Mấy lâu nay sau ngày 5/1/2012 vụ việc xảy ra ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã gây chú ý cho dư luận trong nước cũng như quốc tế.
Sự việc 4 công an và 2 chiến sỹ
bị thương không phải là vấn đề thương vong nhân mạng lớn trong phòng
chống tội phạm của các lực lượng này.
Điều mà dư luận đặc biệt quan tâm là:
Người chủ mưu phạm tội là một công dân tốt, đã có thời từng được mệnh
danh là anh hùng khai khẩn, từng là một chiến binh của quân đội lại từng
học đại học để về tự làm thuê cho chính mình. Người không có tiền án
tiền sự bỗng chốc trở thành tội phạm với tội rất to: Chống người thi
hành công vụ, giết người, chống lại chính sách của Đảng và Nhà nước…
Việc sai trái bên nào, do ai, mức
độ như thế nào có người đã vội kết luận, cũng có người còn chờ đợi kết
quả cuối cùng của một sự phán xử công bằng. Nhưng sự việc này gợi ra bao
điều suy nghĩ về một vấn đề khác trong thời đoạn tranh tối tranh sáng
của sự xác lập chủ quyền về đất và bao gồm những gì có trong đất.
Lâu nay luật VN vẫn xác lập quyền
sở hữu về đất thuộc Nhà nước. Nhưng nhà nước cụ thể của chính quyền các
cấp khi thì phân định là xã, huyện hay tỉnh chỉ do một ông đứng đầu gọi
là Chủ tịch ra quyết định. Sự việc này dẫn đến những bất cập trong phân
phối tài nguyên đất và bao gồm cả những tài nguyên chìm trong lòng đất.
Cho nên một vùng đất canh tác cho đến khai thác từ cát, sỏi, titan hay
vàng bạc đá quý chỉ do một ông Chủ tịch ký là người ta có thể hợp thức
hóa… luật.
Chuyện giao hay không giao, giao
cho ai, lúc nào, bao lâu ở Tiên Lãng đã lên đến xung đột đỉnh điểm của
người khai phá và kẻ chiếm dụng chỉ trong một gang tấc chênh vênh: lách
luật.
Tiên Lãng chỉ là một sự kiện có
tính dấu ấn trong bao nhiêu việc đã có trước đó: Thái Bình, Bắc Giang,
Cồn Dầu. Vậy điểm chung là gì? Đó là Luật đất đai đã không còn thích
hợp.
Và người ta đang sửa Luật.
Việc của anh Vươn mất đất không
chỉ là nỗi đau của gia đình anh Vươn mà là là nỗi đau của bao nhiêu hộ
nông dân kêu trời không thấu khi mất đất cho các dự án sân gôn, chung
cư, biệt thự, khu công nghiệp, khu du lịch…
Và còn đau hơn khi một mai những
khu vực như Bái Đính, Đại Nam, Phong Nha – Kẽ Bàng, Tuần Châu,
Vinpearl, Phú Quốc, Cát Tiên, trở thành tài sản riêng của ai đó.
Và chúng ta những công dân Việt
dù không tham gia một tour nào, dù có đi bằng phương tiện cá nhân đến
những nơi đó vẫn phải mua vé – nộp phí sử dụng đất cho một ông chủ cá
nhân nào đó.
Dù rằng chủ ở đó chẳng mất một đồng nào vào ngân sách cho những mảnh đất mà họ trưng biển ra “phục vụ cho lợi ích công cộng”
Đằng sau Tiên Lãng người ta đang
có suy tính sửa Luật mà ngoài những mảnh đất màu mỡ như: Kem Tràng Tiền
hayEdensẽ còn nhiều khu vực lọt vô trong tầm ngắm.
Luật không hợp lý phải sửa nhưng
sửa như thế nào? Sửa cho hợp với lòng dân hay hợp với những người đã lỡ
được nhà nước giao đất vàng?
Đằng sau Tiên Lãng không phải là Lủng Cú hay Trường Sa.
H.M.