Alexander Smoltczyk và Souad Mekhennet thực hiện
Phan Ba dịch từ Der Spiegel số 07/2012
Phan Ba dịch từ Der Spiegel số 07/2012
Vua của Bahrain, Hamad Bin Issa Al Chalifa, lấy làm
tiếc về lần đàn áp cuộc nổi dậy trước đây một năm và khuyên Tổng thống
Syria Bashar al-Assad hãy lắng nghe người dân của ông ấy.
Trước đây đúng một năm, vào ngày 14 tháng 2 năm 2011, một vài nghìn
người biểu tình đã tụ tập trong thủ đô Manama của Bahrains và yêu cầu
được cùng tham gia quyết định và cải cách nhiều hơn nữa. Đấy là lần đầu
tiên mà "Mùa Xuân Ả Rập" lan đến trong vùng Vịnh. Ngay từ đầu, các lực
lượng an ninh đã dùng bạo lực vũ khí để chống lại những người chiếm giữ
"Quảng trường Ngọc trai".
Vào ngày 15 tháng 3, Vua Hamad Bin Issa Al Chalifa tuyên bố trình
trạng khẩn cấp. Một ngày trước đó, xe tăng của "Peninsula Shield Force"
đã lăn qua cầu từ Saudi Ả Rập sang Bahrain, một loại giống như lực lượng
phản ứng nhanh của sáu nền quân chủ vùng Vịnh. Hầu như không có nơi nào
khác mà "Mùa Xuân Ả Rập" lại bị bóp chết trong một thời gian ngắn và
bằng một cách triệt để như trong quốc đảo Bahrain. 46 người, trong số đó
cũng có cảnh sát và người nhập cư, đã chết từ khi những cuộc bạo động
bắt đầu, 5 trong số đó là vì bị tra tấn. Gần 3000 người bị bắt giữ, hơn
700 người trong số họ vẫn còn ở trong tù vào cuối năm ngoái. Hơn 4000
người mất việc làm vì đã tham gia biểu tình.
Người Shia chiếm đa số trong Bahrian, nhưng cai trị đất nước này từ
trên 200 năm nay là gia đình hoàng gia Al Chalifa người Sunni. Người
Shia hầu hết đều bị loại trừ ra khỏi cảnh sát và quân đội.
Cho tới tháng 2 năm 2011, vương quốc của Vua Hamad được xem như là đất nước gương mẫu trong vùng.
Cho tới tháng 2 năm 2011, vương quốc của Vua Hamad được xem như là đất nước gương mẫu trong vùng.
Ở Manama, ngoài nhiều nhà thờ Kitô giáo cũng có ngôi nhà thờ Do Thái
giáo duy nhất trong thế giới Ả Rập. Từ lúc lên ngôi năm 1999, Hamad Bin
Issa đã mở rộng quyền của phụ nữ, hiện đại hóa và xây dựng đất nước này
trở thành một trung tâm tài chính của vùng.
Vì thế mà vào lúc ban đầu, vị vua ngày nay 62 tuổi này không phải là người bị những người biểu tình căm ghét, mà là chú của ông ấy, người là thủ tướng và đi theo đường lối cứng rắn, Sheikh Chalifa. Ông ấy đã giữ chức vụ đấy từ lúc độc lập năm 1971.
Vì thế mà vào lúc ban đầu, vị vua ngày nay 62 tuổi này không phải là người bị những người biểu tình căm ghét, mà là chú của ông ấy, người là thủ tướng và đi theo đường lối cứng rắn, Sheikh Chalifa. Ông ấy đã giữ chức vụ đấy từ lúc độc lập năm 1971.
Trong tháng 6, nhà vua yêu cầu chuyên gia về luật quốc tế và nhân
quyền người Ai Cập-Mỹ Cherif Bassiouni điều tra về các vụ việc. Nhà vua
hứa sẽ thực hiện những đề nghị của ông ấy về một cuộc cải tổ hệ thống
cảnh sát và tư pháp.
Vua Hamad: "Tôi không thích mâu thuẫn". Ảnh: Hasan Jamail / AP
SPIEGEL: Thưa Quốc Vương, trong tuần này sẽ có kỷ
niệm ngày mà phong trào đối lập trong vương quốc của ngài nổi dậy. Nhiều
thần dân của ngài có những tưởng nhớ cay đắng về ngày này.
