Ngô Nhân Dụng
Các “đồng chí anh em” bắt đầu tỏ
thái độ đối nghịch với nhau. Lần đầu tiên một thủ tướng Cộng Sản Việt
Nam (viết tắt là Việt Cộng) dọa rằng sẽ dùng đòn pháp lý để nói chuyện
với Cộng Sản Trung Quốc (viết tắt, Trung Cộng).
Chỉ mới nói thôi, chưa đưa đơn kiện, tức là chưa làm gì cả; nhưng dám nói còn hơn không. Thêm vào đó, tờ tạp chí trên mạng, tiếng nói của đảng Cộng Sản Việt Nam đã chỉ đích danh lãnh tụ Trung Cộng tố cáo là theo chủ nghĩa Ðại Hán. Hai chữ này diễn tả một truyền thống kéo dài hơn 2,000 năm, ít nhất kể từ thời Mã Viện. Tất nhiên nói như vậy vẫn chỉ là người Việt nói cho người Việt nghe cho sướng tai; giống như nói chuyện kiện cáo mà không dám đưa đơn kiện, không đụng tới lông chân mấy anh chị Ðại Hán ở Trung Nam Hải. Một bước đi xa hơn nữa là trên tờ báo lề phải còn đăng bài biện minh rằng bức công hàm của Phạm Văn Ðồng ký năm 1958 đồng ý các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc lãnh hải Trung Quốc là không có giá trị. Bài báo này có vẻ nhắm đến dư luận quốc tế, trong đó có cả Trung Quốc; chứ không chỉ nhắm người Việt nói với nhau. Nhưng lập luận của bài báo đó cũng không có giá trị nào cả. Muốn chống lại chiến dịch xâm lấn Biển Ðông của Trung Cộng, người Việt Nam phải dùng biện pháp khác, triệt để hơn.
Chỉ mới nói thôi, chưa đưa đơn kiện, tức là chưa làm gì cả; nhưng dám nói còn hơn không. Thêm vào đó, tờ tạp chí trên mạng, tiếng nói của đảng Cộng Sản Việt Nam đã chỉ đích danh lãnh tụ Trung Cộng tố cáo là theo chủ nghĩa Ðại Hán. Hai chữ này diễn tả một truyền thống kéo dài hơn 2,000 năm, ít nhất kể từ thời Mã Viện. Tất nhiên nói như vậy vẫn chỉ là người Việt nói cho người Việt nghe cho sướng tai; giống như nói chuyện kiện cáo mà không dám đưa đơn kiện, không đụng tới lông chân mấy anh chị Ðại Hán ở Trung Nam Hải. Một bước đi xa hơn nữa là trên tờ báo lề phải còn đăng bài biện minh rằng bức công hàm của Phạm Văn Ðồng ký năm 1958 đồng ý các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc lãnh hải Trung Quốc là không có giá trị. Bài báo này có vẻ nhắm đến dư luận quốc tế, trong đó có cả Trung Quốc; chứ không chỉ nhắm người Việt nói với nhau. Nhưng lập luận của bài báo đó cũng không có giá trị nào cả. Muốn chống lại chiến dịch xâm lấn Biển Ðông của Trung Cộng, người Việt Nam phải dùng biện pháp khác, triệt để hơn.
Chế độ cộng sản ở Hà Nội hiện nay là thừa kế chính thức của chính phủ
Phạm Văn Ðồng. Cho nên, khi họ xác định rằng bức công hàm do ông Phạm
Văn Ðồng ký ngày 14 tháng 9 năm 1958 là vô giá trị, đó là một bước thoái
lui có ý nghĩa. Bởi vì đây là lần đầu tiên đảng Cộng Sản Việt Nam xác
định chính quyền Việt Nam Cộng Hòa có giá trị pháp lý. Từ năm 1954, Việt
Cộng không bao giờ công nhận điều đó. Họ gọi chính quyền miền Nam là
“ngụy,” nghĩa là “giặc.” Bây giờ họ chính thức thừa nhận chính quyền Sài
Gòn làm chủ các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Cho nên, họ biện minh,
ông Phạm Văn Ðồng, thủ tướng chính phủ Hà Nội, không có quyền hành nào
trên các quần đảo đó. Vì vậy, ông Ðồng không thể đem trao cho Trung
Cộng, dù ông ta muốn cống hiến. Nói cách khác, Việt Cộng bây giờ đồng ý
rằng chế độ Việt Nam Cộng Hòa là một chế độ hợp pháp; công nhận chế độ
đó làm chủ một nửa nước Việt Nam. Thật đáng tiếc, hồi đó họ lại chủ
trương đánh chiếm miền Nam để cùng “tiến lên chủ nghĩa xã hội!” Họ lờ đi
không nói rõ ông Ðồng có ý nhường các đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa cho
Trung Cộng hay không, dù ông ta không có quyền! Tội nghiệp ông Ðồng, ông
chỉ ký tên vào bức thư đã được tất cả Bộ Chính Trị Ðảng Cộng Sản Việt
Nam chấp nhận, vì thế mà riêng ông mang tội bán nước.
