Chiềng Chạ
Dân Luận: Bài viết này được đăng trên blog Mõ Làng, là một trang chuyên phỉ báng phong trào dân chủ, và tác giả bài viết này từ trước tới nay vẫn tỏ ra là người bảo vệ Đảng CS và chính quyền Việt Nam. Vì thế trong bài chúng ta vẫn thấy những ngôn từ kiểu "ngụy quân, ngụy quyền", "điên cuồng", "cai trị hà khắc", "thực dân" :D
Tuy nhiên, nội dung bài viết lại thể hiện một điều ngược lại: Trong khi chính quyền "ngụy" cố gắng bảo vệ tổ quốc, kiên quyết giữ gìn biển đảo, thì chính quyền "chính" lại dễ dãi ký một văn bản thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với đất đai của tổ tiên.
Đi tìm nguyên nhân lí giải sự mạnh bạo của TQ trong việc hạ đặt giàn
khoan HD981 trên Biển Đông và liên tiếp thực hiện các hoạt động gây hấn,
một số học giả đã cho rằng xuất phát từ sai lầm trong công hàm năm 1958
do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký. Hay nói cách khác, phía TQ đã vin vào
một văn bản mà Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa mà nay là Cộng hòa xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam. Công hàm này đã được phía TQ sử dụng như một
căn cứ pháp lý vững chắc để tạo ra một thế vững chắc và sẵn sàng lấy nó
ra để đáp trả lại những cáo buộc của của chúng ta trước những hành động
gây hấn vừa qua. Tất nhiên, cái mà TQ lợi dụng ở đây không phải là bản
thân cái Công hàm, phía TQ đã làm ngơ và cố tình làm ngơ đi bối cảnh
lịch sử mà Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký và thông qua.
Cũng giống như nhiều quốc gia khác, trong thế kỷ XX, Dân tộc Việt Nam
đã phải trải qua những thăng trầm, đau thương khi liên tiếp chống chịu
những đế quốc thực dân hung hãn nhất thế giới. Ở đó, dân tộc ta không
chỉ chịu những khổ ải về thể xác và những cái chết đến như cơm bữa mà
tình cảnh chia ly Nam - Bắc sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 (Sau Chiến
dịch Điện Biên Phủ) đã thử thách sự độc lập, thống nhất của dân tộc một
lần nữa. Chủ nghĩa Đế quốc, thực dân trong đó đại diện là Thực dân Pháp
và Đế quốc Mỹ cố tình nuôi dưỡng và công nhận chế độ Việt Nam Cộng hòa
như một đất nước thứ hai trên dải đất hình chữ S thiêng liêng này. Và ở
bên kia vĩ tuyến 17, chế độ Việt Nam Cộng hòa do những tên ngụy quân,
ngụy quyền vẫn điên cuồng thực hiện chế độ cai trị thực dân hà khắc và
cực kỳ tàn bạo. Việt Nam Cộng hòa cũng gia tăng sự ảnh hưởng chủ quyền
của mình trên hầu hết dải đất từ vĩ tuyến 17 trở vào và 02 quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa và hàng loạt các đảo nhỏ khác cũng nằm trong số đó.
Trên thực tế, vào thời điểm năm 1958, dù Việt Nam Dân chủ cộng hòa
không công nhận Việt Nam Cộng hòa nhưng thế giới đã công nhận Việt Nam
Cộng hòa là một chế độ, một nhà nước tồn tại song song trên dải đất Việt
Nam hiện nay. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và không thể áp
đặt việc ra Công hàm với ý chí của những người đứng đầu Chính phủ Việt
Nam Dân chủ cộng hòa. Nghĩa là, Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ
có hiệu lực từ vĩ tuyến 17 trở ra chứ không có hiệu lực pháp lý đối với
phần diện tích còn lại. Cho nên, nếu nói Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có
quyền năng quyết định luôn những căn cứ pháp lý lý liên quan đến phần
diện tích còn lại thì nghe có vẻ hơi khiên cưỡng và không đúng với thực
tế đang diễn ra. Vì vậy có thể hiểu một cách thực tế và mang tính thời
điểm lịch sử như sau: Việc Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn
Đồng ký công hàm 1958 với nội dung "Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của
Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của
Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết
định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để
tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước
Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin gửi đồng chí
Tổng lý lời chào trân trọng” thì nên hiểu nó đã được giới hạn bởi vĩ
tuyến 17 trở ra.
Nói như vậy để thấy rằng, nếu TQ muốn sử dụng những căn cứ pháp lý
nói trên thì vào thời điểm ấy TQ phải làm thêm một việc là thuyết phục
để Chính phủ Việt Nam Cộng hòa của Tổng thống Ngô Đình Diệm có một công
hàm tương tự. Nhưng tiếc rằng, khi nhìn vào cái cách mà Quân đội, nhất
là lực lượng Hải quân Việt Nam cố thủ, dũng cảm bảo vệ Quần đảo Hoàng Sa
thì e rằng, TQ khó làm được điều tương tự./.