Theo Diễn đàn Thế kỷ
Tiến sĩ Đinh Xuân Quân
LTS: TS Đinh Xuân Quân là một kinh tế gia về
phát triển và tổ chức cơ chế (governance). Ông đã sống tại Việt Nam sau
1975, đã bị tù cải tạo, vượt biển tìm tự do. Và đặc biệt đã có dịp về
làm việc tại Việt Nam trong chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc
(UNDP) nhằm giúp cải tổ hành chánh và kinh tế từ năm 1994 đến 1997. Đó
là một dịp rất tốt để Ts Quân hiểu bối cảnh và tư duy của lãnh đạo CSVN
vào lúc đó.
Trước 1975 ông làm cho Quỹ Phát Triển Kinh Tế Quốc Gia và tham gia
vào Nhóm kinh tế hậu chiến thuộc Bộ Kế Hoạch của VNCH. Ông là GS Kinh tế
tại Đại Học Luật và ĐH Minh Đức. Cho đến nay ông đã làm chuyên gia cố
vấn cho trên 20 nước trên thế giới, kể cả gần đây làm cố vấn kinh tế -
hành chính cho Phủ TT Iraq và Phó TT tại Afghanistan dưới sự bảo trợ của
World Bank, UNDP và USAID. Ông cũng tiếp tục làm GS tại nhiều ĐH mà ông
có nhiệm sở.
*
Quyển “Bên Thắng Cuộc” số 1 của Huy Đức / [Published by OsinBook 2012
- Copyright 2012 by Huy Đức & OsinBook 2012 trên Amazon] gồm hai
phần và 11 chương, "Bên Thắng Cuộc" cuốn 2 cũng gồm hai phần và 11
chương, cả hai cuốn 1&2 gộp lại dày 680 trang.
Hôm nay chúng xin có một số nhận xét về "Bên Thắng Cuộc" cuốn 2, nội dung cuốn sách (tiếp theo cuốn 1) như sau:
Phần III gồm:
Chương 12: Tướng Giáp– Tại sao có vụ án Năm Châu –
Sáu Sủ nhằm hạ bệ tướng Giáp – Vai trò thực sự của tướng Giáp trong cuộc
chiến tranh 1955-1975 như thế nào? Vì sao có vụ Maddox và vụ án “Chống
đảng” năm 1967?
Chương 13: Cởi Trói Thời kỳ trăng mật của TBT Nguyễn
Văn Linh, vai trò của ông trong việc mở ra một không gian tự do hơn cho
báo chí, văn nghệ; xét lại vụ “Nhân Văn Giai Phẩm”.
Chương 14: Lựa Chọn – Việt Nam có một cơ hội để cải
cách chính trị và chuyển quyết liệt nền kinh tế sang thị trường. Nhưng
sự sụp đổ của Liên Xô đã làm cho Hà Nội hoảng sợ. Điều này khiến cho
việc cải cách cả về chính trị và kinh tế bắt đầu từ thập niên 1990 trở
nên nửa vời.
Chương 15: Linh – Kiệt – Thực chất mối quan hệ của
ông Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt là gì? Vì sao ông Linh đưa ông Đỗ
Mười lên làm Thủ Tướng năm 1988, thay Trần Xuân Bách, bài ông Kiệt?
Chương 16: Đa Nguyên – Trước những diễn biến trong nước và Đông Âu, ông Nguyễn Văn Linh nhanh chóng bộc lộ con người bảo thủ của ông: siết lại báo chí; cách chức Trần Xuân Bách; bắt Dương Thu Hương và những người bất đồng chính kiến khác.
Chương 16: Đa Nguyên – Trước những diễn biến trong nước và Đông Âu, ông Nguyễn Văn Linh nhanh chóng bộc lộ con người bảo thủ của ông: siết lại báo chí; cách chức Trần Xuân Bách; bắt Dương Thu Hương và những người bất đồng chính kiến khác.
Chương 17: Kinh tế thị trường – Đông Dương đã từ một
chiến trường trở thành thị trường như thế nào? Những chuyển động trong
xã hội sau khi chấp nhận kinh tế thị trường. Cách mà chính phủ VN và
người dân tiếp thu các kiến thức về kinh tế thị trường.
Phần IV: Tam Nhân
Chương 18: Tam quyền không phân lập – Tranh cãi và tranh chấp chính trị trong quá trình hình thành Hiến Pháp 1992.
Chương 19: Tam nhân không phân quyền – Cho dù không
chấp nhận tam quyền phân lập nhưng quyền lực nhà nước trong thập niên
1990 cũng có “check and balance” bởi sự phân quyền của tam nhân: Đỗ
Mười, Lê Đức Anh và Võ văn Kiệt.
Chương 20: Đại Hội 8 - Công cuộc chuyển giao thế hệ nửa thập niên 1990 diễn ra đầy kịch tính do những lãnh đạo lão thành chưa thực lòng muốn từ bỏ quyền lực.
Chương 20: Đại Hội 8 - Công cuộc chuyển giao thế hệ nửa thập niên 1990 diễn ra đầy kịch tính do những lãnh đạo lão thành chưa thực lòng muốn từ bỏ quyền lực.
Chương 21: Lê khả Phiêu và ba Ông Cố Vấn. Ông Lê khả Phiêu là người thế nào? Ai đưa ông lên và vì sao ông bị hạ bệ trong Đại Hội 9?
Chương 22: Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa: Ý thức hệ
được sử dụng như là một quyền lực chính trị đã cản trở những cải cách
kinh tế theo định hướng kinh tế tế thị trường. Tiến trình tư nhân hóa
khu vực kinh tế quốc doanh gặp khó khăn và định hướng xã hội chủ nghĩa
tiếp tục ảnh hưởng đến “tương lai” dân tộc.
*
Thời gian qua đã có nhiều nhận xét khen và chê về quyển 1 “Bên Thắng
Cuộc”. Có một số bài hay, ví dụ bài của Vũ Ánh, một nhà báo lão thành từ
thời VNCH; hay bài của Đồng Phụng Việt phổ biến trên mạng gần đây. Đây
là những tác giả có cái nhìn hiểu biết và đứng đắn, không có tính cách a
dua của một số người bị khích động bởi tình cảm cực đoan hay vì những
động lực riêng tư.
Chúng tôi nghĩ rằng ta cần biết lịch sử cận đại VN, nhất là quá trình
“Đổi Mới” kinh tế từ bên trong và “những cơ hội bỏ lỡ” trong quá trình
này. Ngày nay bao nhiêu tài liệu được giải mật về phía Mỹ đã cho thấy
những bước đi chiến thuật và chiến lược của Mỹ và của VNCH, nhưng ít ai
biết về các sự kiện hay các suy nghĩ về nhiều khía cạnh khác nhau của
miền Bắc trong thời gian đó. “Bên Thắng Cuộc” đã cho thấy bao nhiêu dữ
kiện lịch sử cận đại Việt Nam khi tác giả cố gắng có cái nhìn cân bằng,
trung thực, mặc dù không phân tích. Đây là một sự cố ý của tác giả Huy
Đức, khéo léo bày ra một bữa cỗ đầy sự kiện, đầy thông tin về quy trình
lấy các quyết định (government and party decisions) ảnh hưởng đến tương
lai Việt Nam, và dành sự đánh giá cho độc giả về những gì đã xẩy ra trên
mảnh đất chữ S sau 1975. Quyển sách này sẽ là một “mỏ tài liệu” vừa
quý giá vừa rất thích thú cho các học giả, các nhà khảo cứu, các chuyên
gia hành chính công (về quy trình quản lý việc thay đổi – management of
change), và nhất là các chuyên gia ngoại giao thế giới tìm hiểu và
nghiên cứu về Việt Nam.
Quyển 1 có 3 chương (chương 3, 9 và 10) và quyển 2 cũng có 3 chương
(14, 17 và 22) có chủ đề về kinh tế. Quyển 1 trình bày “quy trình phá
hoại kinh tế miền Nam” qua việc áp đặt một cách máy móc guồng máy “tập
trung bao cấp” vào kinh tế (xin xem bài trên Diễn Đàn Thế Kỷ: www.diendantheky.net.)
[Các “Chiến dịch “Đánh tư sản” -“Chiến dịch X-2”, việc đổi tiền (X-3),
việc đánh“Gian thương” hay việc “Cải tạo công thương nghiệp tư doanh.”]
Hậu quả các chính sách kinh tế “tập trung bao cấp” là cuộc sống của
những người dân trở nên trăm bề khó khăn.
Tác giả kể lại một cách bình thản một số sự kiện đã đưa đến sự phá
hoại kinh tế miền Nam qua việc các chính sách “XHCN” được áp dụng một
cách máy móc – nếu không nói là mù quáng trong chủ trương cải tạo công
thương nghiệp tại miền Nam. Sau đó là phải tìm các giải pháp giải quyết
khó khăn kinh tế qua các vụ xé rào.