Nhưng dùng lối phủ nhận này không phải là thứ lý luận đứng vững trong
cuộc đối đầu với Trung Cộng, cũng như trong ý định biện minh cùng dư
luận thế giới.
Thứ nhất, bởi vì sau khi nước ta bị chia đôi năm 1954, chính quyền cả
hai miền Bắc và Nam Việt Nam trong thời gian đó đều tự coi mình nắm chủ
quyền trên toàn thể nước Việt Nam. Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa, từ thời
Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, đều khẳng định lãnh thổ Việt Nam kéo dài từ
Nam Quan đến Cà Mau; mà Hiến Pháp miền Bắc cũng vậy. Khi chính phủ Phạm
Văn Ðồng giao thiệp với Trung Cộng, họ nhân danh cả nước Việt Nam, chứ
không riêng gì miền Bắc vĩ tuyến 17; mà Bắc Kinh cũng công nhận điều đó.
Ông Ðồng ký bức công hàm theo nội dung này. Bây giờ nói đi nói lại,
rằng ông Ðồng chỉ nhân danh một nửa nước Việt Nam thôi; Bắc Kinh sẽ bác
bỏ luận điệu đó một cách dễ dàng, rất khó cãi lại.
Tập Cận Bình và tập đoàn thống trị ở Ðông Nam Hải còn có thể nêu ra
rất nhiều bằng cớ chứng tỏ ông Ðồng và tất cả đảng Cộng Sản Việt Nam đã
công nhận Trung Cộng làm chủ Hoàng Sa và Trường Sa. Công hàm Phạm Văn
Ðồng viết cho Chu Ân Lai nói rằng chính phủ của ông “ghi nhận và tán
thành” bản tuyên bố của Trung Cộng ngày 4 tháng 9 năm 1958 về lãnh hải
Trung Quốc. Trong văn bản đó, Trung Cộng nói rõ ràng Tây Sa và Nam Sa
thuộc chủ quyền Trung Quốc, ông Ðồng và cháu chắt ông ta không thể chối
cãi rằng họ hiểu lầm được. Một bằng chứng hiển nhiên khác mà Trung Cộng
có thể nêu ra là các sách giáo khoa vẫn được sử dụng ở miền Bắc. Năm
1964, cuốn sách “Tập Bản Ðồ Việt Nam” do Cục Ðo Ðạc và Bản Ðồ của nước
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phát hành đã dùng địa danh “Tây Sa” và “Nam
Sa” theo cách gọi của Trung Cộng chứ không gọi là “Hoàng Sa” và “Trường
Sa” theo cách của người Việt Nam. Với bằng chứng đó, khó cãi với họ lắm.
Hơn thế nữa, năm 1974 khi Trung Cộng tấn công chiếm Hoàng Sa, chính
quyền Hà Nội không hề lên tiếng phản đối. Khi phái đoàn Việt Nam Cộng
Hòa thưa kiện Trung Cộng về vụ này, cả chính phủ miền Bắc lẫn đám bù
nhìn của họ ở miền Nam đều không đồng ý. Tại hội nghị La Celle Saint
Cloud, được mời cùng đứng tên phản đối hành động xâm lăng Hoàng Sa, họ
cũng từ chối. Bây giờ làm sao nói ngược lại được? Gần đây, phóng viên
Xuân Hồng của đài BBC có phỏng vấn bà Bảy Vân, vợ của cố Tổng Bí Thư Lê
Duẩn. Bà Bảy Vân xác nhận: “Phạm Văn Ðồng có ký văn bản. Ngụy nó đóng ở
ngoài đó (Hoàng Sa). Cho nên giao cho Trung Quốc quản lý Hoàng Sa.”
