Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014

Trung Quốc gây hấn làm rung chuyển cả khu vực

Lindsay Murdoch
Một bài tổng hợp các nhận định về tình hình biển Đông và việc xâm phạm trái phép lãnh hải hợp pháp của Việt Nam của phóng viên Lindsay Murdoch thuộc báo The Age của Australia.
Bangkok - Khi các tàu TQ kéo đẩy một cấu trúc cao 40 tầng và to như một sân banh vào biển Đông Nam Á vào đầu tháng 4, các quốc gia láng giềng với TQ không đoán trước được việc này sẽ khởi động một phản ứng dây chuyền trong một vùng hàng hải phức tạp nhất và những cuộc tranh chấp khó giải quyết của thế giới.
Dầu sao thì TQ biết rằng hành động này là một hành động khiêu khích và đã gởi một đoàn tàu thuyền gồm 80 chiếc – trong đó có 7 tàu chiến của Hải quân TQ – với một dàn khoan biển sâu trị giá 1 tỉ đô của công ty quốc doanh khai thác dầu của TQ.
Một số lượng máy bay TQ không được biết là bao nhiêu cũng quan sát trên không trong khi dàn khoan có tên HD981 đi từ từ xuyên qua những vùng biển đang tranh chấp ở vùng biển ĐNA, tiến tới một đảo nhỏ (Hoàng Sa, VN) được cả TQ và VN tuyên bố có chủ quyền vào ngày 1 tháng 5, và dàn khoan đã đậu tại đó kể từ hôm ấy, 80 cây số bên trong vùng biền Đặc quyền Kinh tế của VN.