Hamad: Tôi lấy làm tiếc về các sự kiện của năm
ngoái. Nhưng không có đối lập trong Bahrain, không có theo nghĩa của một
khối thống nhất. Một cái như vậy không có trong Hiến Pháp của chúng
tôi. Chỉ có những người với các quan điểm khác nhau thôi, và như thế là
tốt.
SPIEGEL: Đa số người Shia của Bahrain mà đại diện là
người lãnh tụ Ali Salman của họ đều yêu cầu một nền quân chủ lập hiến.
Điều đấy có gì xấu?
Hamad: Chúng tôi hiện đã là một nền quân chủ lập
hiến rồi. Tôi không ban ra luật lệ, tôi đề nghị. Trong một điều khoản
của Hiến Pháp, tôi nghĩ là số 35, có nói rằng tôi chỉ có thể từ chối một
đạo luật được một lần. Rồi tôi phải ký tên cho nó, khi một đa số là hai
phần ba trong Quốc Hội cứ ủng hộ nó. Không có một nhà vua nào được phép
cai trị như một kẻ độc tài.
SPIEGEL: Thưa Quốc Vương, ngài có biết là có bao nhiêu tù nhân chính trị đang ngồi trong các nhà tù của ngài hay không?
Hamad: Không có tù nhân chính trị trong Bahrain, con
người không bị bắt giam vì nói lên ý kiến của họ. Chỉ có tù hình sự
thôi. Hay là các anh có thể nêu ra cho tôi một cái tên?
SPIEGEL: Fadila Mubarak. Một người phụ nữ nội trợ đã
ngồi mười một tháng trong từ và theo Amnesty International đã bị hành
hạ vì bà ấy nghe nhạc cách mạng trong ô tô.
Hamad: Các anh cũng phải hiểu rằng tôi không theo
dõi từng trường hợp một. (Quay sang hỏi Bộ trưởng Bộ thông tin của ông
ấy.) Bà đấy bây giờ đã được tự do rồi.
SPIEGEL: Thưa Quốc Vương, điều gì sẽ xảy ra nếu như bây giờ chúng tôi gọi to: "Đả đảo nhà vua!"
Hamad: Họ đã hô câu đấy lâu nay trên đường phố rồi.
Nhưng điều đấy, như năm ngoái tôi đã nói, không phải là lý do để giam
giữ ai cả. Đấy chỉ là một câu hỏi về cung cách đối xử thôi. Nhưng khi
họ hô to: Đả đảo nhà vua và hoan hô Chomeini [cha con Chomeini là những
người lãnh đạo tôn giáo và cuộc Cách mạng ở Iran, là người Shia] – thì
đó là một vấn đề cho sự thống nhất quốc gia.
SPIEGEL: Có một đối thoại giữa ngài và phong trào phản đối không?
Hamad: Không, với tôi thì không có. Hiến Pháp nói
rằng: hãy nói với nhau, không nói với nhà vua. Về một mặt, họ yêu cầu
một chế độ quân chủ lập hiến, mặt khác nhà vua cần phải quyết định tất
cả. Đó là một mâu thuẫn, và tôi không thích mâu thuẫn.
SPIEGEL: Thế thì nhiệm vụ của Ngài là gì?
Hamad: Tôi cung cấp môi trường và nền tảng cho cuộc đối thoại. Đầu tiên là họ phải thống nhất với nhau, rồi tôi sẽ ủng hộ điều đấy.
SPIEGEL: Ngài có tin rằng nền dân chủ sẽ hoạt động được trong Bahrain hay không?
Hamad: Có, nhưng đó phải là nền dân chủ xuất phát từ
trong nước. Anh chị không thể mang hệ thống của Mỹ chuyển sang cho Thổ
Nhĩ Kỳ và hệ thống Thổ Nhĩ Kỳ sang Pháp. Anh phải hiểu con người và văn
hóa của họ. Đó là lãnh đạo.
SPIEGEL: Nhà triết học người Pháp Alexis de
Tocqueville cho rằng không có khoảng khắc nào nguy hiểm cho một chế độ
hơn là lúc nó bắt đầu thay đổi.
