Kami
Mấy
ngày cuối năm, truyền thông nhà nước đồng loạt đưa tin về việc tổ chức
lấy ý kiến người dân trong và ngoài nước về góp ý sửa đổi Hiến pháp
1992. Tin cho biết, ngày 28/12/2012, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Chỉ thị số 22-CT/TW về việc tổ chức lấy ý
kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Theo
ông Phan Trung Lý Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội đồng thời là
Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã khẳng định, không
có điều gì cấm kỵ khi người dân góp ý sửa đổi Hiến pháp và ý kiến của
người dân phải được trân trọng, phản ánh lại đầy đủ. Theo ông Phan Trung
Lý thì "Ý kiến của nhân dân phải được trân trọng lắng nghe, phản ánh
đầy đủ, có nghiên cứu, tiếp thu, giải trình", và thời gian góp ý bắt đầu
từ 2/1/2013 và kéo dài trong 3 tháng.
Người Việt Nam trên khắp thế giới đều được khuyến khích tham gia. Thoạt nghe ông Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội nói, thì chắc ai cũng cảm thấy đây là một sự biến chuyển của chính quyền nhà nước trong việc tôn trọng quyền làm chủ của công dân nói chung và các cử tri nói chung. Vì Hiến pháp là một bộ luật lớn nhất, có vai trò quan trọng hàng đầu, mà theo định nghĩa thì Hiến pháp là một hệ thống quy định những nguyên tắc chính trị căn bản và thiết lập kiến trúc, thủ tục, quyền hạn và trách nhiệm của một chính quyền nhà nước. Hay nói rõ hơn, thì Hiến pháp là các quy tắc và nguyên tắc quy định bản chất và phạm vi của chính quyền. Nghĩa là Hiến pháp là khuôn khổ cho chính quyền trong việc ban hành các luật và các văn bản dưới luật chỉ được bằng hoặc thấp hơn các điều đã quy định trong Hiến pháp. Ví dụ: Hiến pháp Việt nam quy định tại Điều 69 - Chương V, khi nói về quyền và nghĩa vụ của công dân "Điều 69: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật", thì căn cứ vào đó chính quyền nhà nước phải tôn trọng những quyền đó của công dân. Đặc biệt là các văn bản Luật và dưới luật quy định về các quyền này, khi ban hành chỉ được hạn chế chứ không được phép cấm công dân thực hiện quyền tự do của mình. Cấm có nghĩa là vi hiến (vi phạm hiến.pháp).
Người Việt Nam trên khắp thế giới đều được khuyến khích tham gia. Thoạt nghe ông Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội nói, thì chắc ai cũng cảm thấy đây là một sự biến chuyển của chính quyền nhà nước trong việc tôn trọng quyền làm chủ của công dân nói chung và các cử tri nói chung. Vì Hiến pháp là một bộ luật lớn nhất, có vai trò quan trọng hàng đầu, mà theo định nghĩa thì Hiến pháp là một hệ thống quy định những nguyên tắc chính trị căn bản và thiết lập kiến trúc, thủ tục, quyền hạn và trách nhiệm của một chính quyền nhà nước. Hay nói rõ hơn, thì Hiến pháp là các quy tắc và nguyên tắc quy định bản chất và phạm vi của chính quyền. Nghĩa là Hiến pháp là khuôn khổ cho chính quyền trong việc ban hành các luật và các văn bản dưới luật chỉ được bằng hoặc thấp hơn các điều đã quy định trong Hiến pháp. Ví dụ: Hiến pháp Việt nam quy định tại Điều 69 - Chương V, khi nói về quyền và nghĩa vụ của công dân "Điều 69: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật", thì căn cứ vào đó chính quyền nhà nước phải tôn trọng những quyền đó của công dân. Đặc biệt là các văn bản Luật và dưới luật quy định về các quyền này, khi ban hành chỉ được hạn chế chứ không được phép cấm công dân thực hiện quyền tự do của mình. Cấm có nghĩa là vi hiến (vi phạm hiến.pháp).
