Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

Những tấm hình sẽ đi vào lịch sử

Từ công viên cho đến nhà tù 

  Mặc áo dài để biểu lộ tinh thần, ý chí tình yêu quê hương đất nước
 Để vào trại "cải tạo" với bản án không xét xử!
Rồi mai đây ai sẽ là người bảo vệ đất nước cho đảng CSVN?
 Ở đây không nói bảo vệ quê hương cho người VN

Thăm Tù 
 
Thăm tù ở các trại tù chỉ vất vả nhất đoạn đi. Có nhiều trại tù ở xa thường được gọi là trại trung ương, địa điểm hay được chọn ở những nơi rừng sâu, núi thẳm làm trại tù. Ngày trước thời bao cấp đi thăm người thân ở trong tù nếu như ở trại Yên Hạ - Sơn La hay Thanh Chương - Nghệ An mất hàng ngày trời. Xe khách mua vé đã khó, đến đường 1 xuống xe rồi đợi xe đi tiếp lên huyện Thanh Chương cũng mất thêm ngày nữa. Từ huyện vào trại cuốc bộ trèo đèo, lội suối mất thêm ngày nữa.
Bây giờ đường sá mở mang nhiều, đi lại cũng tiện hơn. Đường 1B mở khiến trại Thanh Chương nằm gần sát mặt đường. Người nhà đi thăm phạm nhân cũng dễ, gửi quà càng tiện hơn, ở chỗ Cục quản lý trại giam đóng ở Định Công còn có xe dịch vụ đi các trại trong tuần. Người ra ra đó bắt xe đi tận trại, hoặc có thể gửi quà cho xe mang đi. Thủ tục gửi quà đơn giản vô cùng, cứ có cuốn sổ thăm gặp là gửi được. Mà thậm chí không có sổ chỉ cần nhớ tên thằng bạn, án phạt, số buồng... đủ thông số là người ta cũng châm chước nhận cho.
Người nhà đi thăm đã dễ, bạn bè đi thăm cũng chả khó khăn gì. Hồi xưa mình ở trại V, phạm nhân gặp gia đình thường xuyên, tuần có người gặp gia đình 3 đến 4 lần. Chẳng ai cấm. Nhiều quá như thế ông quản giáo nhăn mặt nói với mình.
- Mày xem thế nào bảo gặp vừa thôi chứ, ngày nào cũng gặp thì làm được gì.
Tại có những phạm nhân đúng là người nhà một tuần gặp đến 4 lần. Đội thì đội nông nghiệp, rau, lúa cũng cần phải chăm bón. Cứ gặp người nhà lê thê sáng đến chiều, hôm này qua hôm khác thì cũng khó xử. Vì ai là người tưới rau, nhổ cỏ. Mình nhắc nhở như vậy có thằng cũng biết ý bảo nhà tháng lên thăm vai ba lần thôi. Còn có thằng nhà điều kiện nó bảo.
- Đm cái ruộng rau đéo bao tiền, mày tính cả ruộng đấy thu về được bao nhiêu một vụ anh trả tiền gấp 3. Từ bé đến giờ anh lao động bao giờ, anh chăm chỉ có tổ mất mùa.
Gặp trường hợp đó cũng đành, vì nó nói thật, giờ nó đáng nhẽ chăm hết sức 3 tháng được 1 tấn bắp cải. Nó đưa tiền mua 3 tấn thì thôi chứ bắt bẻ gì nó. Còn hơn nó chăm oặt ẹo. Để đó cho đứa nào nhà không có điều kiện nó chăm ruộng vậy. Mình tính nó gấp 5 lần, 1 phần rưỡi mua rau ngoài bù vào vì rau ngoài đắt hơn, 3 phần nộp quản giáo, còn một phần rưỡi trà thuốc cho anh em lao động bảo là quà nó hay gặp gia đình, chia sẻ với anh em. Các phạm nhân lao động khác cũng vui vẻ, chẳng ai bì tị gì vói thằng kia vì nó đã thuộc diện cải tạo "gia đình". Đời sống ở trại là thế, thằng nào có tiền cải tạo tiền, thằng không có tiền thì lao động. Duy có chuyện gặp gia đình, bạn bè thì thoải mái như nhau. Gia đình cứ đến là được gặp, mà bạn bè, người yêu đến báo tự giác, cán bộ một câu là cũng được gặp. Có thì cho cán bộ chút ít, không có thì thôi cũng không sao. Về sau mình mới biết chuyện dễ dãi như thế là quan điểm của từ Ban Giám Thị Trại Giam. Người ta nghĩ rằng tù có người thăm nhiều thì càng tốt cho tù, được động viên tinh thần, được quà cáp vật chất để khỏe mạnh. dư thừa thì cho thằng tù khác ăn với. Thằng nào nhà điều kiện thì gặp nhiều, còn đứa không có điều kiện có cho gặp thoải mái nhà nó cũng không có sức mà gặp. Thằng gặp nhiều thì không làm đã có tiền nhà nó làm.
Nhưng chuyện mình kể là chuyện gặp tù ở đội lẻ bên ngoài trại. Chứ đội trong trại thì khó hơn chút, vì đội bên ngoài không có ban bệ, gác cổng, trực... không có khách khứa dòm ngó nên gặp thoáng vậy. Còn trong trại là bộ mặt của trại, quan khách, báo chí hay ra vào việc gặp trắc trở hơn chút. Người nhà phải trình sổ thăm gặp, đăng ký ở phòng thăm gặp phạm nhân, sau đó cán bộ phòng thăm gặp vào trại đọc một loạt tên và dẫn phạm nhân ra gặp. Được cái không hạn chế người nhà, năm bảy người, bạn bè, họ hàng đều được gặp tất. Thời gian thì từng đợt tính theo giờ, khoảng 2 giờ gì đó. Nhà ở xa gặp 2 giờ buổi sáng, rồi muốn gặp tiếp lại 2 giờ buổi chiều, hôm sau cũng thế, chả có cấm là bao ngày mới được gặp cả.
Cách đây vài năm mình đi làm công trình ở Thái Nguyên, chợt nhớ có thằng bạn nằm ở trại Phú Sơn. Gọi về nhà nó hỏi tên đội để gặp, nhà nó bảo không có sổ khó gặp lắm vì nó ở đội trong trại. Mình cứ vào trại Phú Sơn, gặp cán bộ phòng thăm gặp dúi 100 nghìn cả mảnh giấy nói nhỏ:
- Thầy cho em gặp, thằng bạn cùng "đơn vị" cũ. Em đi làm trên này mấy hôm tiện tạt vào thăm nó cái.
Thực ra 100 nghìn chả bõ bèn gì với cái công vào trại gọi người, nhất là không có sổ sách. Nhưng hai từ lóng "thầy, đơn vị" là đòn tình cảm có hiệu quả. Ông cán bộ vui vẻ vào dẫn thằng bạn ra ngay.
Trên đây là những câu chuyện thật 100 phần trăm. Tù hình sự gây đủ loại án mà được đối xử cũng dễ chịu. Không như tù xâm phạm an ninh quốc gia hay còn gọi là tù "chính trị". Mặc dù có đứa nó vẫn leo lẻo là ở Việt Nam chỉ có những người bị tù vì vi phạm luật hình sự. Tù chính trị đến gửi quà cũng phải đúng tên trong sổ. Có những phạm nhân nhà cách xa nơi giam giữ mấy trăm cây số, vợ dại, con thơ. Nhờ người thân ở gần gửi quà không nổi, dù là ủy quyền, xác nhận địa phương đủ kiểu. Đến trại chỉ nghe câu lạnh tanh rằng quy định chỉ có anh chị em ruột, vợ hoặc chồng, cha mẹ mới được gửi quà tiếp tế.
Thường khi nói cái gì vẫn tự hào lải nhải là phải có tính sáng tạo khi thực hành đường lối, chủ trương, kịp với thực tế. Nhưng việc nhân đạo nhìn thấy đó rành rành vẫn phớt lờ. Đéo biết áp dụng sáng tạo cái gì, sáng tạo cái nhân đạo không thấy, toàn sáng tạo cái làm khổ nhau hơn.
Tù hình sự có án còn được thăm gặp dễ dàng như vậy. Tù chính trị thì thôi có khác thì cứ tạm gác đó. Nhưng đm đi thăm học viên trại giáo dục còn khó gấp tỉ lần thăm tù thì không biết nói gì. Trại giáo dục cũng công an quản y hệt trại tù, lao động y hệt trại tù, nội quy cũng thế. Chỉ có người thân mới được gặp. Người ở địa phương này lại bị đưa đi cách đó 2 nghìn cây số và quy định chỉ có người thân ruột thịt trực hệ mới được gặp, gửi đồ.
Hôm nay nhìn ảnh thấy cảnh chị Hằng đi gặp con. Hai công an áp giải, còn nhiều hơn cả tù hình sự. Tù hình sự một cán bộ phòng thăm gặp mỗi lần dẫn phạm nhân từ bên trong ra phòng gặp cả chục mống đi lố nhố. Đây học viên nữ mà đến 2 công an trẻ khỏe đi kèm.