Quyển 2 nói về "quy trình sửa đổi – tranh cãi về kinh tế thị trường"
mà rốt cuộc là theo "kinh tế thị trường theo định hướng XHCN". Một cuộc
Đổi Mới nửa vời mà tai hại còn kéo đến bây giờ, năm 2013.
Chương 14 kể lại quá trình lựa chọn trong tập thể Bộ Chính Trị về
việc cải tạo kinh tế đi từ chỗ “cởi trói” các trạm kiểm soát trên cả
nước. “Theo nhận thức của những người cộng sản, đánh đổ giai cấp tư sản
là bước đi tất yếu, là nhiệm vụ của “cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân”. Khi đối đầu với thực tế ĐCSVN phải tìm cách giải quyết, nhưng tư
duy lãnh đạo vẫn coi trọng ý thức hệ - cố “bám vào XHCN”. Nhờ vậy khi
giới lãnh đạo đi tìm giải pháp, lần đầu tiên người ta thấy các chuyên
gia được tham khảo ý kiến. Nó cũng cho thấy tại sao các chính sách về
nông nghiệp đã thất bại và phải “cởi trói”cho nông dân qua nghị quyết
10.
Chương 16 nói về Đa Nguyên kể lại quá trình tranh đấu trong nội bộ về
“đa nguyên đa đảng” trong bối cảnh các thay đổi tại Đông Âu, Nga và
Trung Quốc, các sự kiện đã khiến ông Nguyễn Văn Linh (NVL) tháo lui
trong tiến trình cải cách. Chuyến thăm Gorbachev và thời gian nằm nhà
thương tại Đông Đức đã làm cho NVL sợ, khi trở về nước đã siết lại báo
chí; cách chức Trần Xuân Bách một nhà chính trị nói công khai về đa
nguyên trong đảng; bắt Dương Thu Hương và những người bất đồng chính
kiến khác. Các tranh chấp tư tưởng – trong đó có nhiều vận động “cởi mở”
của Trần Xuân Bách làm cho NVL lo lắng. Ý của ông Trần xuân Bách là 1)
Cần mạnh dạn thực hành chính sách kinh tế theo kiểu chính sách kinh tế
mới của Lenin (gọi là kinh tế thị trường với sự tham gia của mọi thành
phần kinh tế; 2) Theo “kinh tế định luận” của Marx thì một khi đã đa
nguyên kinh tế thì tất yếu sẽ dẫn đến đa nguyên chính trị, và 3) Thị
trường và đa nguyên là những thành tựu của nhân loại. Ông Trần Xuân Bách
vì muốn thay đổi quá sớm cho nên bị kỷ luật [điều chú ý trong XHCN khi
chồng bị “hạ bệ” thì vợ cũng phải chịu trăm điều nhục – bị hạ tầng công
tác, cho ra vỉa he giữ xe ngoài cửa cơ quan, đi làm giúp việc...].
Chương 17 nói về những bước đường đi đến Thị trường, trong đó có cả
việc thương thuyết giữa Mỹ và VN về chương trình HO giúp cho hơn 380,000
cựu quân nhân cán chính VNCH sang Mỹ, mà chuyến đi đầu tiên vào ngày
13/1/1990 sau bao nhiêu vận động. Chương này đề cập con đường dài đi từ
tình trạng khép kín đến chỗ cởi mở hơn, từ việc in lịch hoa hậu VN cho
đến “xì-căn-đan” Thanh Hương mà chúng ta gọi là “pyramid scheme” làm
chấn động Việt Nam, cho đến phong trào học tiếng Anh. Sau đó là những
thành tựu đầu tiên của việc đoạn tuyệt với nền "kinh tế bao cấp". Kinh
doanh tư nhân dần dần được cho phép, và trong thời gian này người ta
chứng kiến vai trò ngày càng nổi bật của UNDP, của các cơ quan quốc tế
giúp Việt Nam mở cửa qua việc gởi nhiều sinh viên đi du học, các phái
đoàn tham quan nước ngoài, những dự án “tăng trưởng quản lý kinh tế,”
v.v...
