Người quen tiễn những người công an Vinh ra về. Anh ta quay lại pha trà, bao giờ bắt đầu giữa hai chúng tôi cũng là một ấm trà ngon. Anh ta hỏi tôi ăn sáng chưa, làm cái bánh mỳ ăn nhé. Tôi lắc đầu, mới ăn lúc 4 giờ sáng với đoàn công an Vinh.
Anh ta hỏi tôi có nghĩ rằng tôi phải về đây gặp anh ta không.?
Tôi gật đầu, cái này tôi đã nghĩ kết cục phải thế, suy từ lần Lạng Sơn ra thì biết. Tôi thắc mắc là sao chuyện xảy ra ở Vinh mà tôi phải về đây. Anh ta bảo ở từ nay trở đi, trừ khi anh ta chuyển sang bộ phận khác thì thôi, chứ còn ở đây thì anh ta và tôi vẫn còn theo nhau dài lắm. Dù tôi có đi đến tận đâu đi nữa thì hồ sơ xử lý cũng về tay anh ta và anh ta sẽ làm việc với tôi.
Tôi hỏi.
- Vậy tôi nằm trong chuyên án à.?
Anh ta cười không nói gì.
Cuộc hỏi cung bắt đầu, khi anh ta bắt đầu viết bản cung,phần mở đầu lý lịch. Lần này không có phần hỏi tên bố mẹ nữa. Hôm trước ở Vinh người ta hỏi tên bố, tên mẹ tôi đã phản ứng, tôi không biết, không trả lời. Những bản lấy lời khai sau cũng không có phần ghi tên bố mẹ. Tôi bảo anh ta.
- Giờ tôi tội gì mà ông làm biên bản lấy lời khai, căn cứ vào quyết định của công an tỉnh Nghệ An bảo tôi có tội à. Thế thì khởi tố đê, ra lệnh bắt đê, làm gì có chuyện cứ xơi xơi lấy lời khai.
Anh ta cười, ít khi anh ta nổi cáu, trừ khi tôi xỏ xiên về chuyện cá nhân anh ta mới nổi cáu, còn trong công việc lúc nào anh ta cũng tươi cười kiềm chế. Anh ta nói giờ trong kia đưa ra thì cần phải làm rõ để kết thúc vụ việc.
Tôi trình bày ;
Ngày 6 tôi vào Nghi Lộc Nghệ An đến nhà bạn để dự lễ tuần hôm sau, 10 giờ đêm đến nơi, sáng hôm sau ở nhà bạn dự lễ, đến 10 giờ tối vào tp Vinh ngủ để mai bắt xe về. Đang ở khách sạn thì xảy ra chuyện như đã biết.
Câu hỏi của an ninh.
- Vậy anh có biết hôm đó ngày 8/1/2013 ở tp Vinh có phiên toà xét xử 14 người hoạt động lật đổ chính quyền không.?
Tôi lắc đầu.
An ninh.
- Làm gì có chuyện anh không biết, rõ ràng anh vào đó để quay phim chụp ảnh phiên toà, gửi lên mạng.
Tôi lắc .
- Này nhé, ai nói cho tôi mà bảo tôi biết, tôi không hề biết xử xiếc cái gì hết. Tôi ra khách sạn ngủ để đón xe về. Khách sạn tôi trú gần bến xe, gần đường cái chứ không gần toà. Đó là cái thứ nhất, cái thứ hai là lúc phiên toà diễn ra rồi ( cái này lúc xe bắt tôi chở qua phiên toà tôi thấy ) thì chúng tôi đang ngủ, các anh xông vào bắt, không hề có biểu hiện chúng tôi định ra phiên toà. Tại sao lại khẳng định tôi biết và chuẩn bị ra phiên toà.
An Ninh.
- Cái chuyện ra toà xem để chụp ảnh, quay phim là có, anh cứ nhận thì đã sao, anh định thế thì cứ nói thế.
Tôi cười.
- Luật không thể nói cái '' định '' được. Luật là trên những chứng cứ khách quan, hợp với logich. Sao tôi nói định về Hà Nội có đầy đủ tình tiết minh chứng lại không được xét, các anh lại đi xét cái ''định'' ra toà khi không có bằng chứng nào.?
An Ninh.
- Tất nhiên chúng tôi còn căn cứ trên những cái khác, bằng chứng khác, chứ không thể anh nói tôi giết người, dao dính máu đây. Là chúng tôi cứ thế tin ông Hiếu giết người, chúng tôi vẫn phải hỏi, vẫn phải làm rõ thêm từ nhiều phía.
