Trường hợp điều 4 HP được hủy bỏ, ĐCSVN thay đổi thể chế:
Giữa bộ ba Tổng Trọng, Ba Dũng, Tư Sang, ai sẽ là Hồ Cẩm Đào hay Eltsin
Việt Nam?
ĐCSVN
luôn luôn lí luận sở dĩ Liên Xô sụp đổ là vì Gorbatchev và Eltsin đã bị
Mỹ diễn biến hòa bình. Theo PGS-TS Trần Đăng Thanh, Eltsin là người đã
triệt hạ đảng Cộng sản Liên Xô khi “đưa ra hai quyết định: Một, cấm đảng
cộng sản hoạt động. Hai,, là không trả lương cho những người tham gia
chính quyền Xô Viết”. Còn PGS-TS Nguyễn Tiến Bình thì đổ tội cho
Gorbatchev đã tách Đảng khỏi quân đội, khiến quân đội như rắn mất
đầu: “ngày 19-8-91 (Gorbatchev) ra lệnh giải tán các cơ quan chính trị
và từ 1-9-91, chấm dứt mọi hoạt động của Đảng trong quân đội Liên Xô. Đó
là nguyên nhân rất quan trọng dẫn tới sự sụp đổ và tan rã của Liên bang
Xô Viết vào cuối năm 91 mặc dầu quân đội Liên Xô có tới 3,9 triệu quân
nhưng do bị biến chất chính trị nên mất sức chiến đấu”.
Những dẫn chứng này hoàn toàn sai lạc. Có thể vì cố ý, nhưng cũng có thể vì ĐCSVN đã tự lừa dối mình. Có điều là chỉ cần kết hợp những lập luận này với những tham luận tại Hội thảo ” Bảo vệ chính trị nội bộ, chống diễn biến và tự diễn biến” họp ngày 27-12-12, thì thấy ngay là sự sụp đổ quá mau chóng của Liên Xô vẫn ám ảnh ĐCSVN và phái Bảo thủ trong Đảng vẫn lo sợ cái thế lực thù địch “trời không dung đất không tha” sẽ lại chơi trò diễn biến hòa bình ở thượng tầng lãnh đạo Đảng như đã làm với ĐCSLX. Đòi hủy bỏ điều 4 trong Hiến pháp 92 là đòn hiểm đầu tiên của “Thế lực thù địch” để phá bỏ bộ máy “Lãnh đạo” của Đảng, thật ra là của phái Bảo thủ.
Cũng chính vì vậy mà phái Bảo thủ “Lãnh đạo” đứng đầu là TBT Nguyễn Phú Trọng thấy dù phải hi sinh quyền lợi đất nước đến đâu, cũng phải dựa vào Tàu để duy trì điều 4 bảo vệ bộ máy lãnh đạo để giữ được quyền hành và có quyền là có lợi. Bởi vậy điều 4 là sinh tử lệnh của phái Lãnh đạo : hủy bỏ điều 4 là (phái Lãnh đạo) tự sát.
Trái lại, phái “Cầm quyền” – thật ra chỉ là phái hoạt đầu – đứng đầu là TT Nguyễn Tấn Dũng thấy hướng về Mỹ và Tây phương kiếm được nhiều lợi hơn và có lợi là có quyền, nên thấy nếu có thể hủy bỏ được điều 4 để độc giữ được quyền hành thì càng tốt.
Mỹ và Tàu đều biết thóp như vậy nên cả 2 đều tìm cách diễn biến 2 phái trong Đảng. Trong sự giằng co giữa Mỹ và Tàu, trong nội bộ ĐCSVN lại nẩy sinh thêm 1 phái thứ ba: phái Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Phái “Chủ tịch nước”, chơi vơi giữa 2 phái, thấy cần phải tạo chỗ đứng cho mình bằng cách giương cao những chiêu bài mị dân như: Giữ thế trung lập không nghiêng về Mỹ cũng chẳng nghiêng về Trung Quốc. Liên minh với Ấn Độ và các nước trong khu vực. Thắt chặt mối dây thân cận với nhân dân (cử tri) miền Nam. Cổ võ người dân tự đứng lên “diệt sâu” bài trừ tham nhũng…
ĐCSVN đang từ “một đảng 2 đầu” nay lại thêm đầu thứ 3 nên mất cân bằng, không còn có thể giữ nguyên tình trạng (statut quo), bắt buộc phải chuyển hóa.
