Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Hà Nội tập trung làm giảm căng thẳng

Phan Ba
Mặc cho vụ việc mới đây trong vùng biển tranh chấp – một tảu Việt Nam bị đâm chìm – Hà Nội vẫn cố gắng làm giảm căng thẳng. Không nên tiếp tục gây khó khăn cho các quan hệ kinh tế với Trung Quốc.
Với việc một chiếc tàu đánh cá vỏ gỗ của Việt Nam bị một tàu sắt Trung Quốc đâm và chìm sau đó vào ngày thứ Hai (26/05/2014), căng thẳng quanh giàn khoan dầu Trung Quốc trước bờ biển Việt Nam lại tăng lên thêm một lần nữa. Ngư dân của chiếc tàu đánh cá được các tàu Việt Nam khác cứu thoát.
Giàn khoan HD-981. Hình: dpa
Giàn khoan HD-981. Hình: dpa
Từ lúc giàn khoan được đưa vào vùng biển tranh chấp, tàu đôi bên luôn có những động thái khiêu khích lẫn nhau. Từ ngày 1 tháng Năm, “hàng chục nhân viên của cơ quan kiểm ngư Việt Nam” đã bị thương do tàu Trung Quốc đâm, một phát ngôn viên Việt Nam tuyên bố theo AFP. Cả hai bên đổ lỗi cho nhau trong vụ việc mới đây. Theo diễn đạt của Bắc Kinh, chiếc tàu Việt Nam đó cố “dùng sức mạnh” để tiến tới gần giàn khoan và trong lúc đó đã va chạm với một chiếc tàu đánh cá Trung Quốc.
Không có biểu tình tiếp tục
Trong khi việc đặt giàn khoan vào ngày 1 tháng Năm đã dẫn tới nhiều phản ứng chống đối đông người ở Việt Nam và sau đó là những cuộc bạo loạn chống Trung Quốc và hôi của, phản ứng ở Việt Nam về vụ việc mới đây cho tới nay là thận trọng.
“Vụ việc đó là đề tài trên trang nhất của tất cả các nhật báo lớn, tuy vậy không phải là tin hàng đầu”, Sonja Schirmbeck của Viện Friedrich Ebert (Friedrich-Ebert-Stiftung) ở Hà Nội tường thuật với Làn sóng Đức. Ví dụ như tờ báo công đoàn đã đưa tin về cải cách lương hưu nổi bật hơn. Tuy vậy, trên các báo trực tuyến, tin tức về cuộc chạm trán trên biển lại được xem nhiều nhất.
Đối với nữ chuyên gia thì rõ ràng là Hà Nội đang cố gắng làm giảm căng thẳng trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Từ khi xảy ra những vụ bạo loạn vào đầu tháng Năm đã không có biểu tình tiếp theo, các khu công nghiệp có doanh nghiệp và công nhân Trung Quốc bị tấn công bây giờ được bảo vệ tốt. Sau những vụ bạo loạn đó,  Việt Nam đã nhanh chóng hứa hẹn đền bù thiệt hại và giảm thuế cho các doanh nghiệp bị thiệt hại. Đối với Sonja Schirmbeck, lý do cũng đã rõ ràng: Việt Nam không muốn gây hại tới các quan hệ kinh tế tốt với Trung Quốc.
Hà Nội cố gắng kiểm soát cơn thịnh nộ của người dân. Hình: DW
Hà Nội cố gắng kiểm soát cơn thịnh nộ của người dân. Hình: DW
“Hà Nội cố gắng minh bạch”
Nhận định nảy cũng được xác nhận bởi Rabea Brauer của Viện Konrad-Adenauer (Konrad-Adenauer-Stiftung – KAS) ở Hà Nội. Chính phủ xử lý xung đột này rất minh bạch trên truyền thông và luôn tuyên bố rằng bạo loạn sẽ không dẫn tới mục đích mà là hành động ngoại giao thận trọng. “Thật sự là trong thời điểm này và ở điểm này, người Việt rất khác với láng giềng Trung Quốc của họ”, theo quan sát của nữ giám đốc văn phòng KAS ở Hà Nội.
Rabea Brauer cũng phản bác lại ý kiến thỉnh thoảng cũng được công bố, rằng Hà Nội đã công cụ hóa cơn thịnh nộ của người dân. “Người ta không cố thổi bùng lên các cảm xúc dân tộc chủ nghĩa. Người dân biết rất rõ ràng Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế và biểu hiện sự bực dọc của mình chủ yếu là trong các diễn đàn truyền thông.”
Những bước đi ngoại giao     
Cả hai nữ chuyên gia Đức nhấn mạnh rằng H2 Nội cố gắng tạo áp lực bằng con đường ngoại giao. “Như trong tuần qua, trên diễn đàn kinh tế ở Philippines, lần đầu tiên đã có sự sát cánh với Manila. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố, Việt Nam đang cân nhắc các bước đi về pháp lý”, Sonja Schirmbeck nói. “Có thể Hà Nội sẽ tham gia đơn của Philippines kiện Trung Quốc tại Tòa án Quốc tế về Luật biển về tình trạng của những hòn đảo đang bị tranh chấp, hay đưa một đơn kiện khác.”
Ngay một bước đi như vậy, theo các tường thuật truyền thông Việt Nam, cũng được cho là tương đối khó khăn, “vì người ta không muốn tiếp tục gây hại tới các quan hệ kinh tế quan trọng với Trung Quốc”, Schirmbeck phân tích.
Phan Ba dịch theo Làn sóng Đức [Deutsche Welle]: http://www.dw.de/hanoi-setzt-auf-deeskalation/a-17665920

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"