Tôi nói.
- Tôi nói rồi, tôi không biết phiên toà nào hết, tôi đi quay phim chụp ảnh đám lễ tuần đầu bạn tôi, kết thúc lễ 9 giờ tối hôm qua. Vì đường xa, chúng tôi ra khách sạn gần đường cái ngủ để hôm sau đón xe về. Lúc chúng tôi đang ngủ thì công an Vinh xông vào dùng hơn trăm người bắt ba thằng bọn tôi về công an thành phố. Chuyện chỉ có thế.
Nhiều thanh niên trẻ vào phòng, họ bên bộ phận kỹ thuật. An Ninh điều tra ( ANĐT ) bảo.
- Giờ chúng tôi kiểm tra đồ đạc của anh.
Tôi lắc đầu.
- Các ông dựa vào cái gì mà kiểm tra, tôi có phạm tội thì phải có lệnh bắt, khởi tố, sao cứ thấy đồ là kiểm tra.
Họ không nói gì, cứ thế kiểm tra, họ đông người. Tôi chẳng thể phản ứng được nhất là khi ở trong trụ sở của họ. Đồ của tôi có máy ảnh, máy ghi âm, máy quay phim, kính camera, điện thoại.
ANĐT hỏi.
- anh Hiếu, anh cho biết anh có phải nhà báo không mà mang những thứ này.?
Tôi trả lời.
- Chả có quy định nào là chỉ có nhà báo mới được mang những thứ này, câu hỏi này lạc lõng lắm, tôi không trả lời.
ANĐT ghi không phải nhà báo, thật buồn cười, những câu hỏi dựa trên chủ quan khép tội. Những câu hỏi thế này sẽ diễn ra theo một chuỗi chủ tâm, để người đọc bản khai sẽ cảm giác rằng tôi có tội. Mặc dù nếu đi vào từng chi tiết thì chả ăn nhập gì với nhau. Ngay cả những bản cáo trạng cũng vậy, đối tượng gặp A, gặp B, đối tượng đi C...kết luận là đối tượng thực hiện hành vi D. Toà có cho tranh luận là làm rõ tôi gặp A, B nói gì, bàn gì, đi C làm gì...suy diễn tội là điều phổ thông nhất trong cáo trạng. Ví dụ như đối tượng đã viết những bài viết có tên...nội dung thế nào không nói, những khơi khơi nói bài viết xuyên tạc chống phá chế độ.
ANĐT hỏi về nguồn gốc số đồ vật, mục đích đi vào Vinh, khi đi cùng với ai, nói gì với nhau.?
À, tôi nghĩ thầm, thì ra họ đang suy luận điều tra theo hướng. Có tổ chức giao nhiệm vụ, có người tài trợ phương tiện, có mục đích quay phim, ghi hình phiên toà đưa lên các trang website xấu. Thế thì tôi chả phải sợ nữa, vì những chuyện này không có. Cái loại vô tổ chức, bất trị như ba thằng chúng tôi thì tổ chức nào chứa được, chưa kể chúng tôi thằng nào cũng ngang như cua, đi với nhau còn cãi nhau bỏ mẹ, ảnh ọt thằng nào chụp được thì thằng đấy quăng lên FB của mình. Mạnh thằng nào thằng đấy chơi, có bàn bạc cái gì bao giờ với nhau đâu.
Tôi vững tâm trả lời, giờ thì tôi chả sốt ruột, có ngồi đây 5 hay 10 hôm cũng thế. Số đồ tôi mang theo dùng để quay phim đám tang, nội dung trong máy đã thể hiện. Còn những thiết bị họ nghĩ là tôi dùng nghe lén, quay lén với mục đích xấu thì ơn trời thương cho tôi, những thứ đó lại không hoạt động được hoặc ở trạng thái không sẵn sàng hoạt động. Thậm chí bộ phận kỹ thuật phải chạy đi, chạy lại chật vật mới cho chúng hoạt động. Máy ghi âm thì hết pin, kỹ thuật đi mua pin thay mất nửa ngày. Kính camera không có thẻ nhớ, không có xạc pin, không có dây dẫn máy tính. Điều đó càng chứng tỏ tôi không có ý định ra phiên toà hay đi đâu.
ANĐT hỏi.
- Vậy anh mang theo làm gì ?
