Sau khi có hai người chết và hàng trăm người bị thương tại các cuộc biểu tình chống doanh nghiệp Trung Quốc, Bắc Kinh di tản người của họ.
Johnny Erling, Báo Thế Giới
Phan Ba dịch
Bắc Kinh lo ngại tiếp tục có những cuộc phản đối bạo lực đông người chống Trung Quốc ở Việt Nam. Trong những ngày tới đây, hàng ngàn công dân của nước Cộng hòa Nhân dân đang làm việc và sống ở đó sẽ được đón trở về quê hương bằng máy bay hay tàu thủy. Trong tin tức truyền hình, việc di tản quy mô lớn này được đưa ra ở hàng đầu. Con tàu chuyên chở đầu tiên đã rời đảo Hải Nam trong ngày chủ nhật lúc gần mười giờ sáng. Nó có chỗ cho tròn 1000 người. Tàu cần 17 tới 18 giờ để tới cảng Việt Nam, Tân Hoa Xã nói.
Từ chiều thứ bảy, những chuyến máy bay đặc biệt của các hãng hàng không Trung Quốc đã chở ra khỏi nước hơn 3000 công dân Trung Quốc. Trước đó đã có hơn 600 người Trung Quốc lánh sang Campuchia bằng đường bộ. Vào sáng sớm chủ nhật, chiếc máy bay đầu tiên, được trang bị như một bệnh viện bay, đã đáp xuống Thành Đô. Có 16 người bị thương trên máy bay.
Những người Trung Quốc này đã bị thương nặng tại vụ bạo động đông người, khi tròn 20.000 người Việt xông vào hàng trăm doanh nghiệp trong một khu công nghiệp trong đêm rạng sáng ngày thứ tư, cướp bóc và cuối cùng phóng hỏa đốt cháy rụi. Như là một phản ứng, các văn phòng du lịch Trung Quốc bỏ các chuyến đi sang Việt Nam ra khỏi chương trình của họ và hủy những chuyến du lịch đang được tiến hành.
Truyền hình Trung Quốc mô tả chiến dịch rời nước đầy bi kịch này như là một biện pháp phòng ngừa. Mục đích là để bảo vệ “nhà đầu tư Trung Quốc trước các xạm phạm từ phía Việt Nam”. Đài CCTV không nhắc tới vai trò khơi mào mà một giàn khoan Trung Quốc trong vùng có tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông đóng ở trong đó. Thời gian vừa qua, Hoa Kỳ lên án hành động dấn tới của Bắc Kinh và việc cố định giàn khoan này như là một “hành động khiêu khích”. Bắc Kinh phản bác ngay tức khắc sự can thiệp của Mỹ.
Hải quân Bắc Kinh đã cố định giàn khoan dầu hiện đại nhất của nước này cách bờ biển Việt Nam tròn 250 kilômét. Giàn khoan, có thể hoạt động ở độ sâu 3000 mét, theo thông tin của Việt Nam là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của đất nước và thêm vào đó là còn nằm trong vùng có tranh chấp lãnh hải và hải đảo ở biển Đông.
Nỗi lo ngại trước những cuộc biểu tình tiếp theo chống lại người nước của họ đã đẩy Bắc Kinh tới những kích động lớn vào cuối tuần. Trong các phương tiện truyền thông xã hội, người Việt đã kêu gọi biểu tình vào ngày chủ nhật để chống Trung Quốc xâm lược đang muốn cướp đảo của họ. Trong tuần vừa rồi đã xảy ra bạo động tại một phần ba tất cả các tỉnh của Việt Nam, như sĩ quan cảnh sát có thẩm quyền của Việt Nam Hoàng Kông Tư xác nhận.
Tồng cộng có 200 doanh nghiệp Trung Quốc bị tàn phá hay bị hư hại. Hàmg trăm các nhà máy và chi nhánh khác từ Đài Loan, Hongkong, Singapore và Nam Hàn cũng là mục tiêu của các cuộc tấn công và cướp bóc. Người Việt biểu tình đã cho rằng đó là doanh nghiệp Bắc Kinh vì những chữ hay tên bằng tiếng Trung. Chỉ riêng trong tỉnh Bình Dương có 697 nhà máy bị thiệt hại vì các cuộc bạo động, trong đó có 365 nhà máy bị hư hại nặng và 27 hầu như bị phá hủy hoàn toàn. Trên 800 nhà máy mà trong đó có 290.000 người Việt làm việc, đã ngưng sản xuất kể từ lúc đó. Cảnh sát Việt Nam trong các cuộc bố ráp lớn đã bắt 1400 người tham gia được nhận dạng là tội phạm bạo lực.