Hamad: Đúng thế. Tôi là phi công trực thăng. Chúng
tôi nói về một "Đường cong chết người", một chuyển động nguy hiểm đến sự
ổn định của chiếc trực thăng. Tôi nghĩ rằng sẽ đơn giản hơn khi tôi bắt
đầu với các cuộc cải cách.
SPIEGEL: Có điều gì khó khăn trong lúc đó?
Hamad: Chúng tôi phải quan tâm đến hoàn cảnh của đất
nước và của vùng này khi muốn kiến lập dân chủ. Dân chủ cũng có nghĩa
là lo lắng đến những thiểu số. Đó là công việc của tôi như một nhà vua.
Ví dụ như chúng tôi có một nữ đại sứ Do Thái ở Hoa Kỳ và một nữ tín đồ
Kitô giáo ở Liên Hiệp Anh.
SPIEGEL: Tại sao ngài lại tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào ngày 15 tháng 3 năm 2011, bốn tuần sau khi cuộc nổi dậy bắt đầu?
Hamad: Bahrain đã ở trong một ngõ cụt, chúng tôi có
những trường hợp bạo lực mang động cơ phân biệt chủng tộc, chúng tôi có
người chết và bị thương, và bệnh viện quan trọng nhất của chúng tôi bị
chiếm đóng. Cả những người phụ nữ của chúng tôi cũng sợ hãi. Nhiệm vụ
của một người đàn ông lịch sự là bảo vệ phụ nữ.
SPIEGEL: Nhà giảng đạo người Shia ở Bahrain, Issa
Kassim, đã dùng chính là lý lẽ đấy, thưa Quốc Vương: Ông ấy cho mọi
người có quyền được tấn công các nhân viên cảnh sát đang đánh đập những
người phụ nữ đi biểu tình.
Hamad: Phụ nữ không bị cảnh sát tấn công, tôi không
biết một trường hợp nào cả. Và ngay cả khi như thế thì một người phụ nữ
cũng có thể kiện ra tòa, chúng tôi không tha thứ cho những bạo lực như
thế. Chúng tôi có một đạo luật đền bù, độc nhất vô nhị trong thế giới Ả
Rập.
SPIEGEL: Tại sao trong ngày trước đó ngài lại gọi
quân đội của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh vào Bahrain, một trường hợp cho
tới nay là duy nhất?
Những người đang biểu tình ở Manama: "Đả đảo nhà vua!" Ảnh: Mazen Mahdi / DPA
Hamad: Thế còn Kuwait thì sao? Thế anh chị đã quên
rằng chúng tôi cũng đã giúp đỡ lẫn nhau sau cuộc xâm chiếm của Saddam
Hussein năm 1990 à? Chúng tôi đã gọi quân đội của Hội đồng Hợp tác để
bảo vệ những hệ thống máy móc chiến lược của chúng tôi – trong trường
hợp Iran gây hấn nhiều hơn nữa. Nhưng không thấy họ trên đường phố, bản
tường trình của chuyên gia về nhân quyền Cherif Bassiouni đã xác nhận
điều đấy.
SPIEGEL: Các quan hệ của ngài với Iran ra sao?
Hamad: Điều quan trọng là phải có quan hệ tốt với láng giềng của mình. Chúng tôi cố gắng làm việc đó.
SPIEGEL: Iran có ảnh hưởng đến những căng thẳng trong Bahrain hay không?
Hamad: Chắc chắn rằng Iran có một quan tâm không
lành mạnh đến đất nước của chúng tôi. Nhưng chúng tôi tập trung đến
những gì xảy ra trong Bahrain.
SPIEGEL: Cách đây vài kilômét là tổng hành dinh của
Đệ Ngũ Hạm đội Hoa Kỳ. Viên chỉ huy người Iran Hossein Salami vừa đe dọa
rằng trong trường hợp có xung đột sẽ xem bất cứ quốc gia vùng Vịnh nào
có căn cứ của Hoa Kỳ hay cho phép bay ngang qua đều là kẻ thù và mục
tiêu.
Hamad: Nhưng ông ấy có là người mang quyền quyết
định hay không? Tôi không biết điều đó. Không ai sẽ nghe từ Bahrain rằng
chúng tôi sẽ tấn công Iran. Điều đấy là ngược lại với đạo Hồi. Nhưng
chúng tôi có quyền tự vệ.