Nhưng chuyển hóa theo hướng nào?
Có những người quá lạc quan cho (Mỹ) có thể diễn biến ĐCSVN đi theo hướng Myanmar: Tập đoàn quân phiệt Myanmar cũng chả khác gì một đảng Cộng sản và trong mấy chục năm cũng nằm trong quỹ đạo của Tàu. Nhưng chỉ cần hỏi những người này: ai là Aung San Suu Kyi Việt Nam để có đủ uy thế quốc tế và hậu thuẫn nhân dân đối chọi với Cộng sản? Và ai sẽ là một Thein Sein Việt Nam?
Trái lại trong ĐCSVN cũng có người nghĩ như PGS-TS Trần Đăng Thanh: nên học tập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên để, vừa có ổn định chính trị trong chế độ Mác-Lênin – cha truyền con nối, vừa làm cả thế giới khiếp sợ vì có bom nguyên tử, có tên lửa xuyên lục địa, tuy dân không có cơm ăn và cán bộ xuất ngoại phải thay phiên nhau mượn áo như hồi Đảng ta đi hội đàm ở Hội nghị Paris. Nhưng vị tiến sỹ này không biết là bom nguyên tử và tên lửa cũng là của Trung Quốc đưa cho Bắc Hàn để dọa Nhật Bản và Hàn Quốc chứ những nhà “khoa học” Bắc Cao, chữ nghĩa giả thày từ thời còn mồ ma Liên Xô, làm sao làm được bom nguyên tử với hỏa tiễn xuyên lục địa! Nhưng cái khó khăn hơn hết là kiếm đâu được những ai là cháu Bác Hồ để Đảng chọn một người cho lên ngôi?
Chỉ còn 2 hướng: hoặc hướng Trung Quốc – Hồ Cẩm Đào hoặc hướng Nga – Eltsin.
Cả 2 hướng đều đòi hỏi phải bỏ khái niệm “Đảng lãnh đạo” trong điều 4 HP 92 và thay vào đó một thể chế “chủ tịch nước lãnh đạo”.
Đó là điều Đặng Tiểu Bình đã làm khi thay “Đảng Lãnh đạo” nằm trong Hiến pháp 1975 bằng “Chủ tịch nước kiêm TBT Đảng”: Trong bản Hiến pháp được sửa đổi của Trung Quốc năm 2004 (1 năm sau khi Hồ Cẩm Đào lên cầm quyền), không hề có điều khoản nào trong số 138 điều khoản cho D0CSTQ quyền lãnh đạo. Chỉ trong Phần mở đầu (Préambule) là nói đến vai trò “lãnh đạo” (direction) của ĐCSTQ: “tập hợp mọi đảng dân chủ và các tổ chức nhân dân” Theo nghĩa này, Hiến pháp Trung Quốc công nhận đa đảng và “lãnh đạo” chỉ có nghĩa là “tập hợp”. Ngay đến từ ngữ “chủ nghĩa Mác – Lênin” cũng chỉ được nhắc đến trong Phần mở đầu và được lồng trong đoạn nói về lịch sử (diễn tiến tư tưởng chính trị) Trung Quốc đi từ chủ nghĩa Tân dân chủ của Tôn Trung Sơn sau Cách mạng Tân Hợi, qua Tư tưởng Mao Trạch Đông, lí thuyết Đặng Tiểu Bình, ý tưởng 3 thành phần (của Giang Trạch Dân).
Nhưng cũng đừng lầm tưởng là Trung Quốc hoan nghênh chế độ CSVN cải tổ theo hướng Trung Quốc: Tàu bao giờ cũng muốn có 2 phái trong ĐCSVN để dễ bề thao túng – và ngay cả Mỹ cũng vậy – Bởi vậy, duy trì điều 4 cũng là ý muốn của Tàu. Đó cũng là lí do vì sao từ 2 năm nay những người thức thời trong ĐCSVN muốn xóa bỏ điều 4 để đổi mới chính trị (chứ không phải vì bị Mỹ diễn biến) đều thất bại: Điều 4 vẫn nằm chình ình trong bản Dự thảo sửa đổi HP 92 mới được trưng ra.
Những người muốn xóa bỏ điều 4 tìm cách đi vòng quanh chướng ngâi vật bằng cách đưa ra nghị quyết hỏi ý người dân “không cấm kỵ kể cả điều 4″ trong thời hạn từ 2-1 đến 31-3-13 với hi vọng là trong thời gian 3 tháng tuyệt đại đa số những người góp ý sẽ đều tỏ ý muốn bỏ điều 4 và như vậy đủ làm áp lực bắt buộc phe TBT phải bỏ điều 4.
Nhưng TBT Nguyễn Phú Trọng đã lập tức phản công: ra chỉ thị huy động công an, quân đội đe dọa những ai lấy cớ góp ý dám đụng tới “nó”. Với chỉ thị này TBT Nguyễn Phú Trọng chứng tỏ vẫn muốn giữ nguyên điều 4 “Đảng lãnh đạo” để các bè phái nấp sau đó tiếp tục chia nhau quyền hành quyền lợi và tiếp tục được sự ủng hộ của Tàu.
Trước sự đe dọa bị đàn áp, ai là người có đủ dũng cảm dám đưa ý kiến chống đIều 4? Rút cục điều 4 sẽ vẫn được duy trì và phái thứ Ba sẽ bị vô hiệu hóa để Đảng trở lại nguyên trạng (statut quo) “1 Đảng 2 phái” Lãnh đạo và Cầm quyền.
Nhưng thử đưa ra giả thiết là thế cờ bị lật ngược:
Phái Chủ tịch nước và phái Thủ tướng liên minh với nhau để hạ phái TBT vì cùng chung một ý nghĩ là phải bỏ điều 4 để làm như Đặng Tiểu Bình: nhập 2 chức vụ Chủ tịch nước và TBT Đảng với nhau, thống nhất Đảng, biến Đảng thành công cụ của chủ tịch nước như ở bên Tàu. Phái Tổng Trọng bị thua sẽ tan rã. Chỉ còn 2 phái kình địch nhau là phái Ba Dũng và phái Tư Sang tranh nhau ngôi vị Chủ tịch nước kiêm TBT Đảng:
Giả thử phái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dựa vào Công an và các thế lực kinh tài thắng thế:
Khả năng Thủ tướng NTD đổi ngôi trở thành một chủ tịch Hồ Cẩm Đào Việt Nam sẽ rất lớn. Nhưng nếu không thay đổi triệt để đường lối đối ngoại thì Việt Nam sẽ trở thành cái bung xung của cả Tàu và Mỹ, đồng thời cũng có rất nhiều người lo ngại chế độ công an trị sẽ khắc nghiệt hơn, tham nhũng sẽ hoành hành dữ dội hơn.
Giả thử phái Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được sự ủng hộ của quân đội và nhân dân miền Nam cũ thắng thế:
Người có vẻ có tầm vóc trở thành một Eltsin Việt Nam là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Nhưng khó có thể biết Tư Sang có ngầm nuôi ý định trở thành một Eltsin không, hay cũng chỉ là một bị thịt, chỉ có khả năng nhìn thấy mấy con sâu và vẫn cho Gorbatchev và Eltsin là những kẻ phản bội. Muốn trở thành một Eltsin, cần phải đọc lại một cách trung trực lịch sử Liên Xô cuối thập niên 80 để biết chế độ cộng sản Liên Xô đã bị mục tới xương nên đã tự tan rã mặc dầu Gorbatchev cố gắng cứu mà không nổi. Eltsin là người đành để ĐCSLX chết để cứu nước Nga và Liên bang Nga trước đã. Khi đã cứu đươc Liên bang Nga rồi, Elsin mới nghĩ đến chuyên khôi phục lại được một phần lãnh thổ Liên Xô khi trước mà nay gọi là CEI. Nói tóm lại Eltsin chỉ tiếp tục sự nghiệp của các Sa hoàng và bây giờ Putin là người tiếp nối. Tôi nói vậy không có mục đích ca tụng Eltsin và Putin vì cả hai đều hiểu dân chủ theo ý của mình. Nhưng dầu sao nước Nga bây giờ cũng dân chủ gấp 1O lần thời Brejnev. Muốn có dân chủ thật sự, cần phải đấu tranh nhiều chứ chả ai ban cho.
Kết luận
Tình trạng ĐCSVN hiện giờ có khác gì ĐCSLX không ? Và nếu Chủ tịch Trương Tấn Sang là người thức thời thì sẽ thấy cái nước Nga của Việt Nam chính là miền Nam cũ. TTS muốn tạo cơ sở và lực lượng cho mình thì chỉ cần chinh phục tấm lòng người miền Nam cũ và dựa vào đó để thống nhất Việt Nam, bãi bỏ chế độ XHCN kiểu Mác – Lênin và thay vào đó một thể chế Dân chủ – Xã hội kiểu Marx – Engels. Làm được như vậy Trương Tấn Sang sẽ có cơ trở thành một Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ phá đổ cái thành trì “Lê Chiêu thống” của ĐCSVN là phái “Đảng Lãnh đạo” .
© Phong Uyên
© Đàn Chim Việt
Những dẫn chứng này hoàn toàn sai lạc. Có thể vì cố ý, nhưng cũng có thể vì ĐCSVN đã tự lừa dối mình. Có điều là chỉ cần kết hợp những lập luận này với những tham luận tại Hội thảo ” Bảo vệ chính trị nội bộ, chống diễn biến và tự diễn biến” họp ngày 27-12-12, thì thấy ngay là sự sụp đổ quá mau chóng của Liên Xô vẫn ám ảnh ĐCSVN và phái Bảo thủ trong Đảng vẫn lo sợ cái thế lực thù địch “trời không dung đất không tha” sẽ lại chơi trò diễn biến hòa bình ở thượng tầng lãnh đạo Đảng như đã làm với ĐCSLX. Đòi hủy bỏ điều 4 trong Hiến pháp 92 là đòn hiểm đầu tiên của “Thế lực thù địch” để phá bỏ bộ máy “Lãnh đạo” của Đảng, thật ra là của phái Bảo thủ.
Cũng chính vì vậy mà phái Bảo thủ “Lãnh đạo” đứng đầu là TBT Nguyễn Phú Trọng thấy dù phải hi sinh quyền lợi đất nước đến đâu, cũng phải dựa vào Tàu để duy trì điều 4 bảo vệ bộ máy lãnh đạo để giữ được quyền hành và có quyền là có lợi. Bởi vậy điều 4 là sinh tử lệnh của phái Lãnh đạo : hủy bỏ điều 4 là (phái Lãnh đạo) tự sát.
Trái lại, phái “Cầm quyền” – thật ra chỉ là phái hoạt đầu – đứng đầu là TT Nguyễn Tấn Dũng thấy hướng về Mỹ và Tây phương kiếm được nhiều lợi hơn và có lợi là có quyền, nên thấy nếu có thể hủy bỏ được điều 4 để độc giữ được quyền hành thì càng tốt.
Mỹ và Tàu đều biết thóp như vậy nên cả 2 đều tìm cách diễn biến 2 phái trong Đảng. Trong sự giằng co giữa Mỹ và Tàu, trong nội bộ ĐCSVN lại nẩy sinh thêm 1 phái thứ ba: phái Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Phái “Chủ tịch nước”, chơi vơi giữa 2 phái, thấy cần phải tạo chỗ đứng cho mình bằng cách giương cao những chiêu bài mị dân như: Giữ thế trung lập không nghiêng về Mỹ cũng chẳng nghiêng về Trung Quốc. Liên minh với Ấn Độ và các nước trong khu vực. Thắt chặt mối dây thân cận với nhân dân (cử tri) miền Nam. Cổ võ người dân tự đứng lên “diệt sâu” bài trừ tham nhũng…
ĐCSVN đang từ “một đảng 2 đầu” nay lại thêm đầu thứ 3 nên mất cân bằng, không còn có thể giữ nguyên tình trạng (statut quo), bắt buộc phải chuyển hóa.
Nhưng chuyển hóa theo hướng nào?
Có những người quá lạc quan cho (Mỹ) có thể diễn biến ĐCSVN đi theo hướng Myanmar: Tập đoàn quân phiệt Myanmar cũng chả khác gì một đảng Cộng sản và trong mấy chục năm cũng nằm trong quỹ đạo của Tàu. Nhưng chỉ cần hỏi những người này: ai là Aung San Suu Kyi Việt Nam để có đủ uy thế quốc tế và hậu thuẫn nhân dân đối chọi với Cộng sản? Và ai sẽ là một Thein Sein Việt Nam?
Trái lại trong ĐCSVN cũng có người nghĩ như PGS-TS Trần Đăng Thanh: nên học tập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên để, vừa có ổn định chính trị trong chế độ Mác-Lênin – cha truyền con nối, vừa làm cả thế giới khiếp sợ vì có bom nguyên tử, có tên lửa xuyên lục địa, tuy dân không có cơm ăn và cán bộ xuất ngoại phải thay phiên nhau mượn áo như hồi Đảng ta đi hội đàm ở Hội nghị Paris. Nhưng vị tiến sỹ này không biết là bom nguyên tử và tên lửa cũng là của Trung Quốc đưa cho Bắc Hàn để dọa Nhật Bản và Hàn Quốc chứ những nhà “khoa học” Bắc Cao, chữ nghĩa giả thày từ thời còn mồ ma Liên Xô, làm sao làm được bom nguyên tử với hỏa tiễn xuyên lục địa! Nhưng cái khó khăn hơn hết là kiếm đâu được những ai là cháu Bác Hồ để Đảng chọn một người cho lên ngôi?
Chỉ còn 2 hướng: hoặc hướng Trung Quốc – Hồ Cẩm Đào hoặc hướng Nga – Eltsin.
Cả 2 hướng đều đòi hỏi phải bỏ khái niệm “Đảng lãnh đạo” trong điều 4 HP 92 và thay vào đó một thể chế “chủ tịch nước lãnh đạo”.
Đó là điều Đặng Tiểu Bình đã làm khi thay “Đảng Lãnh đạo” nằm trong Hiến pháp 1975 bằng “Chủ tịch nước kiêm TBT Đảng”: Trong bản Hiến pháp được sửa đổi của Trung Quốc năm 2004 (1 năm sau khi Hồ Cẩm Đào lên cầm quyền), không hề có điều khoản nào trong số 138 điều khoản cho D0CSTQ quyền lãnh đạo. Chỉ trong Phần mở đầu (Préambule) là nói đến vai trò “lãnh đạo” (direction) của ĐCSTQ: “tập hợp mọi đảng dân chủ và các tổ chức nhân dân” Theo nghĩa này, Hiến pháp Trung Quốc công nhận đa đảng và “lãnh đạo” chỉ có nghĩa là “tập hợp”. Ngay đến từ ngữ “chủ nghĩa Mác – Lênin” cũng chỉ được nhắc đến trong Phần mở đầu và được lồng trong đoạn nói về lịch sử (diễn tiến tư tưởng chính trị) Trung Quốc đi từ chủ nghĩa Tân dân chủ của Tôn Trung Sơn sau Cách mạng Tân Hợi, qua Tư tưởng Mao Trạch Đông, lí thuyết Đặng Tiểu Bình, ý tưởng 3 thành phần (của Giang Trạch Dân).
Nhưng cũng đừng lầm tưởng là Trung Quốc hoan nghênh chế độ CSVN cải tổ theo hướng Trung Quốc: Tàu bao giờ cũng muốn có 2 phái trong ĐCSVN để dễ bề thao túng – và ngay cả Mỹ cũng vậy – Bởi vậy, duy trì điều 4 cũng là ý muốn của Tàu. Đó cũng là lí do vì sao từ 2 năm nay những người thức thời trong ĐCSVN muốn xóa bỏ điều 4 để đổi mới chính trị (chứ không phải vì bị Mỹ diễn biến) đều thất bại: Điều 4 vẫn nằm chình ình trong bản Dự thảo sửa đổi HP 92 mới được trưng ra.
Những người muốn xóa bỏ điều 4 tìm cách đi vòng quanh chướng ngâi vật bằng cách đưa ra nghị quyết hỏi ý người dân “không cấm kỵ kể cả điều 4″ trong thời hạn từ 2-1 đến 31-3-13 với hi vọng là trong thời gian 3 tháng tuyệt đại đa số những người góp ý sẽ đều tỏ ý muốn bỏ điều 4 và như vậy đủ làm áp lực bắt buộc phe TBT phải bỏ điều 4.
Nhưng TBT Nguyễn Phú Trọng đã lập tức phản công: ra chỉ thị huy động công an, quân đội đe dọa những ai lấy cớ góp ý dám đụng tới “nó”. Với chỉ thị này TBT Nguyễn Phú Trọng chứng tỏ vẫn muốn giữ nguyên điều 4 “Đảng lãnh đạo” để các bè phái nấp sau đó tiếp tục chia nhau quyền hành quyền lợi và tiếp tục được sự ủng hộ của Tàu.
Trước sự đe dọa bị đàn áp, ai là người có đủ dũng cảm dám đưa ý kiến chống đIều 4? Rút cục điều 4 sẽ vẫn được duy trì và phái thứ Ba sẽ bị vô hiệu hóa để Đảng trở lại nguyên trạng (statut quo) “1 Đảng 2 phái” Lãnh đạo và Cầm quyền.
Nhưng thử đưa ra giả thiết là thế cờ bị lật ngược:
Phái Chủ tịch nước và phái Thủ tướng liên minh với nhau để hạ phái TBT vì cùng chung một ý nghĩ là phải bỏ điều 4 để làm như Đặng Tiểu Bình: nhập 2 chức vụ Chủ tịch nước và TBT Đảng với nhau, thống nhất Đảng, biến Đảng thành công cụ của chủ tịch nước như ở bên Tàu. Phái Tổng Trọng bị thua sẽ tan rã. Chỉ còn 2 phái kình địch nhau là phái Ba Dũng và phái Tư Sang tranh nhau ngôi vị Chủ tịch nước kiêm TBT Đảng:
Giả thử phái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dựa vào Công an và các thế lực kinh tài thắng thế:
Khả năng Thủ tướng NTD đổi ngôi trở thành một chủ tịch Hồ Cẩm Đào Việt Nam sẽ rất lớn. Nhưng nếu không thay đổi triệt để đường lối đối ngoại thì Việt Nam sẽ trở thành cái bung xung của cả Tàu và Mỹ, đồng thời cũng có rất nhiều người lo ngại chế độ công an trị sẽ khắc nghiệt hơn, tham nhũng sẽ hoành hành dữ dội hơn.
Giả thử phái Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được sự ủng hộ của quân đội và nhân dân miền Nam cũ thắng thế:
Người có vẻ có tầm vóc trở thành một Eltsin Việt Nam là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Nhưng khó có thể biết Tư Sang có ngầm nuôi ý định trở thành một Eltsin không, hay cũng chỉ là một bị thịt, chỉ có khả năng nhìn thấy mấy con sâu và vẫn cho Gorbatchev và Eltsin là những kẻ phản bội. Muốn trở thành một Eltsin, cần phải đọc lại một cách trung trực lịch sử Liên Xô cuối thập niên 80 để biết chế độ cộng sản Liên Xô đã bị mục tới xương nên đã tự tan rã mặc dầu Gorbatchev cố gắng cứu mà không nổi. Eltsin là người đành để ĐCSLX chết để cứu nước Nga và Liên bang Nga trước đã. Khi đã cứu đươc Liên bang Nga rồi, Elsin mới nghĩ đến chuyên khôi phục lại được một phần lãnh thổ Liên Xô khi trước mà nay gọi là CEI. Nói tóm lại Eltsin chỉ tiếp tục sự nghiệp của các Sa hoàng và bây giờ Putin là người tiếp nối. Tôi nói vậy không có mục đích ca tụng Eltsin và Putin vì cả hai đều hiểu dân chủ theo ý của mình. Nhưng dầu sao nước Nga bây giờ cũng dân chủ gấp 1O lần thời Brejnev. Muốn có dân chủ thật sự, cần phải đấu tranh nhiều chứ chả ai ban cho.
Kết luận
Tình trạng ĐCSVN hiện giờ có khác gì ĐCSLX không ? Và nếu Chủ tịch Trương Tấn Sang là người thức thời thì sẽ thấy cái nước Nga của Việt Nam chính là miền Nam cũ. TTS muốn tạo cơ sở và lực lượng cho mình thì chỉ cần chinh phục tấm lòng người miền Nam cũ và dựa vào đó để thống nhất Việt Nam, bãi bỏ chế độ XHCN kiểu Mác – Lênin và thay vào đó một thể chế Dân chủ – Xã hội kiểu Marx – Engels. Làm được như vậy Trương Tấn Sang sẽ có cơ trở thành một Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ phá đổ cái thành trì “Lê Chiêu thống” của ĐCSVN là phái “Đảng Lãnh đạo” .
© Phong Uyên
© Đàn Chim Việt