Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

Thủ phạm gây bạo loạn tại Bình Dương



Đoàn Huy (Danlambao) – Giới công nhân lao động tại Bình Dương hiện đang rất phẫn nộ vì đã phải chịu nhiều tai tiếng sau vụ bạo loạn vào đêm 13/5 tại các khu công nghiệp trong tỉnh. Vụ việc đã khiến nhiều nhà máy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị tấn công, cướp bóc và phóng hỏa.

Từ đầu tháng tháng 5/2014, khi Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn khoan HD 981 và hơn 80 tàu chiến trang bị tên lửa vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhân dân cả nước đã tỏ ra vô cùng phẫn nộ trước hành vi gia tăng xâm lược của Trung Quốc.
Người dân Việt Nam cả trong lẫn ngoài nước đều có quyền xuống đường biểu tình thể hiện lòng yêu nước, quyết tâm gìn giử biển đảo quê hương. Ngày 11/05/2014, các cuộc biểu tình 20 tổ chức dân sự độc lập đồng ký tên khởi xướng lần đầu tiên đã được diễn ra trên cả 3 miền đất nước.
Mặc dù bị nhóm ‘biểu tình quốc doanh’ của đoàn thanh niên cộng sản ‘ăn theo’, nhưng cuộc biểu tình ngày 11/05/2014 đã thành công trong ôn hoà và không bị dẫn dắt lạc hướng.
baoloan1.jpg