SPIEGEL: Ngài sẽ nói gì với người đang thống trị Syria, Bashar al-Assad, nếu như ngài gặp ông ấy?
Hamad: Ông ấy cần phải lắng nghe nhân dân Syria, họ sẽ cho ông ấy những lời khuyên tốt nhất.
SPIEGEL: Ông ấy có cần phải từ chức không?
Hamad: Tôi là ai mà khuyên ông ấy điều đó? Điều đó thật sự là việc của nhân dân Syria.
SPIEGEL: Hố ngăn cách giữa người Sunni và người Shia
trong đất nước ngài từ khi dập tan những cuộc chống đối trước đây một
năm ngày càng to lớn hơn.
Hamad: Không, điều đấy sẽ không xảy ra. Tôi tin chắc
rằng chúng tôi sẽ tạo nên một sự thống nhất to lớn hơn trong chúng tôi
với những cải cách và thay đổi mà chúng tôi đã ban hành trong năm vừa
qua. Nếu như có người nào đấy muốn nhiều hơn nữa thì cũng được thôi: hãy
thống nhất với nhau và mang các đề nghị đến cho tôi.
SPIEGEL: Ngài có thật sự tin rằng Bahrain, sau tất cả những gì đã xảy ra, có thể là một mô hình cho các quốc gia Ả Rập khác hay không?
Hamad: Chất lượng của một chính phủ hiện đại được đo
qua việc nó xử lý những tình huống khó khăn như thế nào. Chúng tôi là
số một trong số những nhà cải cách của tất cả các nước Ả Rập. Chúng tôi
lập ra Quốc Hội, để không bao giờ có một chế độ độc tài xuất hiện ra ở
đây. Con người ở đây có được tốt hơn là ở nơi khác. Không có thuế, hệ
thống y tế và giáo dục không mất tiền, lương thực thực phẩm được trợ giá
và có lương cho người thất nghiệp. Không phân biệt đấy là một người
Bahrian hay là một người nước ngoài. Chúng tôi rất hãnh diện về điều
đấy.
SPIEGEL: Nhưng dường như mô hình an sinh của ngài
vẫn còn chưa đủ đối với nhiều người. Họ đòi quyền cùng quyết định và cải
cách chính trị.
Hamad: Chúng tôi vừa mới sửa đổi Hiến Pháp xong, để
bây giờ Quốc Hội có thể giải tán chính phủ vào bất cứ lúc nào. Nhưng có
những người nào đó đã tẩy chay các cuộc bầu cử và rời bỏ Quốc Hội. Ai
muốn có một hệ thống tốt hơn thì phải cùng làm việc. Các đề nghị của
Cherif Bassiouni…
SPIEGEL: … người đã giới thiệu các kết quả nghiên cứu của mình trong tháng 11 …
Hamad: … là tốt và có thể giúp cho Bahrain. Ông ấy
rất thẳng thắn. Không có lý do gì mà từ chối những đề nghị đấy, và tôi
đã công khai nhận chúng.
SPIEGEL: Thật ra thì tại sao tất cả các chức vụ quan trọng trong vương quốc của ngài lại do thành viên của gia đình ngài nắm giữ?
Hamad: Trong Bahrain, tất cả các thành viên của hoàng gia đều là người công dân bình thường. Không ai cần phải hôn tay của tôi cả.
SPIEGEL: Nhưng phần lớn các bộ trưởng đều mang họ của gia đình ngài.
Hamad: Không phải vì vậy mà họ có chức vụ đấy, mà vì
họ là những người tốt nhất cho nhiệm vụ đấy. Không đâu, nếu người ta
tin rằng có thể làm cho tôi sao lãng đi mục đích của mình thì họ đã lầm.
Mục tiêu của tôi vẫn còn trong tầm nhìn. Mục tiêu của chúng tôi là cải
tổ nhiều hơn nữa.
SPIEGEL: Thưa Quốc Vương, chúng tôi xin cảm ơn ngài vì cuộc trao đổi này.
Cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi Alexander Smoltczyk và nữ cộng tác viên của SPIEGEL tại Manama, Souad Mekhennet.
Phan Ba dịch từ Der Spiegel số 07/2012
Phan Ba dịch từ Der Spiegel số 07/2012