Chính
quyền Việt nam hiện nay, kể từ ngày thành lập 02.9.1945 với bản Hiến
pháp đầu tiên năm 1946 đến nay đã thay thế và sửa đổi Hiến pháp vào các
năm 1959, 1980, 1992, 2001 (sửa đổi). Mặc dù Hiến pháp phải đảm bảo tính
kế thừa và trong quá trình thay thế và sửa đổi Hiến pháp phải tôn trọng
các điểm chính, quan trọng của các bản Hiến pháp trước. Đáng tiếc rằng,
do hoàn cảnh lịch sử và một số yếu tố chủ quan khác, đã dẫn tới các bản
Hiến pháp ra đời sau đã có nhiều các chương, điều đã dần dần đánh cắp
quyền của công dân, các tổ chức xã hội khác và càng ngày càng đưa Việt
nam xa các định chế dân chủ và dần trở thành một quốc gia độc tài toàn
trị. Việc làm này đã trái với tinh thần bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945
và bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt nam DCCH năm 1946 quy định mọi
sự thay đổi của Hiến pháp đều phải thông qua sự phúc quyết của cử tri.
Trở lại việc chính quyền tổ chức lấy ý kiến người dân về góp ý sửa
đổi Hiến pháp 1992, thoạt đầu sẽ tạo cho người dân một cảm giác chính
quyền đã thể hiện sự tôn trọng và lắng nghe dân chúng. Nhưng việc tiến
hành tổ chức lấy ý kiến người dân về góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 nếu
không có sự tổ chức hợp lý và đặc biệt là các ý kiến đóng góp của người
dân nếu không được công khai một cách minh bạch thì sẽ là một việc làm
hoàn mang tính hình thức, không có tác dụng thực sự. Bởi kết quả cuối
cùng của việc lấy ý kiến người dân về góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992, nếu
thiếu cơ sở mang tính minh bạch và khó có thể kiểm chứng mức độ tin cậy
thì hết sưc đáng tiếc. Còn nhớ, bản thân tôi khi còn là sinh viên đã
từng được ngồi họp để pháp biểu ý kiến cho việc góp ý kiến cho Hiến pháp
năm 1980 là một bằng chứng cụ thể. Cuộc họp để pháp biểu ý kiến cho
việc góp ý kiến cho Hiến pháp năm 1980 của lớp tôi ngày đó đã diễn ra
chóng vánh trong thời gian khoảng hơn 2 tiếng đồng hồ. Cả lớp lúc đó có
chừng hơn 20 người ngồi trong một phòng tập thể ở Ký túc xá, nghe đọc
bản Dự thảo Hiến pháp và tiến hành đóng góp ý kiến. Thời ấy, hiểu biết
về kiến thức chính trị một cách bài bản và khoa học của các sinh viên
hầu như đều không có. Góp ý kiến đóng góp cho Hiến pháp mà đến cái định
nghĩa Hiến pháp là gì còn chưa ai biết, nên hầu như chẳng có ai phát
biểu, ngoài mấy anh là bộ đội xuất ngũ nói lăng nhăng vài câu cho có. Và
cuối cùng đều đồng thanh nói vui "Nhất trí với trung ương" và tự đứng
lên giải tán. Thật ra cũng nghĩ rằng Hiến pháp là việc của đảng và nhà
nước lo, nên chả ai quan tâm đến nội dung bản Hiến pháp thời đó nội dung
ra sao, có thể hiện ý ngyện của dân chúng hay không? Nói như vậy để
thấy nếu đây là việc làm mang tính hình thức, nhất là trong cách tổ chức
việc lấy ý kiến người dân về góp ý sửa đổi Hiến pháp là vô ích và mất
thời gian.
