Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Đại sứ VN tại Mỹ trả lời CNN về tranh chấp với TQ

DCVOnline (Phỏng vấn của CNN)

nqcVới người Việt Nam, 100% người Việt Nam, bất kể đang sinh sống ở đâu, tại Việt Nam, ở Mỹ hay ở những nước khác, chúng tôi đều tin rằng với người Việt Nam thì không có gì quý hơn độc lập và tự do. – Nguyễn Quốc Cường, Đs CHXHCNVN tại Washington, D.C.
Amanpour | CNN phỏng vấn Đại sứ CHXHCN Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Cường về căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam hôm 28 tháng 5, 2014
Nguồn: CNN
Ký giả Christiane Amanpour phỏng vấn ĐS Nguyễn Quốc Cường. Nguồn: CNN
CNN: Mới đây Đại sứ nói quan hệ giữa TQ và Vn đang ở một giai đọa tốt đẹp hơn xưa. Chuyện gì đã xảy ra và quan hệ giữa hai nước có thể trở lại tốt đẹp không?
NQC: Đúng, quan hệ giữa hai nước đang cải thiện từ năm ngoái. Bỗng nhiên TQ đưa giàn khoan và một đoàn tầu hộ tống vào vùng biển Việt Nam. Đây là một hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Nhưng người Việt Nam chúng tôi không còn cách nào khác hơn là đáp trả một cách ôn hòa nhưng cương quyết.
CNN: Dù đáp trả ôn hòa và cương quyết nhưng ông có lo ngại sự việc sẽ trở thnh một cuộc xung đột vũ trang hay không?
NQC: Trước hết hãy nói về hành động của TQ. Đưa giàn khoan và tàu bè vào biển Việt Nam là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam mà đó con là hành động vi phạm luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển, UNCLOS 1982, và nó còn là sự vi phạm điều mà giới lãnh đạo Trung Quốc đã
ký kết năm 2002 với lãnh đạo các nước trong khối ASEAN trong “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông.”
CNN: Vâng, mới tuần trước tôi đã nói chuyện với Đại sứ TQ tại Hoa Kỳ về toàn bộ vấn đề này và Đại sứ Cui Tiankai . Ông ấy nói thế này về giàn khoan và những quần đảo đang tranh chấp mà ông nói, “Chúng tôi không muốn có xung đột với láng giềng trong khu vực. Nhưng sự việc không hoàn tòa do chúng tôi quyết định. Những người khác cũng phải có cùng chính sách và ứng xử xây dựng (như TQ). Đó là nhận định của Đại sứ TQ và ông còn nói với tôi rằng, “Trung quốc chỉ có một giàn khoan trong vùng biển ‘không tranh chấp’ mà Việt Nam thì có đến 30 giàn khoan.” Ông trả lời thế nào về tuyên bố đó?
NQC: Bà có thể lập lại câu hỏi không? Tôi không nghe rõ.
CNN: Đơn giản là TQ nói họ không muốn có xung đột với VN nhưng TQ chỉ có 1 giàn khoan ở vùng biển “không có tranh chấp”, vùng biển quốc tế của họ, trong khi nước ông có đến 30 giàn khoan.
NQC: Bà thấy đó, TQ thay đang thay đổi tình hình hiện có. Già khoan đó nằm trên thềm lục địa và thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam chứ không phải ở vùng biển đang có tranh chấp. Như thế hành động của TQ là biến một vùng biển không có tranh chấp thành một nơi có tranh chấp. Và như thế là không thể chấp nhận được. Còn nói về giàn khoan và các hoạn động khai thác dầu khí thì Việt Nam đã làm nũng chuyện này nhiều chục năm nay. Nhưng những hoạt động đó đều nằm trên thềm lục địan và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam chứ không phải ở vùng biển có tranh chấp. Và các công ty dầu khí, những công ty nước ngoài đã hợp tác làm ăn, khai thác với VN. Bà có tin là họ sẽ hợp tác khai thác với VN nếu đó là những vùng biển có tranh chấp? Tôi không nghĩ (họ sẽ làm như) thế. Và trong nưm 2012 TQ cũng đã gọi thầu quốc tế đẻ khai thác dầu khí trên thêm lục địa của Việt Nam và không có một hãng dầu ngoại quốc nào hợp tác với họ.
CNN: Bây giờ để tôi nhắc lại lời của Ngoại trưởng TQ lúc đó (Yang Jiechi) nói với đối tác của ông ta ở Singapore, “Trung Quốc là một nước lớn, và những nước khác là các nước nhỏ và đó là sự thật.” Ông phả ứng thế nào về tuyên bố đó? Có phải thực sự TQ quá là lớn và nước ông thì tương đối nhỏ hơn?
NQC: Vâng đó là một biện luận không thể bào chữa được. Trong quan hệ ngoại giao, mọi quốc gia bất kể lớn hay nhỏ đều bình đẳng trước luật pháp quốc tế. Người ta không thể nói nước nhỏ bắt nạt nước lớn hay ngược lại. Tất cả mọi quốc gia đều bình đẳng trong quan hệ ngoại giao.
CNN: Như đã thấy, cách ứng xử của TQ trong việc tuyên bố chủ quyền tại những quần đảo đang tranh chấp với Nhật Bản và những vùng lãnh thổ khác với Philippines và giàn khoan đã đưa đến những sự phản kháng đang xảy ra trong nước ông với những vụ bạo loạn chống lại công nhân người TQ ở Việt Nam. Nhưng tôi muốn hỏi ông, VN đang giải quyết vấn đề này và một số công nhân TQ đã lên tàu rời Việt Nam làm thế nào các ông có thể có sự bảo vệ không bị TQ lấn chiếm? VN có quan hệ với Hoa Kỳ nhưng các ông không nằm dưới một cái dù bảo vệ an ninh bằng hiệp ước với Mỹ? (như trường hợp Nhật Bản, và Philippines – DCVOnline.)
NQC: Như bà biết đấy, Việt Nam theo đuổi một chính sách ngoại giao độc lập. Chúng tôi muốn có quan hệ tốt với TQ; chúng tôi muốn có quan hệ tốt với Mỹ, và các nước khác. Nhưng chúng tôi không thể chấp nhận những hành động ép buộc, và cũng không chấp nhận những đe dọa. Và khi nói đến chủ quyền và sự vẹn toàn lãnh thổ, người Việt Nam cương quyết, rất cương quyết bảo vệ chủ quyền của chúng tôi. Không quốc gia nào nên đánh giá thấp sự cương quyết bảo vệ chủ quyền của chúng tôi. Với người Việt Nam, 100% người Việt Nam, bất kể đang sinh sống ở đâu, tại Việt Nam, ở Mỹ hay ở những nước khác, chúng tôi đều tin rằng với người Việt Nam thì không có gì quý hơn độc lập và tự do.
© 2014 DCVOnline

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"