Trần Văn Huỳnh
Kính gửi: Dân Luận
Tôi là Trần Văn Huỳnh, cha của tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức -
người đã tranh đấu vì quyền con người cho Việt Nam để đất nước có thể
trở nên dân chủ và thịnh vượng.
Hôm 26 tháng 2 vừa rồi tôi đã gửi đến bà Ngoại trưởng Hoa Kỳ và một số quan chức lập pháp và hành pháp của nước này nhằm kêu gọi sự hỗ trợ cần thiết cho việc trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị tại Việt Nam.
Tôi xin được chuyển bức thư này đến Dân Luận, đề nghị Dân Luận giúp phổ biến để nó có thể nhanh chóng đến được với những người quan tâm vì đất nước với hy vọng mong ước trên của chúng ta sớm thành hiện thực.
Xin cảm ơn Dân Luận và kính chào.
Trần Văn Huỳnh
Hôm 26 tháng 2 vừa rồi tôi đã gửi đến bà Ngoại trưởng Hoa Kỳ và một số quan chức lập pháp và hành pháp của nước này nhằm kêu gọi sự hỗ trợ cần thiết cho việc trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị tại Việt Nam.
Tôi xin được chuyển bức thư này đến Dân Luận, đề nghị Dân Luận giúp phổ biến để nó có thể nhanh chóng đến được với những người quan tâm vì đất nước với hy vọng mong ước trên của chúng ta sớm thành hiện thực.
Xin cảm ơn Dân Luận và kính chào.
Trần Văn Huỳnh
Việt Nam, ngày 26 tháng 2 năm 2012
Kính gửi: Quý bà Hillary Rodham Clinton
Ngoại trưởng Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ
Ngoại trưởng Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ
Đồng kính gửi: Các tổ chức Bảo vệ Nhân quyền Quốc tế
V/v: "Cần trả tự do cho mọi tù nhân chính trị ở mọi nơi"
Thưa bà Clinton,
Tôi là Trần Văn Huỳnh, một công dân Việt Nam 75 tuổi, cha của Trần
Huỳnh Duy Thức - một tù nhân chính trị đã bị kết án 16 năm tù cùng với
luật sư Lê Công Định, thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung, kỹ sư và doanh nhân Lê
Thăng Long và đại tá Trần Anh Kim trong một vụ án "lật đổ chính quyền
nhân dân" vào năm 2010. Vụ án này đã bị lên án gay gắt bởi bộ Ngoại giao
Hoa Kỳ và nhiều chính phủ khác cùng với các tổ chức bảo vệ nhân quyền
quốc tế.
Trước hết, tôi viết thư này thay mặt cho con trai tôi, Trần Huỳnh Duy
Thức để nêu lên quan ngại gửi đến bà và các tổ chức quốc tế khác về
những nguy cơ đe dọa hòa bình thế giới. Trong những lần thăm con tại nhà
tù trong 6 tháng qua, Thức nhiều lần đề nghị tôi cần làm gì đó để cộng
đồng quốc tế nhận ra một chiến lược hiệu quả có thể đảm bảo hòa bình cho
thế giới vốn đang ngày càng bị đe dọa bởi những tranh chấp trên biển
Đông của Việt Nam. Thức đã thấy trước sự xung đột này nhiều năm trước
khi nó dẫn đến sự căng thẳng cao độ kéo theo 11 cuộc tuần hành của những
nhà yêu nước từ hồi giữa năm ngoái. Thức hoan nghênh "Thế kỷ Thái bình
dương của Mỹ" mà bà đã giới thiệu và sự hiện đại hóa hiện diện quốc
phòng của Mỹ Xuyên Châu Á Thái Bình Dương. Nhưng Thức cho rằng, nếu
không có đủ những nỗ lực cần thiết và tập trung được đưa vào đúng chỗ và
đúng lúc để biến Việt Nam nhanh chóng trở nên dân chủ và thịnh vượng
thì đất nước chúng tôi sẽ dễ trở thành một điểm lan xung đột có thể kích
hoạt những cuộc chiến thảm họa cho thế giới. Do vậy, Thức tin rằng một
Việt Nam dân chủ thực sự sẽ là một căn cứ chiến lược cho hòa bình thế
giới.
Bà có thể đọc ý tưởng này của Thức ở một bài báo đính kèm "Kỷ sửu và vận hội mới cho Việt Nam"
được Thức viết cách đây 3 năm, và rất phổ biến trên Internet vào lúc
đó, đồng thời nhận được nhiều ý kiến hoan nghênh từ công chúng. Tôi đọc
thấy từ bài báo này nhiều quan điểm được chia sẻ và ủng hộ bởi Tổng
thống Obama. Điển hình như ngài tổng thống đã nói rằng "Châu Á sẽ
quyết định chủ yếu rằng liệu thế kỷ phía trước sẽ là xung đột hay hợp
tác, thống khổ không cần thiết hay tiến bộ của nhân loại" khi phát
biểu trước nghị viện Úc vào tháng 11 năm ngoái. Tôi muốn ngài tổng thống
biết rằng có rất nhiều người Việt Nam tin vào thiện chí của ngài và
đánh giá cao các chiến lược của ngài cho khu vực. Do vậy tôi càng thấy
rõ hơn nguy cơ mà Thức cảnh báo. Và chính bởi những nguy cơ đó, bất chấp
rủi ro cho riêng mình, Thức và những người bạn là Định, Long và Trung
đã dốc hết nỗ lực để truyền bá về các quyền con người, nhà nước pháp
quyền và sự tự tin cho người dân chúng tôi. Vui lòng tham khảo những
trích đoạn đính kèm từ 2 quyển sách: "Hành trình vào dân chủ và thịnh vượng" và "Con đường Việt Nam" về những gì mà họ đã cố gắng làm cho người dân chúng tôi hiểu rõ.