Rồi lại cảnh lao động trong tù, học viên trộn bê tông đổ khuôn. Nặng nhọc kém gì tù cải tạo trồng rau hay đóng gạch.


Lại bao nhiêu anh em, bè bạn đứng chầu chực bên ngoài trong cái giá lạnh. Rồi được ban lãnh đạo trại vòng vo kéo dài đến lúc hết giờ, đóng cửa là xong, chẳng được gặp học viên.
Chốt lại thì câu dân gian:
- Đời lắm thằng ngu
Bố đi tù nó bảo là đi cải tạo
Vẫn là chí lý, nhưng xin hiểu những ''thằng ngu'' ở đây ám chỉ rất nhiều thằng khác, đó có thể là thằng ác, thằng ngu, thằng nham hiểm.
Như chị Hằng ra tòa xử công khai, có cố tình ép tội thì cũng kịch khung 6 tháng là cùng. Đi cải tạo 2 năm, rồi thích cho thêm 2 năm nữa vì chưa nhận thức tốt, mà nhận thức dẫn đến việc chị Hằng làm là xác nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng và giết hại ngư dân Việt Nam. Thế bây giờ thay đổi nhận thức thì thay đổi bằng nhận thức thế nào???
Phải chăng để một thằng bé ròng rã mấy năm trời từ Nam ra Bắc thăm nom, tiếp tế cho mẹ mới là hình ảnh răn đe, mang tính giáo dục hiệu quả cao cho xã hội???
Nếu thế, câu chuyện của Bùi Hằng sẽ còn dài lắm, dài đến mức người phụ nữ ấy có khi được đi vào văn học, vào huyền thoại. Biết đâu có lúc người ta nhìn thấy tượng ông Lý Thái Tổ ở vườn hoa nọ giống người Tàu quá.
Họ quay sang gọi đó là vườn hoa Bùi Hằng!


Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"