Tôi.
- Tôi mua từ lâu, cứ để trong balo, cái đó nhỏ ai mà để ý, đi đâu cứ cho thêm đồ vào mà đi. Còn nếu tôi mang đi để mục đích sử dụng cho chuyến đi thì nó phải được ở trạng thái hoạt động được rồi, anh ghi hộ tôi rõ là những thứ này không trong trạng thái hoạt động sẵn sàng và bên trong không có nội dung gì.
Chúng tôi đi ăn cơm, ăn ở nhà ăn của cơ quan an ninh điều tra, ngồi cùng bàn với cả bộ phận kỹ thuật,trinh sát phục vụ việc điều tra tôi. Vì thế bộ phận an ninh phải mua thêm thức ăn, rất nhiều món ngon nhưng tôi chỉ ăn được có một bát vì mệt. Xong tôi về buồng làm việc ngủ một giấc trên ghế.
Chiều cuộc hỏi cung diễn ra, nội dung lại y như cũ, đồ đạ, nguồn gốc, đi đâu, mục đích.
Hay ở chỗ mỗi lần họ hỏi, tôi lại phát hiện ta những chứng cớ nhỏ những rất giá trị chứng minh tôi đi Vinh chỉ để dự đám tang, còn chả biết phiên toà nào hết. Ví dụ phiên toà xảy ra dự kiến 3 ngày mà quần áo, đồ dùng tôi mang theo chỉ có một hay cùng lắm hai ngày. Tôi đi từ hôm 6, số đồ dùng cá nhân phù hợp với ngày 8 tôi về. Còn nếu theo phiên toà thì phải dự kiến đến ngày 10 cơ. Khi vào đám tang tôi ở đó từ lúc vào đến lúc ra khách sạn ngủ, chả đi đâu, chả gặp ai, chả quay chụp cái gì khác ngoài đám tang. Có hình ảnh dân phòng trước cửa khách sạn thì tôi bảo là tôi chụp để dự thi ''người tốt, việc tốt '' mà báo nhà nước phát động, hình ảnh trong mưa rét đến 60 dân phòng phong toả khách sạn để làm nhiệm vụ.
ANĐT bảo tôi chụp thế để tung lên mạng rêu rao đây là tay sai, đây là chó săn...
Tôi nói.
- Tôi chưa bao giờ dùng những câu nói đó để nói về họ, khả năng sử dụng ngôn ngữ và cách sử dụng ngôn ngữ của tôi anh biết quá rõ. Còn việc tung lên đâu thì anh không có cơ sở suy luận. Giờ anh hỏi tôi thì tôi trả lời theo suy nghĩ lúc tôi chụp, đó là hình ảnh những người dân phòng thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao trong thời tiết rất khắc nghiệt, tôi chụp để gửi báo nhà nước dự thi gương người tốt việc tốt. Anh phải ghi cho tôi, vì anh hỏi tôi trả lời thế.
Kiểm tra hình ảnh dân phòng trong máy camera của tôi thì đúng là những hình ảnh này chưa đưa lên mạng. Hình ảnh trên mạng không khớp với hình ảnh trong máy quay phim của tôi. ANĐT ghi cho tôi theo đúng những gì tôi khai về mục đích chụp ảnh, quay phim dân phòng.
Chiều tôi bảo mệt, muốn ăn phở, không ăn cơm.
Hai cán bộ ANĐT dẫn tôi ra ngoài ăn phở, ăn xong họ đưa tôi về, qua cổng gác cổng chả hỏi. Họ buột miệng.
- Hay cái ông Hiếu này, qua cổng quen đến nỗi gác cổng chả hỏi nữa.
Họ bảo tôi ngủ lại đây , mai làm việc tiếp.
Tôi bảo thế thà các ông ra lệnh bắt tôi, tôi còn đòi được tiêu chuẩn phòng giam, có chỗ nằm, có chăn chiếu. Chứ ngủ đây thì tôi ngủ trên ghế à.?
Họ chỉ tôi chiếc giường của cán bộ có chăn đệm đầy đủ.
Tôi hỏi thế tôi ngủ một mình à. Họ đưa hai cậu trẻ vào, tôi hỏi thế hai cậu này ngủ đâu. hai cậu nói là bọn em ngồi ghế. Tôi bảo đéo ai lại thế, một thằng nằm hai thằng ngồi thì nhìn khó chịu lắm. Ra khách sạn hết cho xong.