Người Tàu họ có thể đọc được tiếng Việt, sẽ vin vào các bằng cớ đó mà
xác định rằng Bắc Việt đã đồng ý trao Hoàng Sa cho Trung Cộng từ năm
1958!
Tất cả luận điệu của đảng Cộng Sản Việt Nam chối bỏ bức công hàm của
Phạm Văn Ðồng trở thành vô giá trị khi ra trước công luận thế giới. Vậy
chúng ta có cách nào xóa bỏ mối nhục bán nước đó hay không?
Có một cách. Là toàn thể dân chúng Việt Nam, từ Bắc chí Nam, bây giờ
cùng nhau khẳng định rằng chính phủ Phạm Văn Ðồng là một chính quyền vô
giá trị, không bao giờ làm đại diện cho dân tộc Việt Nam. Nói cách khác,
đó là một chính quyền ngụy tạo, mạo nhận, không chính đáng.
Người Việt Nam có thể làm công việc đó ngay bây giờ, bằng một cuộc
cách mạng. Cuộc cách mạng sẽ xóa bỏ tất cả cơ cấu quyền hành từ thời
Phạm Văn Ðồng tới ngày nay; thay thế bằng một chính thể mới, do người
dân Việt Nam tự do bỏ phiếu lựa chọn.
Ðảng Cộng Sản Việt Nam có thể làm công việc đó. Giống như đảng Cộng
Sản Bulgaria đã làm năm 1989. Một ngày sau khi bức tường Berlin sụp đổ,
Bộ Chính Trị Cộng Sản Bulgaria đã họp nhau, tự xóa bỏ độc quyền lãnh đạo
trong Hiến Pháp và xóa luôn tên đảng cộng sản. Họ tổ chức bầu cử, viết
một Hiến Pháp mới, và chính quyền mới (cũng do các người trong đảng cộng
sản cũ cầm đầu) tuyên bố tất cả các hiệp ước với Liên Xô đều vô giá
trị.
Trên thế giới, nhiều nước đã xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng với
nước ngoài bằng cách đó. Chính quyền Phạm Văn Ðồng chịu công nhận Hoàng
Sa, Trường Sa thuộc Trung Quốc, đó là một thứ thỏa hiệp bất bình đẳng.
Trung Cộng đã đưa ra 16 chữ vàng: “Sơn thủy tương liên, lý tưởng tương
thông, văn hóa tương đồng, vận mệnh tương quan.” Ðảng Cộng Sản Việt Nam
diễn tả thành ra 16 chữ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định
lâu dài, hướng tới tương lai.” Bây giờ là lúc dân Việt Nam chấm dứt mối
quan hệ bất bình đẳng này, do áp lực của Trung Cộng qua chủ nghĩa cộng
sản. Người Việt Nam có quyền xóa bỏ một chế độ sai lầm, xây dựng lại đất
nước,
Trả lời cuộc phỏng vấn của nhật báo Người Việt, Ðức Giám Mục Nguyễn
Thái Hợp đã nói rằng vụ giàn khoan 981 “là một sự kiện rất đau thương,
nhưng rất có thể đó cũng là một cơ hội đặc biệt tạo ra cái đổi mới, cái
khởi đầu nào đó cho Việt Nam. Nhiều người hy vọng rằng, biết đâu nhờ
biến cố đặc biệt đó mà Việt Nam lấy lại cái thế chủ quyền độc lập của
mình, thoát khỏi vòng tay Trung Cộng.” Người Việt trong nước hiện đang
nôn nóng đòi thi hành một chính sách đối ngoại “Thoát Trung.” Muốn thoát
Trung, phải thoát Cộng. Không chấp nhận “lý tưởng tương thông” thì mới
thoát được cái gọng kìm “vận mệnh tương quan.” Dân Việt phải tự quyết
định, tự mình làm một “cái khởi đầu nào đó” cho nước Việt Nam. Ðó là
cách tốt nhất để xóa mối nhục bán nước năm 1958.