Quyển sách cũng cho thấy đời tư của một số lãnh đạo CSVN. Sách đưa ra
những dữ kiện về con người của Lê Duẩn, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Nguyễn
Văn Linh, Lê Khả Phiêu, Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng, vv., những người
có ảnh hưởng đến các quyết định về tương lai Việt Nam. Nó cho thấy Đảng
Cộng Sản là một tổ chức được quản lý bởi một số người rất nhỏ, rất
quyết đoán và hầu như không cần đếm xỉa gì đến khía cạnh chuyên môn. Hậu
quả là đảng đã phạm các lỗi lầm do sự kém hiểu biết của họ về thế giới
bên ngoài, đã mang lại biết bao nhiêu tai họa cho Việt Nam. Sách thuật
lại trong cuộc gặp TBT NVL và Đỗ Mười (1989) thì ông Linh nói “Mất chủ
nghĩa xã hội tới nơi rồi còn nói về thành tích.” Việc này cho thấy các
lãnh đạo còn rất quyết đoán theo quán tính, chưa thoát khỏi não trạng ý
thức hệ. Trong một dịp khác, sách này thuật lại các cuộc gặp gỡ giữa Lê
Khả Phiêu và Giang Trạch Dân (1999) và trách nhiệm trong việc thảo thuận
về thác Bản Giốc, Hữu Nghị Quan, Bãi Túc Lãm và điểm cao 1509. Ngoài ra
hai bên còn nói về Biển Đông. Trong cuộc gặp này Ngoại trưởng Nguyễn
Mạnh Cầm bị bỏ rơi. Theo ông Nguyễn Văn An thì "Đảng ta sai lầm về cán
bộ rất nhiều". Ngay từ Đại Hội VI chọn ông Nguyễn Văn Linh là không đúng
- ông không phải là người đổi mới. Ông Linh chọn ông Đỗ Mười cũng không
đúng. Ông Mười chọn ông Lê Khả Phiêu cũng không đúng và đến khi chọn
ông Nông Đức Mạnh thì quá sai. Về sau ông Nguyễn Văn An nhận ra vấn đề
của ĐCSVN là “lỗi hệ thống.”
Nói về các “lãnh đạo tù nhân ý thức hệ” thì ngay phần mở đầu sách,
tác giả đã cho thấy nhiều người trí thức trong guồng máy lãnh đạo thấy
vấn đề, có thiện chí, cố gắng tìm các giải pháp khi đất nước bế tắc. Nói
về chuyên môn hành chính thì “cách quản lý đóng” của ĐCSVN dựa trên
người “đỏ hơn chuyên” đã mang tai hại cho đất nước và sẽ khó chữa vì dân
chúng không được tham gia đóng góp ý kiến vào các quyếtđịnh.
Chương 21 quyển sách nói về quy trình thương thuyết – bở lỡ mất cơ
hội sớm ký BTA và vào WTO trước Trung Quốc. Bill Clinton đã gặp lãnh đạo
VN và sẵn sàng ký từ 1999 trong khi vì “bị lệ thuộc vào 16 chữ vàng”
cho nên mãi đến 2006 Việt Nam mới gia nhập WTO. Cuộc trao đổi giữa Bill
Clinton và ông Lê Khả Phiêu cũng đầy thú vị - như là một cuộc nói chuyện
giữa người trên cung trăng. Quá trình trao đổi giữa các lãnh đạo – bộ
ngoại giao, BCT cho thấy nhiều việc hỏng hay bị bỏ lỡ chỉ vì lãnh đạo
Việt Nam “mù quáng – nô lệ về tư duy”, vẫn tưởng anh em XHCN Trung Quốc
tốt với mình. Dựa vào thông tin của Tổng cục II nói Trung Quốc “sẽ phản
ứng rất xấu” nếu VN ký Hiệp định thương mại. Trong khi Việt Nam không
hiểu tầm quan trọng của giao dịch quốc tế thì Trung Quốc đã tận dụng
tình trạng thụ động vụng về của kẻ đàn em để vào WTO sớm hơn. Nhiều
người hiểu biết (thường thường thuộc Bộ Ngoại Giao vì có dịp tiếp xúc
nhiều với bên ngoài) đã tỏ ra “tiếc đứt ruột.” [Đọc đến đoạn này người
viết cảm thấy rất thấm thía, vì nhớ đến kinh nghiệm của bản thân khi
được UNDP đưa vào làm việc giúp Việt Nam cải cách Hành chính và tân tiến
hóa guồng máy chính quyền: lúc đó VN hoàn toàn có thể qua mặt TQ để vào
WTO sớm, nhưng lãnh đạo VN cứ chần chờ không dám quyết định. Lúc đó
người viết không biết là Việt Nam đã bị “16 chữ vàng” chi phối, đã bị
chiếc “cùm tư tưởng” của TQ tròng vào đầu rồi!]
