đã đình chỉ các chuyến du
lịch, và hoàn lại tiền cho khách. Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo đáng sợ
về sự trừng phạt hơn nữa ở mức độ chưa xác định, mặc dù các chuyên gia
được phỏng vấn hé lộ rằng sự trả thù sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng
đòn bẩy kinh tế của Trung Quốc chứ không phải là sức mạnh quân sự.
Phản
ứng của Trung Quốc trên các phương tiện truyền thông xã hội là rất mạnh
mẽ. Các blogger tức giận lên án sự bùng nổ của bạo lực, kể lại những ký
ức về phản ứng dữ dội chống Trung Quốc với luận điệu thâm thù chủng
tộc. "Việt Nam đang làm điều này vì Trung Quốc đã không phản ứng khi
cuộc bạo loạn tương tự chống Trung Quốc xảy ra ở Indonesia", một blogger
viết trên Weibo, một mạng truyền thông xã hội tương tự Twitter ở Trung
Quốc. Đây là sự cố tồi tệ nhất trong quan hệ Trung - Việt kể từ khi hai
nước láng giềng có một cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngủi vào năm
1979.
Trớ
trêu thay, Trung Quốc là một trong những đồng minh lớn của Việt Nam
chống lại Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Trong những năm 1960 kéo
dài đến những năm 70, hai nước láng giềng luôn nói về tình hữu nghị anh
em được đóng dấu bởi các biểu tượng cộng sản là Mao Trạch Đông và Hồ Chí
Minh. Các đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam vẫn còn những mối quan
hệ giữa hai đảng, nhưng các nhà quan sát nói rằng hiện thời đã có một sự
"thâm hụt niềm tin" rất lớn giữa hai quốc gia trên danh nghĩa cộng sản.
Mức độ tự tin của ông ra sao về khả năng Trung Quốc và Việt Nam sẽ giải quyết tranh chấp lãnh thổ của họ ổn thỏa?
Có rất ít lý do để lạc quan rằng tranh chấp lãnh thổ của họ có thể được giải quyết sớm trong thời gian tới.
Tôi
không thấy Bắc Kinh nhượng bộ về điều này, bởi vì đối với họ đó là một
vấn đề nguyên tắc và là một vấn đề "thể diện". Một trong những nhà ngoại
giao đã nghỉ hưu của Trung Quốc cho biết: "Chúng tôi không thể để mất
một tấc lãnh thổ mà tổ tiên chúng tôi để lại cho chúng tôi." Tôi cũng
không thể tưởng tượng là Việt Nam sẽ thoái lui, với cùng một lý do đó.
Trung
Quốc cho biết họ sẵn sàng thực hiện nguyên tắc "gác tranh chấp, cùng
khai thác" trên lãnh hải tranh chấp thuộc về Trung Quốc, như nhà lãnh
đạo Đặng Tiểu Bình đã đề xuất nhiều năm trước. Tuy nhiên, chắc chắn rằng
Trung Quốc sẽ không từ bỏ những tuyên bố lịch sử của họ mà không đạt
những đánh đổi lớn lao khác.
Về
lâu dài, các tranh chấp lãnh thổ chỉ có thể được giải quyết nếu và khi
chủ nghĩa thực dụng – tức mối quan tâm kinh tế, lợi ích người dân, cuộc
tìm kiếm hòa bình bền vững – vượt hơn hẳn chủ nghĩa dân tộc hạn hẹp và
chủ nghia sô vanh hiếu chiến.
Liệu có khả năng có một sức mạnh bên ngoài để giúp hòa giải?
Khó có thể tìm thấy một khả năng như vậy.
Hoa
Kỳ không thể là câu trả lời bởi vì Hoa Kỳ là một bên liên quan chính,
và là một đồng minh của ít nhất một trong hai quốc gia có liên quan
tranh chấp, đó là Philippines và Việt Nam. Trung Quốc sẽ không xem Mỹ là
một người hòa giải trung lập và công bằng.
Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một tổ chức hòa giải tiềm năng,
nhưng chính ba trong số các thành viên của nó lại liên quan trong tranh
chấp với Trung Quốc (và với nhau) về lãnh hải trên Biển Nam Trung Hoa,
do đó, rất giới hạn về những gì họ có thể làm được. ASEAN giữ vai trò
trung lập trong cuộc đối đầu Mỹ - Trung, nhưng những tranh chấp lãnh thổ
đang đặt ra thử thách nghiêm trọng cho sự đoàn kết của ASEAN.
Liên
Hiệp Quốc, thông qua Tổng thư ký Ban Ki Moon, không giống như một tổ
chức đáng tin cậy để hòa giải. Nó đã bị mất quyền lực và uy tín của
mình. Bên cạnh đó, Trung Quốc là thành viên uy quyền của Hội đồng Bảo
an, nhưng các bên tranh chấp khác thì không.
Có
Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), với các quy định giải
quyết tranh chấp và Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS), nhưng hiệu quả
của nó sẽ bị hạn chế bởi Trung Quốc không muốn đưa ra trọng tài như vậy,
như trong trường hợp Philippines kiện Trung Quốc. Nó cũng bị cản trở
bởi một thực tế là Mỹ vẫn chưa phê chuẩn hiệp ước UNCLOS.
Trung
Quốc có tranh chấp lãnh thổ với rất nhiều nước láng giềng - Việt Nam,
Philippines, Nhật Bản, Ấn Độ và Malaysia, và những nước khác. Ông cho
rằng lãnh đạo Trung Quốc quan tâm đến vấn đề cân bằng tất cả các tranh
chấp này ra sao?
Lãnh
đạo của Bắc Kinh đang quan tâm đến điều mà một số người gọi là môi
trường an ninh đang xấu đi xung quanh Trung Quốc. Các nhà phân tích đã
cho thấy là đã có những cuộc tranh luận nội bộ đang diễn ra về việc làm
thế nào để phản ứng và xử lý tình hình. Động thái mới nhất là đặt một
giàn khoan dầu gần Việt Nam, một nhà phân tích nói với tôi, có thể phản
ánh một đường lối cứng rắn của TQ - để giảm sức mạnh linh họat của Việt
Nam và thách thức đe dọa Mỹ bất chấp mọi hậu quả có thể.
Nhưng
những người khác nói điều này đã đặt Trung Quốc vào một tình thế khó
khăn, bởi vì những cố gắng khẳng định chủ quyền biển sẽ làm suy yếu sức
quyến rũ và tất cả những nỗ lực cho dự án quyền lực mềm và giao kết bạn
bè với các nước của TQ. Một số chuyên gia cũng cảnh báo rằng Trung Quốc
có thể bị sa lầy trong biển Nam Trung Hoa, mắc vào trạng thái rắc rối và
lãng phí nguồn lực kinh tế, vốn chính trị và sự ủng hộ của cộng đồng ở
trong nước và ở nước ngoài.
Phần
lớn sự căng thẳng ở Biển Nam Trung Quốc dường như xoay quanh cái gọi là
đường chín đoạn của Trung Quốc. Liệu nó có bị hiểu lầm, hoặc ông có cảm
giác rằng Trung Quốc tỏ ra nghiêm trọng trong việc thực hiện yêu sách
của mình ở khu vực rộng lớn?
Trung
Quốc hoàn toàn không đùa về đường chín đoạn, và cũng rất nghiêm trọng
trong việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ ở Biển Nam và Biển Đông Trung
Quốc, nơi họ bị kẹt trong một cuộc đối đầu nguy hiểm với Nhật Bản. Có sự
ủng hộ rộng rãi cho đường lối cứng rắn này ở Trung Quốc. Nhưng về lâu
dài, lý lẽ và tính thực dụng phải được thể hiện, nếu Trung Quốc nghiêm
túc muốn tạo dựng hình ảnh của một cường quốc đang lên lành tính và mang
tinh thần xây dựng. Cho đến lúc đó, vở kịch trong khu vực Biển Đông sẽ
vẫn tiếp diễn, có thể được đánh dấu bằng các cảnh bạo lực mà chúng ta sẽ
chứng kiến trong một vài ngày tới.