ANĐT bảo để tôi xin ý kiến lãnh đạo, lát sau anh ta quay lại bảo tôi đi ra khách sạn. Xe ô tô có tôi nữa là 5 người ra khách sạn. Có hai người ở với tôi, còn lại đi về. Lúc ANĐT đưa chứng minh thư, chủ khách sạn ( khách sạn nhà nước) chỉ lấy một cái. Tôi bảo.
- Đấy , các ông thuê khách sạn cũng chỉ một chứng minh thư, sao tôi lại bị hoạch hoẹ rồi khám xét, rồi bị bắt.
.ANĐT cười.
- Thôi, ai mà chả biết ông thế nào.
Tôi vào khách sạn, lên giường ngủ luôn, sáng sau mở mắt chỉ thấy mỗi một anh bạn ANĐT quen thuộc, hỏi ông kia đâu thì biết về sớm đón con rồi. Ra cửa ăn phở xong, anh ta hỏi đi taxi chứ, tôi bảo đi bộ thôi, có đoạn đường ta xi làm gì. Chúng tôi đi bộ , anh ta bảo anh ta khổ vì tôi, nửa đêm lên Lạng Sơn vì tôi, nửa đêm trực nghe tin Vinh báo về tôi, phải thức chờ đến lúc tôi về Hà Nội, mất tiền khách sạn cho tôi ngủ. Tôi rút ví ( từ lúc trong Vinh đến Hà Nội họ không đụng đến ví tiền của tôi ) bảo.
- Thế tôi trả tiền ăn và khách sạn lại cho ông, ai bảo các ông bắt tôi chứ tôi muốn đâu.
ANĐT cười.
- Thôi nói thế thôi, ai dám cầm tiền của ông, người ta nhìn thấy bảo ông hối lộ tôi à.
Chúng tôi đi vào cổng, anh ta bảo tôi cứ vào phòng ngồi trước đi, anh ta lên gặp cấp trên trao đổi.
Tôi nhờ mua thuốc lá, người của An Ninh đi mua hộ tôi mà không lấy tiền của tôi. Một ấm trà ngon mới pha. Tôi ngồi hút thuốc, uống trà và chờ đợi.
Trong mấy ngày làm việc, sự chờ đợi khá dài, cứ hỏi cung xong điều tra viên cầm hồ sơ, lời khai đi xin ý kiến chỉ đạo. Hàng tiếng mới quay lại để hỏi xoáy những thêm câu gay gắt. Ta sẽ không thể biết lúc quay lại họ hỏi chuyện gì, bao giờ cũng là tình tiết mới, chuyện mới được hỏi bằng những câu rất hiểm mang tính quy chụp.
Sự tử tế hiện lên ở thái độ đối xử như cơm , nước, nghỉ ngơi, trà thuốc không có nghĩa cũng hiện ra ở câu hỏi.
Mà điều quan trọng cần cho người bị điều tra là ở những câu hỏi khách quan của cơ quan an ninh điều tra, chứ không phải nằm ở chỗ được đối xử tốt, ăn gì, uống gì đều được đáp ứng. Trái lại sự đáp ứng về vật chất đấy còn khiến người bị hỏi cung dễ chủ quan, dễ dãi khi trả lời không cân nhắc.
Tôi mong được quát tháo, được cấm đoán, được đối xử ngược đãi, thậm chí là đánh đập nữa. Chỉ cần thế là tôi sẽ có cớ chả làm việc gì. Tôi sẽ vin vào vì bị quát sợ quá tinh thần bị khủng hoảng không làm việc ( cái này tôi đã dùng ở nơi khác rồi ). Còn hơn là thái độ tử tế khi đối xử, như tôi không cần sự kéo dài thời gian làm việc ngày này sang ngày khác, sự khám xét đồ bất cần luật lệ, và những câu hỏi suy diễn theo chiều hướng để đi dẫn dắt người đọc có nhận định rất chủ quan mà chính họ không biết.
Cuộc đời hơi khó khăn ở chỗ .Ta vừa ngồi chung mâm với họ, cùng ngủ chung phòng với họ, uống chung ấm trà, bao thuốc như những người anh em, hỏi han chuyện gia đình , con cái rất tình cảm. Nhưng chỉ mươi phút sau ta phải căng đầu để kiên nhẫn tìm những điểm mấu chốt để minh oan cho mình, trước những câu hỏi buộc tội của họ. Điều đó còn khủng khiếp hơn là phải đối mặt với những điều dữ dội xảy ra mà mình thấy. Những câu hỏi liên miên, lập đi, lập lại, mỗi lần lại nảy ra một điểm cần giải thích. Ta phải hoạt động bộ óc như một nhà toán hoc, luật học, tâm lý học để giải thích trơn tru và tự nhiên những điều mà họ hỏi.