Trong một bài viết cho viện ISEAS - đại học Singapore xuất bản, chúng
tôi đã chứng minh là đến 1972, không ai của “nhóm đỉnh cao trí tuệ”của
Bộ Chính Trị tại Việt Nam có một mảnh bằng Đại Học. Hậu quả là việc quản
lý yếu kém – các lãnh đạo có “Mác xít nhưng trình độ quá thấp” [đỏ hơn
chuyên]. Tình trạng này đã mang nhiều tai hại trong việc quản lý đất
nước, nhất là về kinh tế, đặc biệt từ khi có "16 chữ vàng" với Trung
Quốc” thì mọi việc hầu như bị TQ kiểm soát. Tác giả Huy Đức cho thấy là
Việt Nam đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội tốt để Đổi mới tư duy kinh tế - mang
đất nước tiến đến giàu mạnh vì lãnh đạo không có tầm nhìn (vision), ít
học, mà bị “tư duy lỗi thời kiềm kẹp” (Xem chương 21).
Chương 22 nói Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa sau những bước đi đến Thị
trường. GS Đoàn Xuân Sâm hỏi ông Đỗ Mười: "Anh làm thủTướng có 60 triệu
dân hay chỉ cho 6 triệu cán bộ quốc doanh… Quốc Hội bầu anh lên đứng đầu
chính phủ để lo cho toàn dân đâu phải cho lo cho mấy triệu công nhân
quốc doanh." Đỗ Mười nói “Các anh tìm cho tôi phương án cứu quốc doanh”
đó cũng là một lệnh của NVL. Tại Đại Hội giữa nhiệm kỳ của đảng 1994,
ông Đỗ Mười đọc diễn văn về 4 nguy cơ: tụt hậu, chệch hướng, tham nhũng
và diễn tiến hòa bình. Cái đuôi “định hướng XHCN” được gắn vào kinh tế
thị trường phản ánh "tương quan lực lượng" giữa hai sự việc trước đây
xem ra không thể sống chung với nhau, là thị trường tự do và chủ nghĩa
xã hội. Nói tóm ông Đỗ Mười còn có ảnh hưởng quyết định trong việc duy
trì vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước. Nhiều đoàn Việt Nam đã đi
tham quan nhiều nơi, trong đó có Singapore. Sau hơn hai thập niên đổi
mới, so với các quốc gia mà giữa thập niên 1950 từng có mức độ phát
triển tương đương, Việt Nam vẫn tụt hậu hàng chục năm, thậm chí hàng
trăm năm so với họ. Nhớ thời kỳ câu khẩu hiệu “cả nước tiến nhanh, tiến
mạnh, tiến vững chắc lên XHCN” được hô hào mạnh nhất thì đó cũng đúng là
thời điểm Việt Nam nhanh chóng trở thành một quốc gia kiệt quệ, dân
chúng lầm than, hàng triệu người phải bỏ nước ra đi.
Hai quyển Bên Thắng Cuộc 1 & 2 nói lên được cái thâm ý của tác
giả. Huy Đức bộc bạch: “Tôi không nghĩ là mình nằm trong phạm vi điều
chỉnh các qui định đó. Tôi ý thức được những việc gì mình đang làm. Sự
thật không chỉ giúp chúng ta tìm ra những phương thuốc đúng để chữa lành
các vết thương cũ mà còn giúp những người đang nắm vận mệnh quốc gia
không vi phạm những sai lầm mới. Không ai muốn hứng chịu những điều
không hay nhưng nếu cứ trú ngụ trong sự sợ hãi thì sự thật sẽ không bao
giờ được nói ra, bạn ạ!” Việt Nam XHCN lúc nào cũng tìm cách “lấp liếm”
khi nói chuyện với dân và lúc nào cũng bưng bít thông tin. Huy Đức đã cố
nói lên sự thật mà đa số người dân trong nước không biết, như chính vì
các chính sách “duy ý chí” mà ĐCSVN đã phá nền kinh tế miền Nam, làm
nghèo và bóc lột dân chúng qua những vụ đổi tiền, tranh cãi trong nội bộ
về quy trình cải cách kinh tế và chính trị để cứu vãn tình thế, vụ Tết
Mậu Thân, cần tiếp tục cải cách, đổi mới kinh tế và chính trị.
Theo chúng tôi, quyển sách này nói lên mục tiêu sâu xa của tác giả,
là: “The Truth will set you free – Sự thật sẽ giải phóng cho con người”.