Truyền thông xã hội Việt Nam, những người biểu tình dựa vào các phương tiện này để tổ chức, kêu gọi biểu tình chống đối vào ngày chủ nhật trong 23 tỉnh và thành phố lớn của Việt Nam, mặc dù cảnh sát đã cấm biểu tình tiếp và chính phủ ở Hà Nội đe dọa trừng phạt nặng. Trong đêm rạng sáng ngày chủ nhật, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng qua tin nhắn đã yêu cầu tất cả các công dân không tham gia các cuộc biểu tình bất hợp pháp.
Trang mạng của nhật báo Hongkong “Đại Công Báo”, về chính trị thân với Bắc Kinh, đã tường thuật rằng họ được những người Trung Quốc đang cảm thấy bất ổn ở Việt Nam báo động. Cảnh sát ở đó đã thú nhận với họ, rằng không thể ngăn chận các cuộc biểu tình đông người đang bị lo ngại là sẽ xảy ra. Sau đó, Hongkong đã ra tuyên bố cảnh báo du lịch cho công dân của họ.
Hiện giờ, chính phủ Việt Nam đã công khai xin lỗi những hành động bạo lực đó. Đất nước này hứa sẽ bắt tất cả các tội phạm và trừng phạt nặng. Nhưng đồng thời Hà Nội cũng khẳng định rằng hành động của Bắc Kinh ở biển Đông là bất hợp pháp, vì vậy mà người ta yêu cầu hãy rút giàn khoan về. Câu trả lời cho yêu cầu này tới không chỉ ngay tức khắc từ Bộ Ngoại gia Bắc Kinh mà còn cả từ Hoa Kỳ, nơi mà người cấp cao nhất của quân đội Bắc Kinh, Tổng Tham mưu trưởng Phòng Phong Hay, đang thăm viếng Tổng Tham mưu Hoa Kỳ Martin Dempsey.
Đối với Bắc Kinh, câu hỏi rút lui là không được đặt ra: “Chủ quyền của Trung Quốc đối với các lãnh thổ biên giới được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chúng tôi không thể làm sai lệch.” Trung Quốc khăng khăng rằng họ không muốn gây ra bất ổn. “Nhưng chúng tôi cũng không sợ bất ổn.”
Cuộc di tản quy mô lớn này bây giờ đang làm tăng căng thẳng trong vùng. Một con số chính xác, có bao nhiêu người Trung Quốc hiện đang ở tại Việt Nam và cần phải được di tản, không được đưa ra. Nhưng Trung Quốc hiện diện rất nhiều ở Việt Nam về mặt kinh tế: thời gian vừa qua, Bắc Kinh có mặt ở đó với 998 doanh nghiệp và với 7,3 tỉ dollar Mỹ, là nhà đầu tư lớn thứ chín. Phía Đài Loan, cũng bị thiệt hại nặng trong các cuôc bạo động chống Trung Quốc vừa qua, là 2294 dự án và 28 tỉ dollar Mỹ.
Chính phủ Trung Quốc khăng khăng cho rằng họ có quyền điều hành giàn khoan dầu tại vị trí đang bị tranh chấp đó. Giàn khoan này nằm chỉ cách quần đảo Hoàng Sa (tiếng Trung Quốc là Tây Sa) do Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền chỉ 17 hải lý. Qua đó, người ta hoạt động trong “vùng biển gần bờ” của mình. Bắc Kinh kiểm soát các đảo Hoàng Sa từ năm 1974, sau khi đánh bại Việt Nam trong một trận hải chiến ngắn nhưng đẫm máu. Trong khuôn khổ của một cuộc họp báo được tổ chức tự phát, Bộ Ngoại giao Bắc Kinh cáo buộc Việt Nam tiếp tục tấn công giàn khoan này. Việt Nam và Trung Quốc tranh cãi nhau về vùng biển này vì người ta phỏng đoán có một trữ lượng lớn dầu mỏ ở đáy biển.
Johnny Erling
Phan Ba dịch từ: