Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

Sửa Hiến Pháp và trọng Ý Dân

Han Times

Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng chém gió: "Sửa đổi Hiến Pháp là vấn đề trọng đại quốc gia để toàn dân tham gia quyết định". Nhưng có bao nhiêu công dân quan tâm tới việc sửa đổi Hiến Pháp? Bao nhiêu công dân quan tâm tới quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong Hiến Pháp sửa đổi.

Di sản HCM (aka Ông Cụ)
Đừng đổ thừa cho Dân trí thấp! Mà nếu dân trí thấp thì lỗi là tại ai? Mấy chục năm qua đi rồi, cả nước Việt Nam được đặt dưới chân lý rạng ngời của Đảng, vậy mà dân trí vẫn thấp sao?

Hiến Pháp là cái đéo giề? Vắn tắt thế nài cho nó gọn: Hiến Pháp là khế ước xã hội, trong đó công dân xã hội đó (cuốc gia) cùng nhất trí về hệ thống chính trị, chính quyền các quyền và nghĩa vụ của công dân. Hiến Pháp là của Quốc gia đéo phải là của bất cứ một đảng phái nầu, Hiến Pháp là của công dân đéo phải là của bất cứ một tư tưởng chính trị nầu.
Xứ Lừa đang phát động phao trào: Tuyền dân tham gia sửa Hiến Pháp, bản Sơ thảo Hiến Pháp sửa đổi 2013 (aka đồng chí X năm thứ nhì) đã có. Chúng ta dững công dân của xứ Lừa có thể đọc thấy giề trong đó?
Về "Lời nói đầu": nhẹ tính Dân tộc nặng tính Đảng
Người ta có thể đề cập đến trong Hiến Pháp lịch sử một quốc gia, hoặc hiện đại hơn nói ngai cái khế ước xã hội hiện tại. Nhưng bản Sơ thảo Hiến Pháp sửa đổi 2013 không như vậy.
Ngay sau vài dòng đầu tiên về Lịch sử nước Việt Nam, "Lời nói đầu" chỉ còn là tràng giang đại hải những ngôn từ ngợi ca Đảng. Những từ nài thứ lỗi anh nói thẳng mẹ luôn nghe nhiều nhàm và đéo có tính thuyết phục.
Nhẹ về tính Quốc gia, nhẹ về tính Nhân Dân mà nặng về tính Đảng, "Lời nói đầu" khiến người ta có cảm giác đới là một bài tuyên huấn, giáo dục công dân về lòng yêu Bê ngàn đời bất hủ hơn là giá trị thực sự của một bản Hiến Pháp.
Hiến Pháp là khế ước xã hội, phản ảnh sự thống nhất của cả một xã hội, ngay cả bản thân bạn Hùng Sinh Nguyễn cũng nói: "Sửa Hiến Pháp là vấn đề trọng đại quốc gia để toàn dân tham gia quyết định" nhưng "Lời nói đầu" lại không đề cập đến điều này, không nghi nhận việc giám sát xã hội đối với với Sửa đổi Hiến Pháp.
Công dân chả biết lấy căn cứ đéo nầu để có thể khẳng định Hiến Pháp sau khi sửa đổi phản ảnh đúng tâm nguyện của mềnh. Tức là quyền công dân trong "Lời nói đầu" của Sơ thảo Hiến Pháp sửa đổi cũng nhẹ như lông hồng.
Thay vì bô lô ba la về những thứ củ tỷ như Đảng Quang Vinh thì nhóm mần ra bản Sơ thảo hay Bê nên chính thức ghi nhận quyền giám sát và quyền của công dân khi công nhận bản Hiến Pháp sửa đổi 2013.
Bánh vẽ to tướng hay khẩu hiệu ngút trời?
Sẽ là dân chủ và văn minh hơn rất nhiều nếu như Bê dám thẳng thắn ghi nhận: Chúng tôi Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà nước và Chính Phủ Việt Nam long trọng công bố toàn văn bản sửa đổi Hiến Pháp và Hiến Pháp này sẽ có hiệu lực thực thi khi có ít nhất trên 50% (hoặc 2/3) số phiếu thuận của công dân nước Việt Nam.
Đèo mẹ, nhời đó là một ước mơ quá xa vời. Và vì đó là một ước mơ nên đủ để ta thấy Bê hông thực tâm Dân Chủ (hoặc tư tưởng dân chủ trong Bê hông đủ mạnh để vượt lên lợi ích cá nhân của riêng mềnh).
Dân Chủ ư? Đó mới là cơn chém gió, bánh vẽ mà Bê đang ưu ái dành lại cho công dân xứ Lừa.
Điều 4 được làm dài thêm một cách chả sâu sắc quái gì. Nguyên văn nó thế nài nài: "1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
2. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.
3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật".
So với điều 4 (1992), nó như thế nài nài: "Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật".
Khi Đảng chỉ là Đảng thì anh kệ mẹ, dưng ở đơi Đảng đã tự nhận mềnh là công bộc của anh nên anh - với tư cách ông chủ huyền tuyền hông quan tâm đến thành phần xuất thân của đầy tớ. Cái anh quan tâm là việc mềnh giám sát, kỷ luật, bãi chức tển ra sao.
"Nhân dân" đã được Đảng tình nguyện (tự ý) làm công bộc (mặc dù nhân dân có muốn thuê công bộc đó hay không thì lại là điều phải bàn cãi). Nhân dân lên hương bởi sâu bâu nhiêu năm vô thưởng vô phạt nay bỗng dưng được quyền giám sát sự "Lãnh đạo của Đảng"?
Chỉ có điều đéo thấy cơ chế pháp lý nầu để nhân dân thực huyện quyền nài, hay Bê lờ tịt mẹ đi gồi? Điều nài cũng giống như việc không cần có hợp đồng lao động, bỗng đéo đâu một thằng trỏ tay bẩu: tâu là đầy tớ chiên đi phục vụ mài, tao lãnh đạo cả cái nhà nài và he he anh (và chi bộ) phải chấp nhận nếu hông muốn bị nó múc chết!!
Thay vì bô lô ba la về Đảng là cái giề thì Bê nên dành một dung lượng đáng kể cho việc đề cập tới một hành lang pháp lý để công dân thực thi quyền giám sát Đảng. Việc ra Luật Đảng cũng là điều phải thực thi ngai lập tức nghiêm túc nhất có thể.
Tiếp tục là quyền công dân. Một điều đáng ghi nhận ở Hiến Pháp sửa đổi lần nài là đã lôi "Quyền và nghĩa vụ của Công dân" từ Chương V lên ngai Chương II (sau Sự lãnh đạo của Đảng). Thiệt là một tưởng thưởng tinh thần vĩ đại cho những con Lừa.
Xứ Lừa tiếp tục khẳng định công dân có quyền tự do ngôn luận, biểu tình, lập hội vươn vươn. Nhưng vướn đề vẫn là nhưng: hành lang pháp lý để thực hiện cái quyền đó. Quyền tự do ngôn luận ở Lừa xưa nai luôn ở tình trạng nửa nạc, nửa mỡ; Quyền Biểu Tình Hiến Pháp ghi nhận nhưng Pháp Luật đéo có...
Hệ quả tất yếu là Biểu tình thành mẹ nó phạm pháp.
Cho nên thai vì bô lô ba la, Hiến Pháp mới cần phải nghiêm cấm mọi hành vi cản trở công dân thực thi các quyền của mình theo đúng pháp luật, bao gồm cả quyền biểu tình, bày tỏ bất đồng chính kiến một cách ôn hòa. Kèm theo đó là phải soạn thảo Luật báo chí mới, luật về ngôn luận và tự do thông tin, luật biểu tình.
Những điều đó mới làm nên giá trị cốt lõi của một bản Hiến Pháp thực sự là của dân, do dân và vì dân. Long trọng tuyên bộ, công nhận, bảo hộ những quyền, giá trị của Công Dân đó mới là Dân Chủ còn ở đơi Bánh vẽ nhìn thì ngon ăn vầu vỡ mẹ mồm.
Thiếu lộ trình?
Sửa Hiến Pháp biểu thị tầm nhìn cả trăm năm cho một dân tộc, một quốc gia. Đồng nghĩa với đó là việc sửa đổi thêm mới vào hệ thống pháp luật những bộ luật cần thiết để bảo vệ quyền công dân, quyền con người; loại bỏ những điều luật gây tổn thương tới các quyền này.
Nhưng chi bộ những con lừa nghễnh ngãng đáng yêu đã khi nầu nghe Bê thở về điều nài chưa? Cá nhân anh chưa hề thấy! Ngược lại, anh có cảm giác sửa Hiến Pháp lần nài chỉ là con bài sau chiến dịch thảo phạt đồng chí X thất bại.
Chính vì vội vã và vá víu như vậy nên trong Sơ thảo Hiến Pháp bộc lộ nhiều câu rất ngu ngơ, các giá trị nội hàm cho một Hiến Pháp dân chủ, bảo vệ các quyền công dân là không đủ. Bao nhiêu ông dân bà dân thực sự hiểu về Hiến Pháp? Bao nhiêu người sẽ ý thức được các quyền tôn nghiêm chân chính mà mềnh xứng đáng được hưởng, xứng đáng phải có?
Và bâu nhiêu người sẽ tham gia vầu công cuộc sửa Hiến Pháp lần nài?
Bạn Hùng Nguyễn Sinh bảo: Sửa Hiến Pháp trọng đại quốc gia. Trọng đại quốc gia mà chỉ dành có 3 tháng, trưng cầu dân ý thì không biết đâu là đầu mối? Chỗ nào tiếp nhận ý kiến công dân, để công dân tranh luận về từng điều khoản trong Hiến Pháp cũng không có nốt?
Và cơ quan nào để công dân giám sát việc sửa đổi Hiến Pháp theo đúng dân nguyện? Điều gì, giá trị pháp lý nào bảo vệ công dân khi thực thi những điều này?
Trả lời bằng thực tế đi rồi hãy nói đó là "vấn đề toàn dân tham gia quyết định".
Dân chủ ư? Vì dân ư? Không chẳng có tý Dân chủ nào đâu, ngoài những cái bánh vẽ to tường. Không tư duy dân chủ, không một sự chuẩn bị cho cả một hành trình lớn là sửa đổi Hiến Pháp, xác định tầm nhìn cả trăm năm cho dân tộc, Bê chỉ sửa Hiến Pháp nhằm điều chỉnh các mâu thuẫn trong chính nội bộ của mềnh (tức là để các vị tiện chia sẻ quyền lực một cách hợp lý) còn bánh vẽ được ném cho người dân.
230728_588622847831133_1094400272_n.jpg
Cuộc bầu cử Quốc Hội Lập Hiện năm 1966 nhằm soạn thảo một hiện pháp mới cho miền Nam, và chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống vào năm sau, 1967. Theo hiến pháp mới, miền Nam có Quốc Hội lưỡng viên, và Tổng thống có nhiệm kỳ 4 năm. Ảnh: Tạp chí Life

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"