Sống mãi trong sự dối trá, tinh thần con người được cấu tạo bởi toàn
cái giả. Khi biết được Sự Thật, người ta được giải phóng ra khỏi khối
sương mù giả dối. Quyển sách Bên Thắng Cuộc nhằm mang lại sự thật cho
dân Việt Nam, nhất là khối dân đang ở trong nước, hằng ngày vẫn đọc vẫn
nghe 800 tờ báo và các loại đài, nhưng tất cả đều đồng ca một điệu, vì
được điều khiển chỉ bởi một tổng biên tập, là đảng CSVN. Trong lời mở
đầu Huy Đức có nói “... chính những người cộng sản cũng không có điều
kiện để hiểu những gì Đảng đã mang đến cho đất nước này. Những người
cộng sản có lương tri chắc chắn sẽ đón nhận sự thật một cách có trách
nhiệm. Không ai có thể đi đến tương lai một cách thành công nếu không
hiểu trung thực về quá khứ.” Ngụ ý quyển sách cho thấy các giá trị như
nhân quyền, tự do về tư tưởng và văn hóa, tự do tín ngưỡng, ngôn luận,
cư trú và về kinh tế v.v. (những đặc điểm của nền tảng cho chế độ miền
Nam) ngày càng là các đòi hỏi bức thiết của mọi tầng lớp dân chúng Việt
Nam.
Quyển sách cần được đọc nhiều lần vì nó giúp người đọc có một cái
nhìn về chính trường – XHCN nhất là sau tháng 4 năm 1975. Người Việt Nam
có thể nhìn một cách bao quát và hiểu rõ hơn về những chuyện đã xẩy ra
mà “nhà nước” không muốn họ nghe hay hiểu.
Người đọc quyển sách này tin rằng “The truth will set you free - Sự
thật sẽ giải phóng bạn” là mục đích của tác giả Huy Đức và điều này sẽ
mang nhiều thay đổi tích cực cho VN vì họ có thể đánh giá lịch sử cận
đại với một các nhìn tổng quát mà ĐCSVN không muốn họ thấy. Quyển sách
này sẽ giúp hai phe (thắng và thua, nói tóm là dân VN) tái khẳng định sự
thật qua những việc đã xẩy ra từ 1975 đến nay. Vì mù quáng hay ngây thơ
theo một chủ nghĩa mà VN đã phải trải qua bao vấn nạn, bao khó khăn,
một kinh tế thịnh vượng miền Nam bị phá hủy hoàn toàn chỉ vì … “quá ngu
xuẩn vì duy ý chí.”
Sống trong lòng chế độ ở Việt Nam mà đề cập tới các sự kiện viết
trong quyển sách này là một điều khó khăn và là mối đe dọa cho cá nhân
Huy Đức. Tác giả, dù được đào tạo trong một thể chế độc tài, đã tự vượt
ra khỏi đủ loại trói buộc để dũng cảm nói lên các ưu tư chân thật về
những vấn đề của đất nước. Điều đó cho thấy sự đè nén và dối trá không
thể nào đày ải con người lâu dài mãi mãi, phải có lúc ý thức và lương
tri bùng lên để cất tiếng nói trung thực của mình.
Mong là qua quyển sách này sẽ có sự tái xác định về XHCN và mạnh mẽ
tiếp tục “Đổi Mới” theo kinh tế thị trường, nhà nước đối sử bình đẳng
với mọi thành phần kinh tế, chấm dứt việc ưu đãi quốc doanh thối nát kém
hiệu quả, và những nhóm tư bản bè phái (crony capitalism). Phải có
quyền bình đẳng kinh tế trong việc sở hữu các phương tiện sản xuất, nhất
là đất đai (nói là do dân làm chủ tập thể đất nhưng các quan trong bộ
máy nhà nước được giữ quyền quản lý, đòi lại đất từ người nông dân bất
cứ lúc nào. Việc này tạo ra nạn tham ô, oán hận và phản đối kéo dài).
Văn hào Nga Alexander Solzhenitsyn đã nói trong diễn văn nhận giải
Nobel Văn Chương của ông: “Một lời nói của sự thật có trọng lượng hơn cả
trái đất. One word of truth shall outweigh the whole world”.
Với Sự Thật, dân ta sẽ được giải phóng. Quyển sách này, như một bước mở đầu, đang làm công việc đó.
Với Sự Thật, dân ta sẽ được giải phóng. Quyển sách này, như một bước mở đầu, đang làm công việc đó.
Ts. Đinh Xuân Quân