VN, một quốc gia xây dựng một bộ mặt mới của nó, một phần dựa vào sự chống đối vũ trang với TQ và các cường quốc ngoại bang khác, đã bị đặt vào tình thế bất ngờ và tức tốc gởi 35 tầu Tuần Duyên đến để bảo vệ vùng biển hợp pháp của VN.
Nhưng TQ đã đáp trả bằng cách ra lệnh cho các tàu thuyền dùng vòi rồng và đâm vào các tàu của VN, làm bị thương một số thuỷ thủ. Các tàu thuyền dân sự của VN cũng có vẻ đáp trả tương tự mà TQ cho rằng tàu thuyền của TQ bị tông hơn 171 lần.
Chỉ trong vài ngày, hàng ngàn người biểu tình đã đốt và cướp các hãng xưởng được cho là của TQ làm chủ ở khắp VN.
Đại sứ TQ ở Hà Nội buộc phải thông báo cho các công dân TQ đang ở VN phải “giảm thiểu đi ra ngoài nếu không cần thiết” trong khi hàng ngàn công dân TQ đã bỏ chạy sang Cambodia (Kampuchia).
Đến thứ Sáu, thủ tướng VN ông Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi công an và các chính quyền địa phương phải chấm dứt các cuộc bạo động.
Những hành động của TQ đã làm gia tăng những căng thẳng một cách nguy hiểm ở vùng biển ĐNA, nơi có sáu quốc gia cùng tranh chấp chủ quyền.
Các tàu thuyền TQ và VN vẫn còn đối đầu nhau kịch liệt quanh dàn khoan. TQ nói rằng họ sẽ khoan ở chỗ đó cho đến tháng Tám, như vậy thì sự đối đầu này sẽ kéo dài hàng tháng nữa.
“Tình trạng hiện nay thật là nguy kịch vì số lượng tàu thuyền của cả đôi bên và sự nguy cơ chiến tranh của một tai nạn hoặc một sự tính toán sai lầm,” Ông Carlyle Thayer , một chuyên gia về vùng biển ĐNA của trường ĐH New South Wales và Trường Võ bị Quốc gia Úc, đã nói.
Các nhà kế hoạch chiến lược của Úc và khắp vùng ĐNA buộc phải suy nghĩ tại sao Bắc Kinh lại chọn việc gia tăng căng thẳng trong sự tranh chấp dài hàng chục năm với VN trong lúc này, mặc dầu sự liên hệ giữa 2 quốc gia đã được cải thiện từ 2013.
Trong vài năm qua, TQ đã ngang ngược thúc ép quyền làm chủ của TQ trên khắp vùng biền ĐNA, bằng một bản đồ 9 đoạn cắt ngang những vùng tranh chấp của VN, Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia.
Cho đến tháng 5 này, mối quan hệ với VN có triển vọng phát triển tốt hơn. Nhưng sự va chạm này được cho là nghiêm trọng hơn những sự kiện trước đây liên quan đến các tàu ngư dân.
Mối quan hệ giữa TQ và Philippines cũng xuống thấp khi Manila đã công bố một hình ảnh chứng cứ cho việc Bắc Kinh đang bồi đất thêm cho đảo san hô Johnson South có lẻ để xây một đường bay.
Cũng giống như sự tuyên bố vùng bảo vệ không phận trên các đảo ở biển Đông TQ để tranh chấp với Nhật, các nhà phân tích cho rằng những hành động mới đây của TQ phù hợp với một viễn cảnh rằng TQ đang gây sự để thử thách các quốc gia láng giềng trong một cuộc chơi dài hạn để chiếm quyền kiểm soát ở vùng biển ĐNA.
“Mục đích tối hậu là TQ muốn thử xem nó có thể làm được tới đâu,” Ông Grant Newsham, một nhà nghiên cứu thâm niên của Viện Nghiên cứu Chiến lược Nhật cho biết. “Khả năng quân sự của TQ đã gia tăng đáng kể cùng với nền kinh tế trổi dậy, và TQ càng tỏ ra ít sẵn sàng nhượng bộ.
Trong khi những căng thẳng đang gia tằng trong tuần này, Úc cũng bày tỏ “quan tâm nghiêm túc” và kêu gọi mọi phía phải kềm chế.
Những hành động của TQ đã làm căng thẳng mối quan hệ Mỹ-TQ và làm nổi lên những câu hỏi liệu Washington có thể làm việc được với Bắc Kinh ở Châu Á và trên những vấn đề của đôi bên hay không, một nhân viên quan trọng của Mỹ đã phát biểu hôm thứ Năm vừa qua.
Phó TT Mỹ, ông Joe Biden và các nhân viên cao cấp khác đã nói với Đại Tướng Fang Fenghui - tổng tư lệnh của Quân đội NDTQ - rằng thái độ của Bắc Kinh là “nguy hiểm và khiêu khích” và phải chấm dứt.
Tiến Sĩ Thayer nói rằng bên dưới của bề mặt ngoại giao, những hành động của TQ dễ làm khơi dậy những nỗi lo ngại cho các quốc gia ĐNA có tranh chấp chủ quyền biển.
“Các quốc gia này sẽ tìm cách củng cố những khả năng hải quân của mình và sẽ tìm đến sự bảo đảm giúp đỡ của Mỹ và của các quốc gia khác có sức mạnh hải quân như Nhật, Úc và Ấn Độ,” Tiến Sĩ Thayer nói.
Hơn 50 phần trăm các chuyến tàu chuyên chở quốc tế đi ngang qua vùng biển ĐNA, bao gồm 60 phần trăm thương mại hàng hải của Úc.
Các vùng biển ở ĐNA được cho là có nhiều tiêm năng về năng lượng và được biết là một vùng biển giàu hải sản.
TQ hợp lý hoá những hành động của nó bằng cách cho rằng hoạt động của dàn khoan nằm trong vùng biển của TQ được bao gồm bằng đường 9 đoạn – một vùng rộng lớn hình chữ U bao gồm gần hết vùng biển ĐNA – và không có việc gì liên quan đến VN.
Đại Tướng Fang nói rằng Bắc Kinh sẽ bảo vệ dàn khoan và buộc tội VN đã đưa tàu đến nhằm cản trở việc khoan của nó.
Ông ta cũng chỉ đích danh vào cái gọi là Trục Châu Á của TT Obama, ông nói rằng một vài quốc gia đã chụp cơ hội để tạo khó khăn ở vùng biển Đông Á và ĐNA.
Trong một bài biên tập hôm thứ Sáu, tờ Global Times của TQ nói rằng TQ đang nằm ở điểm quan trọng trong thời kỳ vươn lên thành một thế lực thế giới, và cần phải cân bằng việc phát triển kinh tế với việc bảo đảm những biên hải của nó.”
Bài báo viết: “TQ đã đi bước quả quyết trong việc bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ của nó ở biển ĐNA, và trong lúc này phải đối diện với những cuộc chống đối mạnh của Hà Nội và Manila, và sự thiên vị thấy rõ của Mỹ.” “Những thử thách ngoại giao của TQ đang gia tăng, nhưng đây là những cái giá mà nó phải chịu đựng trong khi TQ đang trở nên hùng mạnh.
“VN và Philippines, cả hải nước đều không cập nhật hoá kiến thức của họ về TQ, vẫn còn ôm ảo vọng rằng TQ có thể bị đẩy lùi một cách dễ dàng bằng áp lực.”
Nhưng ông Tung Nguyen, một nhà nghiên cứu lão làng của Viện Ngoại Giao VN nói rằng “hành động thô bạo” của TQ đối với VN lúc này sẽ chỉ là một lời nhắc nhở mới cho các vị lãnh đạo ĐNA rằng việc đối phó của những quốc gia như VN đối với sức nặng của TQ ở trên biển khó khăn như thế nào.
“Những biến động mới đây ở vùng biển ĐNA đã nhắc nhở cho các quốc gia trong khối ASEAN về lề lối làm việc của các chính sách của nước lớn ở trong vùng nó biến hành như thế nào,” Ông Tung nói.
Tiến Sĩ Thayer nói những hành động của TQ - bất ngờ, khiêu khích và phạm pháp, đã làm trổi dậy những nỗi lo sợ về “sự đe doạ của TQ” và có thể phản tác dụng đối với Bắc Kinh.
“TQ sẽ thành công trong việc chèn ép VN bởi vì Hà Nội không thể làm gì được hơn nữa để đẩy lui TQ,” ông Thayer nói. “Nhưng TQ sẽ phải gánh chịu nhiều hậu quả trên mặt ngoại giao.”
Viết cùng với Philip Wen, Reuters
Nguồn: The Age, Australia

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"