Có một cách đơn giản là tôi không trả lời, các ông vô cớ bắt tôi ở khách sạn, giờ đi mà điều tra tôi không nói. Và ngồi khoanh tay, nhắm mắt, không nói năng gì cả.
Nhưng nếu có cách giải thích thì tội gì không làm, và hơn nữa nếu chả có cái vụ bắt ở khách sạn Vinh. Thì cơ quan an ninh điều tra vẫn gửi giấy triệu tập tôi như thường, bao lần có cần tôi bị bắt ở đâu thì họ mới hỏi thế đâu. Đang ở nhà đưa đón con, đi chợ như thường vẫn bị triệu tập lên hỏi như vậy. Chuyện ở Vinh thì thấy, công an hỏi giấy tờ, bảo có đủ giấy tờ thì thôi, có đủ rồi thì đòi kiểm tra đồ, không cho kiểm tra đồ thì bị chặn cửa không cho đi lại, sáng sau bắt vì tội cản trở và chống người thi hành công vụ. Có bằng chứng clip trên mạng là không chống người thi hành công vụ thì lại bị xoay sang tội tổ chức ghi lén đoàn kiểm tra tung lên mạng. Cãi được cái đoạn là không ghi lén vì các ông vào phòng tôi chứ tôi có cơ quan ông đâu, ông đi kiểm tra tôi có biết được trước đâu. Lại đến tội là ở đâu ra thiết bị này, ai cấp, mang theo dùng vào mục đích gì....
Cuộc hỏi cung lại diễn ra, chẳng khó gì không nhận thấy mục đích của các câu hỏi theo hướng suy diễn. Phiên toà xử các thành viên Việt Tân, tôi đi vào đó mang theo máy móc thế là để thu thập tin tức phiên toà. Như vậy thì chỉ có tôi là người của Việt Tân mới đi làm như thế. Hơn nữa bằng chứng đầy rẫy, hay những kẻ khác khai báo tôi có quan hệ với thành viên đảng Việt Tân ( những kẻ khai báo này vẫn nhởn nhơ bên ngoài dưới cái mác là chiến sĩ đấu tranh dân chủ, vui một điều mỗi lần bị điều tra qua các câu hỏ của an ninh, tôi lại sàng lọc ra tên những kẻ như vậy bằng suy luận của mình ). Tôi quen Paule Sơn ai mà chẳng thấy, giờ Paule Sơn bị kết tội Việt Tân xử tù ở Vinh. Tôi quen với Nguyễn Đình Cương cũng trong vụ án xử cùng Sơn với tội danh tham gia Việt Tân. Trong mạng xã hội thì đầy người hỏi han sức khoẻ, gia đình tôi như bác Hoàng Cơ Định. Mà bác Định thì nghe phong phanh không rõ lắm là em của bác Hoàng Cơ Minh, người sáng lập Đảng Việt Tân.
Tôi quen họ với tình cảm con người với con người, chưa ai trong số họ khi quen tôi họ xưng họ là đảng viên đảng Việt Tân. Tôi cũng không bao giờ bàn chuyện về chính trị, xã hội với họ. Nhưng nhìn vào đó thì cũng không thể trách được cơ quan an ninh điều tra họ đặt vấn đề nghi ngờ. Nhưng nghi ngờ và làm rõ nghi ngờ là việc của họ. Tôi chẳng tham gia đảng phái nào hết, đơn giản không phải tối ghét đảng phái mà tôi là thằng vô kỷ luật, thích tự do, không chịu bị áp đặt hay điều khiển.
1- Không cản trở người thi hành công vụ.
2- Không ghi lén đoàn kiểm tra rồi tung lên mạng với lời bình luận xấu.
3- Không vào Vinh với mục đích thu thập thông tin phiên toà để đưa lên mạng với dụng ý xấu theo chỉ đạo của ai.
4-Không phải là đảng viên của đảng phái nào.
5- Không biết gì về hoạt động, suy nghĩ của người khác.
Tôi được về sau khi làm có vỏn vẹn từng ấy nội dung, bao nhiêu tờ khai tôi cũng chả còn nhớ. Hôm sau phải đến làm việc.
