Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Việt Nam vội vã xét xử các nghi phạm ở Bình Dương như một cách lấp liếm sự kiện

Ảnh: Huy Phan
Trong những ngày cuối tháng 5, người dân được dịp chứng kiến truyền hình cũng như báo chí Nhà nước CSVN liên tục đưa tin về các vụ xét xử nghi phạm bạo loạn Bình Dương, Hà Tĩnh… vào trung tuần tháng 3 vừa qua.
Mặc dù sự việc có vẻ như đang được Việt Nam cho tuyên truyền mạnh mẽ như một cách giới thiệu về sự công minh của pháp luật, thế nhưng rất nhiều người cho rằng hành động vội vã xét xử các nghi phạm ở Bình Dương, được coi như một cách che lấp sự kiện, vốn đã quá mờ ám, nhưng chưa có lời giải.
Cho tới giờ phút này, đã có hai trong số hàng trăm các bị cáo tham gia bạo loạn ở tỉnh Bình Dương bị kết án từ một năm tới ba năm vì các hành vi ‘gây rối, phá hoại và trộm cắp’ tài sản của doanh nghiệp, trước các phiên tòa lưu động, xét xử công khai và đăng tải trên báo chí Nhà nước.

Đây là chiến dịch bắt người hàng loạt và quy mô của chính quyền CSVN, liên quan đến việc khởi tố những người lợi dụng biểu tình để gây rối, phá hoại các công ty Đài Loan và Trung Quốc.
Mới đây, một Thứ trưởng Ngoại giao của Việt Nam nói với truyền thông quốc tế và khu vực rằng Việt Nam ‘sẽ nghiêm trị’ những người ‘vi phạm pháp luật’ và ‘gây rối’. Tuy nhiên, không nghe thấy chính quyền CSVN giải thích rõ những người đứng sau các vụ bạo loạn này là ai.
Điều đáng nghi ngờ là ngành công an Tỉnh Bình Dương vốn quen thuộc với các vụ trấn áp hàng loạt và thành công các đợt biểu tình, đình công hàng chục ngàn công nhân trước đây, đã hoàn toàn biến mất, bỏ mặc dân chúng và các công ty trong suốt gần một tuần lễ bạo loạn này.
Và ngay cảkhi những người công nhân, dân thường bị bắt vì tình nghi tham gia bạo loạn gây thiệt hại lớn cho hàng trăm công ty nước ngoài, thì không hề có một ai thuộc của Bộ công an, dân phòng… nào của chính quyền tỉnh Bình Dương bị khiển trách hay điều tra vì đã thiếu trách nhiệm, vắng mặt một cách khó hiểu trong những ngày bạo loạn đó.
Đài BBC dẫn lời một nhà ngoại giao CSVN đã nghỉ hưu khẳng định rằng “Công nhân không thể gây bạo động, họ là những người ngoài cuộc và được tổ chức kỷ luật tốt,” người này nói.
Một nhân vật khác, xin giấu tên, hiện đang làm việc trong hệ thống chính quyền Việt Nam, nói rằng ông tin những người tham gia biểu tình không định biến các cuộc phản đối này thành sự cố chết chóc. Và những kẻ chủ mưu là nhiều đám người đi xe máy, đã dùng khăn che mặt và cố tình đập phá để tạo nên những tình trạng kích động.
Rõ ràng có một điều gì đó mờ ám đang diễn ra đằng sau vụ bạo loạn Bình Dương, sớm muộn gì cũng sẽ lộ ra nay mai. Nhưng chắc chắn, bất kỳ ai quan sát cũng thấy rõ rằng phải có bàn tay từ hệ thống chính quyền CSVN can dự vào, thì cuộc bạo loạn này mới kéo thể bùng nổ và kéo dài như vậy. Sự hỗn loạn đó không hề giống tình trạng xã hội dân sự Việt Nam luôn công an bị đàn áp và sợ hãi trong suốt 39 năm nay. Và ngay cả việc vội vã xét xử nhằm bịt miệng dư luận của chính quyền CSVN, cũng là một điểm đáng ngờ không thể bỏ qua trong hồ sơ về sự kiện bạo loạn đáng nhớ này.
Dân News

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"