Một công ty tại Bình Dương bị đập phá

Doanh nghiệp Trung Quốc biết trước bạo loạn
Đến ngày 12/5/2014, giới công nhân Bình Dương cũng được phát động tham gia biểu tình chống TQ. Cuộc biểu tình ôn hòa được xuất phát từ thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Tuy nhiên, đến ngày 13/05/2014, cuộc biểu tình ôn hoà đã bị biến thành bạo động do một nhóm người lạ mặt không biết từ đâu đến. Họ, những người lạ mặt, kéo theo cờ đỏ sao vàng, mặc áo đỏ hùng hổ đến các công ty nước ngoài yêu cầu chủ doanh nghiệp đóng cửa nhà máy, buộc công nhân nghỉ việc để tham gia cuộc bạo loạn do chính họ giật dây và điều động.
Đáng chú ý, chủ doanh nghiệp tại các công ty Trung Quốc đã biết trước điều này sẽ xãy ra. Họ cho công nhân nghỉ trước đó khoảng một hai tiếng đồng hồ để đóng cửa nhà máy.
Đỉnh điểm của vụ việc xả ra lúc 16 giờ chiều cùng ngày, công nhân bao vây chật kín trước các công ty có vốn đầu tư của Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc… Phần lớn mọi người hô to các khẩu hiệu chống TQ xâm lược.
Đến hơn 17 giờ, bạo động đã bùng phát. Một số người lạ xông vào đập phá tài sản của các công ty nước ngoài tại các khu công nghiệp.
Cuộc bạo động này do một nhóm chưa đầy 20 người tổ chức. Họ bắt đầu đập phá, huỷ hoại tài sản rồi phóng hoả công ty. Hầu hết các công nhân đều đi theo với tính chất ôn hoà và quan sả.
Sự hỗn loạn của thiểu số người này cũng làm cho phần lớn công nhân bất bình và hoang mang.
Đổ dầu vào lửa
Đến khoảng 18 giờ chiều, một số công nhân không tham gia bạo loạn trở về phòng trọ. Tuy nhiên, khi họ ra các trạm ATM rút tiền lương tháng 4/2014 mà công ty mới vừa trả vào thẻ ATM vào ngày 10 hàng tháng thì nhận được thông báo “Tài khoản bị khoá”.
Hiện tượng này xảy ra tại hầu hết các công ty có vốn đầu tư của Trung Quốc, điều này như đổ thêm dầu vào lửa khiến nhiều người tỏ ra hết sức phẫn nộ. Điều này cũng tạo nên nhiều nghi vấn có sự tiếp tay của các ngân hàng.
Thông tin về việc tài khoản bị khóa – đồng nghĩa với việc bị mất một tháng lương lập tức lan truyền trong giới công nhân. Một số người vội quay trở lại để liên lạc với công ty, tuy nhiên vụ bạo động đã khiến chủ doanh nghiệp buộc phải bỏ trốn đến nơi an toàn.
Lúc này, các phần tử lạ mặt xông vào đập phá tan hoang các nhà máy. Họ lớn tiếng tuyên bố sẽ phóng hoả đốt sạch nếu ai không nhanh tay lấy tài sản bên trong nhà máy. Liền sau đó, nhiều người ồ ạt xông vào bên trong, mạnh ai nấy ôm vác ra những thứ gì có thể mang ra được.
Dưới ống kính và con mắt của dư luận thì họ sẽ trở thành người đi “hôi của” và phải chịu sự lên án vì hành động vi phạm pháp luật.
baoloan2.jpg
cty-khauhieu2.jpg
cty-khauhieu4.jpg
cty-khauhieu6.jpg
cty-khauhieu.jpg
CA cố tình trì hoãn
Sau vụ bạo loạn diễn ra chiều tối và đêm 13/5/2014, nhân dân Bình Dương đã đặt nhiều câu hỏi về trách nhiệm của lực lượng chức năng trong việc giải quyết tình hình.
Thứ nhất, những gì xảy ra trong vụ bạo loạn khiến người dân rất bất bình. Tại sao không thấy công an can thiệp và ngăn chặn kịp thời, trong khi trước đó vào sáng ngày 13/5/2014, toàn ngành công an Bình Dương có cuộc họp để đối phó?
Thứ hai, vì sao các ông chủ Trung Quốc biết trước sẽ có cuộc bạo loạn đập phá và đốt công ty? Hầu hết các công ty có vốn đầu tư của Trung Quốc đã cho công nhân ngưng việc nghỉ trước đó vài giờ do biết trước thông tin này, nhưng công an địa phương lại không biết.
Thứ ba, trong lúc vụ bạo động chưa xảy ra, tại sao các ông chủ Trung Quốc hoặc ngân hàng lại khoá tài khoản lương trong thẻ ATM của công nhân? Phải chăng có một âm mưu cố tình đổ dầu vào lửa?
Tình báo Trung Quốc đạo diễn?
Sau các vụ bạo loạn tại Bình Dương, Hà Tĩnh và nhiều nơi khác trong các ngày 13-14/5, người dân bắt đầu đổ dồn nghi ngờ về việc có bàn tay đạo diễn từ tình báo Trung Quốc.
Thủ đoạn của tình báo TQ qua các vụ bạo loạn nhằm mục đích gây xáo trộn công ăn việc làm của hàng triệu công nhân Việt Nam và tạo nên hình ảnh xấu với các nhà đầu tư quốc tế. Việc đập phá, cướp bóc tài sản nhà máy gây thiệt hại rất lớn về kinh tế. Nhà nước CAVN sẽ phải bồi thường phí tổn thiệt hại lấy từ tiền thuế của người dân.
Các vụ bạo loạn sẽ tạo ra sự chia rẽ giữa hai dân tộc Việt Nam và Trung Hoa, tạo ra những lợi thế để đảng CS Trung Quốc áp lực phe thân TQ trong nội bộ cộng sản VN phải có hình thức khống chế, cấm các cuộc biểu tình yêu nước sắp tới.
Điển hình gần đây là nhà cầm quyền CSVN đã đàn áp mạnh tay các cuộc biểu tình yêu nước tại Hà Nội, Sài Gòn và Nghệ An.
Các vụ bạo loạn cũng sẽ khiến nhà cầm quyền CS Trung Quốc sẽ có cớ để xua quân xâm lược Việt Nam với chiêu bài bảo vệ người dân TQ và các cơ sở doanh nghiệp của người Hoa tại Việt Nam.


Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"