Tôi ra cửa, bình thản như mọi lần, chả nhìn ngang ngửa, tôi cắm đầu đi ra chỗ đầu đường tìm xe ôm. Tâm hồn tôi phơi phới, từ lúc bị giữ đến lúc này đã mấy ngày, trải mấy trăm cây số, làm việc với bao nhiêu công an, an ninh...tâm trạng tôi chưa hề bị chấn động. Cảm thấy bình thường như bao lần tôi đã phải làm việc với cơ quan an ninh từ Lạng Sơn đến Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM. Thậm chí tôi còn lâng lâng cảm giác sung sướng đã can trường vượt qua những chuyện như thế.
Tôi đi qua cửa cơ quan an ninh mấy bước, bỗng tôi không tin vào mắt mình nữa, trước mắt tôi là anh Khang, chị Hiền Giang, bác Nghiêm Việt Anh, vợ chồng Lê Dũng, Cường Bóng, Lê Thiện Nhân...họ đứng chờ tôi trong hy vọng mong manh. Vì họ cũng không chắc rằng tôi ở đâu, tôi nghe họ nói một toán người nữa đang đi vào công an TP Vinh để hỏi về tôi, tôi nghe thấy Lân Thắng, Trương Dũng được thả về ngay đêm hôm ấy ở bến xe, họ đã không về Hà Nội mà loanh quanh tìm tôi với số tiền ít ỏi trong túi.
Mắt tôi nhoà lệ, tôi thấy mình nhỏ bé, thấy mình thật tủi thân, thật đáng thương. Tự nhiên đủ các cảm giác yếu đuối dồn lại như vỡ oà trong tôi. Thật lạ là tôi ứa lệ trong vòng tay bạn bè của mình, ngay trước cửa trụ sở an ninh điều tra. Tôi không biết nói gì để cảm ơn bạn bè, bằng hữu, các bác, cô chú đã lo lắng và chia nhau các ngả đi tìm tôi.
Mọi người đưa tôi về tận nhà, còn mua quà cho Tí Hớn, các anh chị bảo đi xa mấy ngày phải có quà về cho con chứ.
Không biết cuộc điều tra đến bao giờ kết thúc, một số đồ đạc của tôi vẫn bị tạm giữ với lý do là làm việc tiếp khi cần. Tôi cũng chả sốt ruột, chẳng phải người an ninh hỏi cung tôi đã nói, số phận của anh ta gắn với tôi còn rất lâu , chừng nào anh ta vẫn còn ở bộ phận này, chừng nào tôi vẫn còn những quan hệ hay hoạt động như thế ấy.
Nhưng thế nào đi nữa, tôi có những người bạn không phải ruột thịt, không quan hệ làm ăn, vụ lợi gì. Đã mỏi mòn chờ tôi trên cái vỉa hè, trong một ngày mùa đông giá rét nhất của mùa.
Trong kiếp làm người này, được bằng hữu đối xử ân tình như vậy. Có cái gì nặng được hơn.? Có cái gì khiến ta phải sợ, phải buồn cơ chứ nhỉ.?
Nguồn Blog Người Buôn Gió
Tôi nhờ mua thuốc lá, người của An Ninh đi mua hộ tôi mà không lấy tiền của tôi. Một ấm trà ngon mới pha. Tôi ngồi hút thuốc, uống trà và chờ đợi.
Trong mấy ngày làm việc, sự chờ đợi khá dài, cứ hỏi cung xong điều tra viên cầm hồ sơ, lời khai đi xin ý kiến chỉ đạo. Hàng tiếng mới quay lại để hỏi xoáy những thêm câu gay gắt. Ta sẽ không thể biết lúc quay lại họ hỏi chuyện gì, bao giờ cũng là tình tiết mới, chuyện mới được hỏi bằng những câu rất hiểm mang tính quy chụp.
Sự tử tế hiện lên ở thái độ đối xử như cơm , nước, nghỉ ngơi, trà thuốc không có nghĩa cũng hiện ra ở câu hỏi.
Mà điều quan trọng cần cho người bị điều tra là ở những câu hỏi khách quan của cơ quan an ninh điều tra, chứ không phải nằm ở chỗ được đối xử tốt, ăn gì, uống gì đều được đáp ứng. Trái lại sự đáp ứng về vật chất đấy còn khiến người bị hỏi cung dễ chủ quan, dễ dãi khi trả lời không cân nhắc.