Vì nếu, việc tiến hành lấy ý kiến của nhân dân lại vẫn do đảng lãnh
đạo, đạo diễn toàn diện thì lại rơi vào tình trạng vừa đá bóng, vừa thổi
còi. Tình trạng đó sẽ dẫn đến những ý kiến của người dân khác nếu với
chủ trương hay ý đồ của đảng sẽ bị coi là ý đồ của các thế lực thù địch
mang tính chống phá, như theo ý kiến của Bộ Chính trị là phải "kịp thời
đấu tranh, ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ việc lấy ý kiến nhân
dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước ta.". Cho dù
ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội đồng thời là
Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 khẳng định: “nhân dân
có thể cho ý kiến đối với Điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung
khác trong dự thảo, không có gì cấm kỵ cả”. Chỉ như thế mà đã đánh mất
lòng tin của nhân dân, khi mà người dân cho rằng đây thực chất chỉ là
một việc làm hình thức, mang tính chất mị dân và đánh lừa dư luận quốc
tế.
Nhưng quan trọng hơn là kết quả cuối cùng thu được là phải phản ảnh
chính xác và thể hiện đúng ý nguyện của người dân hay không, chứ không
đượcchỉ nhằm mục đich hợp pháp hóa ý đồ của chính quyền thể hiện trong
bản Hiến pháp? Do vậy, việc lựa chọn cách tiến hành việc lấy ý kiến
người dân là một vấn đề quan trọng. Trước hết việc làm này phải đảm bảo
tính minh bạch, công khai và có thể kiểm tra độ xác thực. Còn nếu chính
quyền không dám trưng cầu dân ý, thì nên để cho một tổ chức Xã hội hay
Giáo dục độc lập, tiến hành lấy ý kiến thăm dò dư luận. Đó là tiến hành
khảo sát, thống kê thông qua việc điều tra xã hội học và để cho các đối
tượng được khảo sát vote poll 8 điểm chính trong sửa đổi Hiến pháp mà
chính quyền đưa ra. Với hình thức khảo sát một số địa phương, một số
thành phần xã hội v.v... để lấy kết quả đánh giá tren toàn quốc. Việc
làm như thế sẽ nhanh, có độ chính xác cao, tiết kiệm và đặc biệt là tính
minh bạch. Thông qua đó để biết ý nguyện của nhân dân thực tế là như
thế nào và họ mong muốn gì thông qua việc chính quyền lấy ý kiến người
dân về góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992. Đây là một giải pháp tương đối tiện
lợi, chi phí nhỏ và đảm bảo đánh giá thực chất của vấn đề. Nhất là
trong bối cảnh hiện tại, khi mà ý đảng nay đã khác xa với lòng dân, đặc
biệt là khi đảng CSVN đang nhìn nhân dân là các thế lực thù địch. Nhưng
một điều kiện bắt buộc là tổ chức được chọn để tiến hành việc khảo sát
thăm dò dư luận phải là một tổ chức độc lập, không chịu sự chi phối của
bất kỳ thế lực nào. Phải như thế mới có một kết chính xác, phản ảnh đúng
thực chất nguyện vọng của nhân dân.
Tóm lại, nếu thực sự chính quyền thực sự nghiêm túc, muốn lắng nghe
và biết được nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong quá trình lấy ý
kiến đóng góp trong việc sửa đổi Hiến pháp thì dứt khoát phải sử dụng
một tổ chức độc lập để đảm bảo tính công bằng. Vậy thì tiến hành việc
này làm gì cho mất thời gian và tiền bạc? Hơn nữa, trong thời đại bùng
nổ thông tin thì chính quyền hãy mạnh dạn tiến hành việc khảo sát thăm
dò dư luận để biết người dân muốn gì, nghĩ gì. Đó là những kết quả hết
sức cần thiết và quý báu của một đảng chính trị của dân, do dân và vì
dân. Nhất là trong thời điểm hiện nay, khi đảng và chính quyền đang đối
mặt với một cuộc khủng hoảng toàn diện, đặc biệt là khủng hoảng lòng tin
của quần chúng nhân dân thì đây là một việc làm hết sức cần thiết và có
ý nghĩa hết sức quan trọng.
Ngày 04 tháng 1 năm 2013
Kami
Nguồn: RFA