Paulo Thành Nguyễn
Ngày 20/5/2014, tại văn phòng phái đoàn Liên minh Châu Âu đã diễn ra
buổi hội thảo "Cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR): Chia sẻ kinh
nghiệm Quốc tế". Chương trình do Liên minh Châu Âu phối hợp cùng Đại sứ
quán Hoa Kỳ, Úc, Canada (đại diện cho Na Uy, Thụy Sĩ và New Zealand) tổ
chức. Khách mời hầu hết là đại diện đến từ các đại sứ quán các nước có
mặt tại VN và một số các tổ chức dân sự độc lập trong nước.
Phát biểu khai mạc buổi hội thảo ông Franz Jessen, Đại sứ, Trưởng
phái đoàn EU hoang nghênh VN lần đầu tiên gia nhập vào Hội đồng nhân
quyền LHQ. Ông nhấn mạnh ý nghĩa buổi hội thảo hôm nay không phải để
"dạy đời"chính phủ VN mà chỉ muốn chia sẻ kinh nghiệm của Quốc tế về
việc thúc đẩy Nhân quyền. Ông mong muốn VN ngày càng phát triển và cải
thiện tốt hơn về tình trạng Nhân quyền.
Ông Andrej Motyl, Đại sứ Thụy Sĩ, đại diện nhóm G4 nói về buổi trao
đổi với Bộ ngoại giao VN về việc thực thi nội dung của 227 khuyến nghị
đến từ các nước trong phiên điều trần UPR tại Geneva vào tháng hai vừa
qua. Đại diện BNG Việt Nam thông báo với ông là đã thực hiện được 85%
khuyến nghị, nhưng ông chỉ hy vọng chính phủ VN thực hiện được 15% trên
thực tế là mừng rồi( cả hội trường cười).
UPR là cơ chế rất tốt để mỗi Quốc gia nhìn lại chính mình, để chúng
ta khẳng định niềm tin vào những giá trị cao quý của con người. Đây còn
là cơ hội cho các nhóm dân sự yếu thế lên tiếng. Hoa Kỳ luôn quan tâm và
thúc đẩy mạnh mẽ trong vấn đề này- bà Claire A. Pierangelo, Phó Đại sứ
HK phát biểu.
Bà Phan Kim Ngọc, đại diện của mạng lưới xã hội dân sự hoạt động về
giới tính, gia đình và môi trường chia sẻ những chương trình hoạt động,
tập huấn của nhóm và nêu khó khăn trong việc phổ biến Nhân quyền, vì
khái niệm về Nhân quyền vẫn còn "nhạy cảm" ở VN, ngay cả khái niệm "Hoà
Bình" cũng khiến chính phủ e ngại.
Tiến sĩ Annabel Egan, nhà nghiên cứu độc lập về nhân quyền chia sẻ
kinh nghiệm về việc thúc đẩy Nhân quyền của Ai-len. Bà nhấn mạnh ba khía
cạnh của vai trò, phương thức và sự tương tác đến từ cả hai phía là
chính phủ và các tổ chức dân sự.
Hội trường bắt đầu "nóng" dần khi Tiến sĩ Nguyễn Quang A, đại diện
Diễn đàn XHDS trình bày thực trạng về môi trường hoạt động của các tổ
chức dân sự tại VN, gồm các nhóm chính thức được nhà nước cấp phép và
các nhóm phi chính thức nằm ngoài sự kiểm soát của chính quyền. Trong
khi các nhóm chính thức có thể thoải mái đến Geneva thì các nhóm phi
chính thức bị ngăn cản, sách nhiễu đủ mọi hình thức. Ông hy vọng Quốc tế
quan tâm đến các hoạt động đòi Nhân quyền của các nhóm Phi chính thức
này nhiều hơn.
Blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, đại diện cho Mạng lưới Blogger
VN chia sẻ những khó khăn trong quyền tự do thông tin và tự do bày tỏ,
những người lên tiếng vận động cho Nhân quyền, đòi bãi bỏ những điều
luật mơ hồ dùng để kiềm hãm Nhân quyền như điều 79, 88 và 258. Rất nhiều
người đã bị bắt, bị đàn áp vì những điều luật này, những người khác thì
bị cấm xuất cảnh và liên tục bị sách nhiễu trong nước.
Bà Thuý Nga, đại diện HPNNQ và ông Ngô Duy Quyền, đại diện Hội BBTT
chia sẻ về những trường hợp cụ thể bị công an đánh và bắt giam.
Kết thúc buổi hội thảo, blogger Paulo Thành Nguyễn, Nguyễn Hồ Nhật
Thành trao thư chung của 15 tổ chức dân sự độc lập VN đến đại diện Liên
minh Châu Âu, Úc, Hoa Kỳ, Canada, Thụy Điển, Thụy sĩ, Hà Lan, Indonesia.
Nội dung thư chung đưa ra 10 chủ đề tổng thể đề nghị các quốc gia thành
viên theo dõi và giám sát đặc biệt việc thực thi của chính phủ Việt Nam
trong bốn năm tới gồm:
1. Môi trường xã hội dân sự an toàn và thuận lợi (CH Séc, Canada, Tây Ban Nha)
2. Thư mời mở cho tất cả các cơ chế đặc biệt của Liên Hợp Quốc thăm viếng (Áo, Hy Lạp, Uruquay)
3. Quyền được xét xử công bằng, hỗ trợ pháp lý & đối xử bình đẳng (Thụy Sĩ, Đan Mạch, Canada)
4. Cải cách liên quan đến án tử hình (Ý, Vương quốc Anh, Brazil)
5. Cải cách Bộ Luật Hình sự và các điều khoản an ninh quốc gia như Điều 79, 88 và 258 (Hoa Kỳ, Na Uy, Pháp)
6. Bảo vệ những nhà hoạt động nhân quyền (Đức, New Zealand, Hungary)
7. Thông qua và thi hành Công ước Chống Tra tấn (Pháp, Ba Lan, Hoa Kỳ)
8. Tự do Ngôn luận và Tự do Internet (Thụy Điển, Na Uy, Nhật)
9. Tự do Hội họp theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (Hàn Quốc, Úc, Đức)
10. Tự do Tôn giáo theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (Ý, Bỉ, Chile)
2. Thư mời mở cho tất cả các cơ chế đặc biệt của Liên Hợp Quốc thăm viếng (Áo, Hy Lạp, Uruquay)
3. Quyền được xét xử công bằng, hỗ trợ pháp lý & đối xử bình đẳng (Thụy Sĩ, Đan Mạch, Canada)
4. Cải cách liên quan đến án tử hình (Ý, Vương quốc Anh, Brazil)
5. Cải cách Bộ Luật Hình sự và các điều khoản an ninh quốc gia như Điều 79, 88 và 258 (Hoa Kỳ, Na Uy, Pháp)
6. Bảo vệ những nhà hoạt động nhân quyền (Đức, New Zealand, Hungary)
7. Thông qua và thi hành Công ước Chống Tra tấn (Pháp, Ba Lan, Hoa Kỳ)
8. Tự do Ngôn luận và Tự do Internet (Thụy Điển, Na Uy, Nhật)
9. Tự do Hội họp theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (Hàn Quốc, Úc, Đức)
10. Tự do Tôn giáo theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (Ý, Bỉ, Chile)
Thư chung của 15 tổ chức xã hội dân sự độc lập nhận được sự hưởng ứng
tích cực của đại sứ các nước. Họ rất sẵn sàng phối hợp với các tổ chức
dân sự độc lập để tổ chức các buổi hội thảo về 10 chủ đề này trong thời
gian tới nhằm cải thiện tình trạng Nhân quyền tại Việt Nam ngày càng tốt
đẹp hơn.