Tôi mong được quát tháo, được cấm đoán, được đối xử ngược đãi, thậm chí là đánh đập nữa. Chỉ cần thế là tôi sẽ có cớ chả làm việc gì. Tôi sẽ vin vào vì bị quát sợ quá tinh thần bị khủng hoảng không làm việc ( cái này tôi đã dùng ở nơi khác rồi ). Còn hơn là thái độ tử tế khi đối xử, như tôi không cần sự kéo dài thời gian làm việc ngày này sang ngày khác, sự khám xét đồ bất cần luật lệ, và những câu hỏi suy diễn theo chiều hướng để đi dẫn dắt người đọc có nhận định rất chủ quan mà chính họ không biết.
Cuộc đời hơi khó khăn ở chỗ .Ta vừa ngồi chung mâm với họ, cùng ngủ chung phòng với họ, uống chung ấm trà, bao thuốc như những người anh em, hỏi han chuyện gia đình , con cái rất tình cảm. Nhưng chỉ mươi phút sau ta phải căng đầu để kiên nhẫn tìm những điểm mấu chốt để minh oan cho mình, trước những câu hỏi buộc tội của họ. Điều đó còn khủng khiếp hơn là phải đối mặt với những điều dữ dội xảy ra mà mình thấy. Những câu hỏi liên miên, lập đi, lập lại, mỗi lần lại nảy ra một điểm cần giải thích. Ta phải hoạt động bộ óc như một nhà toán hoc, luật học, tâm lý học để giải thích trơn tru và tự nhiên những điều mà họ hỏi.
Có một cách đơn giản là tôi không trả lời, các ông vô cớ bắt tôi ở khách sạn, giờ đi mà điều tra tôi không nói. Và ngồi khoanh tay, nhắm mắt, không nói năng gì cả.
Nhưng nếu có cách giải thích thì tội gì không làm, và hơn nữa nếu chả có cái vụ bắt ở khách sạn Vinh. Thì cơ quan an ninh điều tra vẫn gửi giấy triệu tập tôi như thường, bao lần có cần tôi bị bắt ở đâu thì họ mới hỏi thế đâu. Đang ở nhà đưa đón con, đi chợ như thường vẫn bị triệu tập lên hỏi như vậy. Chuyện ở Vinh thì thấy, công an hỏi giấy tờ, bảo có đủ giấy tờ thì thôi, có đủ rồi thì đòi kiểm tra đồ, không cho kiểm tra đồ thì bị chặn cửa không cho đi lại, sáng sau bắt vì tội cản trở và chống người thi hành công vụ. Có bằng chứng clip trên mạng là không chống người thi hành công vụ thì lại bị xoay sang tội tổ chức ghi lén đoàn kiểm tra tung lên mạng. Cãi được cái đoạn là không ghi lén vì các ông vào phòng tôi chứ tôi có cơ quan ông đâu, ông đi kiểm tra tôi có biết được trước đâu. Lại đến tội là ở đâu ra thiết bị này, ai cấp, mang theo dùng vào mục đích gì....
Cuộc hỏi cung lại diễn ra, chẳng khó gì không nhận thấy mục đích của các câu hỏi theo hướng suy diễn. Phiên toà xử các thành viên Việt Tân, tôi đi vào đó mang theo máy móc thế là để thu thập tin tức phiên toà. Như vậy thì chỉ có tôi là người của Việt Tân mới đi làm như thế. Hơn nữa bằng chứng đầy rẫy, hay những kẻ khác khai báo tôi có quan hệ với thành viên đảng Việt Tân ( những kẻ khai báo này vẫn nhởn nhơ bên ngoài dưới cái mác là chiến sĩ đấu tranh dân chủ, vui một điều mỗi lần bị điều tra qua các câu hỏ của an ninh, tôi lại sàng lọc ra tên những kẻ như vậy bằng suy luận của mình ). Tôi quen Paule Sơn ai mà chẳng thấy, giờ Paule Sơn bị kết tội Việt Tân xử tù ở Vinh. Tôi quen với Nguyễn Đình Cương cũng trong vụ án xử cùng Sơn với tội danh tham gia Việt Tân. Trong mạng xã hội thì đầy người hỏi han sức khoẻ, gia đình tôi như bác Hoàng Cơ Định. Mà bác Định thì nghe phong phanh không rõ lắm là em của bác Hoàng Cơ Minh, người sáng lập Đảng Việt Tân.
Tôi quen họ với tình cảm con người với con người, chưa ai trong số họ khi quen tôi họ xưng họ là đảng viên đảng Việt Tân. Tôi cũng không bao giờ bàn chuyện về chính trị, xã hội với họ. Nhưng nhìn vào đó thì cũng không thể trách được cơ quan an ninh điều tra họ đặt vấn đề nghi ngờ. Nhưng nghi ngờ và làm rõ nghi ngờ là việc của họ. Tôi chẳng tham gia đảng phái nào hết, đơn giản không phải tối ghét đảng phái mà tôi là thằng vô kỷ luật, thích tự do, không chịu bị áp đặt hay điều khiển.
1- Không cản trở người thi hành công vụ.
2- Không ghi lén đoàn kiểm tra rồi tung lên mạng với lời bình luận xấu.
3- Không vào Vinh với mục đích thu thập thông tin phiên toà để đưa lên mạng với dụng ý xấu theo chỉ đạo của ai.
4-Không phải là đảng viên của đảng phái nào.
5- Không biết gì về hoạt động, suy nghĩ của người khác.
Tôi được về sau khi làm có vỏn vẹn từng ấy nội dung, bao nhiêu tờ khai tôi cũng chả còn nhớ. Hôm sau phải đến làm việc.
Tôi ra cửa, bình thản như mọi lần, chả nhìn ngang ngửa, tôi cắm đầu đi ra chỗ đầu đường tìm xe ôm. Tâm hồn tôi phơi phới, từ lúc bị giữ đến lúc này đã mấy ngày, trải mấy trăm cây số, làm việc với bao nhiêu công an, an ninh...tâm trạng tôi chưa hề bị chấn động. Cảm thấy bình thường như bao lần tôi đã phải làm việc với cơ quan an ninh từ Lạng Sơn đến Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM. Thậm chí tôi còn lâng lâng cảm giác sung sướng đã can trường vượt qua những chuyện như thế.
Tôi đi qua cửa cơ quan an ninh mấy bước, bỗng tôi không tin vào mắt mình nữa, trước mắt tôi là anh Khang, chị Hiền Giang, bác Nghiêm Việt Anh, vợ chồng Lê Dũng, Cường Bóng, Lê Thiện Nhân...họ đứng chờ tôi trong hy vọng mong manh. Vì họ cũng không chắc rằng tôi ở đâu, tôi nghe họ nói một toán người nữa đang đi vào công an TP Vinh để hỏi về tôi, tôi nghe thấy Lân Thắng, Trương Dũng được thả về ngay đêm hôm ấy ở bến xe, họ đã không về Hà Nội mà loanh quanh tìm tôi với số tiền ít ỏi trong túi.
Mắt tôi nhoà lệ, tôi thấy mình nhỏ bé, thấy mình thật tủi thân, thật đáng thương. Tự nhiên đủ các cảm giác yếu đuối dồn lại như vỡ oà trong tôi. Thật lạ là tôi ứa lệ trong vòng tay bạn bè của mình, ngay trước cửa trụ sở an ninh điều tra. Tôi không biết nói gì để cảm ơn bạn bè, bằng hữu, các bác, cô chú đã lo lắng và chia nhau các ngả đi tìm tôi.
Mọi người đưa tôi về tận nhà, còn mua quà cho Tí Hớn, các anh chị bảo đi xa mấy ngày phải có quà về cho con chứ.
Không biết cuộc điều tra đến bao giờ kết thúc, một số đồ đạc của tôi vẫn bị tạm giữ với lý do là làm việc tiếp khi cần. Tôi cũng chả sốt ruột, chẳng phải người an ninh hỏi cung tôi đã nói, số phận của anh ta gắn với tôi còn rất lâu , chừng nào anh ta vẫn còn ở bộ phận này, chừng nào tôi vẫn còn những quan hệ hay hoạt động như thế ấy.
Nhưng thế nào đi nữa, tôi có những người bạn không phải ruột thịt, không quan hệ làm ăn, vụ lợi gì. Đã mỏi mòn chờ tôi trên cái vỉa hè, trong một ngày mùa đông giá rét nhất của mùa.
Trong kiếp làm người này, được bằng hữu đối xử ân tình như vậy. Có cái gì nặng được hơn.? Có cái gì khiến ta phải sợ, phải buồn cơ chứ nhỉ.?
Nguồn Blog Người Buôn Gió