Nhiều người Việt Nam và tôi bây giờ thấy những nguy cơ đe dọa hòa
bình như vậy rõ ràng hơn bao giờ hết khi mà tình trạng ngặt nghèo kinh
tế hiện nay ở Việt Nam rất đúng như những gì Thức đã không tiếc sức
trong nhiều năm để cảnh tỉnh đất nước. Nhưng thật bất hạnh, những cảnh
báo đó đã không chỉ bị bỏ qua một cách thiếu trách nhiệm mà còn đã dẫn
tới cáo buộc Thức và những người bạn xâm phạm an ninh quốc gia một cách
mơ hồ. Tuy nhiên, tôi càng bị thuyết phục hơn bởi quan ngại của Thức và
thực sự tin vào điều đó. Tôi nghĩ rất nhiều người khác cũng vậy. Chính
thực tế này đã khiến tôi quyết định gửi đến Tổng thống Obama một bức thư
vào tháng 12 năm ngoái để ngài tổng thống chú ý đến quan ngại của Thức
cho Việt Nam và cho hòa bình thế giới. Và cũng chính vì tình hình đang
xấu đi hiện nay ở Việt Nam đã thúc giục tôi gửi bức thư này đến bà thay
con tôi để đề nghị sự quan tâm hơn nữa của bà đối với sự bảo vệ các
quyền phổ quát của con người cho Việt Nam. Tôi biết đây là vấn đề nhận
được cả sự quan tâm lẫn quan ngại của bà, và bà đã nói rất rõ với chính
phủ của chúng tôi rằng "Việt Nam phải làm hơn nữa để tôn trọng và bảo vệ các quyền cho công dân của mình".
Bà cũng đã trực diện với Việt Nam về nhân quyền trong cả hai chuyến
công du của bà đến nước tôi trong năm 2010 và đã nhận được sự phản hồi
đại loại rằng "nhân quyền không nên bị áp đặt từ bên ngoài".
Thứ hai, đó là vì sao tôi viết thư này cho bà để lên tiếng từ bên trong nhằm bày tỏ khát vọng của chúng tôi đối với các quyền phổ quát
của mỗi con người và yêu cầu của chúng tôi được bảo vệ các quyền này để
làm sao những quyền đó thực sự là như nhau ở mọi nơi để chúng tôi được
tận hưởng các quyền vốn có tự nhiên này một cách công bằng ở Việt Nam.
Chúng tôi không chỉ muốn không phải thiếu thốn mà còn không phải bị sợ
hãi, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp và lập hội, tự do tôn
giáo và tự do của công dân được lựa chọn người lãnh đạo của mình. Tôi
chắc rằng những khát vọng đó không chỉ của riêng tôi mà còn là của hàng
chục triệu người Việt Nam, những người sẵn sàng nói lên các yêu cầu
này nếu có được tự do tương tự như những gì mà đồng bào của chúng tôi ở
Hoa Kỳ đã sử dụng để yêu cầu chính phủ Obama gây sức ép để trả tự do
cho tất cả tù nhân chính trị ở Việt Nam từ hôm 8 tháng 2 đến nay.
Và chúng tôi lấy làm vui vì đây cũng là những yêu cầu mà bà ủng hộ vì bà đã nói: "Chúng
tôi tin rằng cần trả tự do cho mọi tù nhân chính trị ở mọi nơi. Chỉ một
người tù chính trị thôi thì đối với chúng tôi đã là quá mức"
tại chuyến viếng thăm của bà đến Myanmar hồi tháng 12 năm ngoái. Xin bà
hiểu rằng nhiều người Việt Nam và tôi đã cảm kích đến nhường nào đối
với những nỗ lực lớn lao đó của bà đã dẫn đến việc phóng thích hàng trăm
tù chính trị ở Myanmar ngay sau chuyến thăm này.
Thưa bà ngoại trưởng,
Gia đình tôi và tôi và nhiều người Việt Nam khác thực sự hy vọng rằng
bà sẽ dành những nỗ lực tương tự cho Việt Nam chúng tôi để nhanh chóng
trả tự do cho tất cả mọi tù nhân chính trị ở Việt Nam và dỡ bỏ mọi hạn
chế đối với cựu tù chính trị ở đây, trong số họ bao gồm - Các nhà hoạt
động tôn giáo Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý;
các nhà hoạt động dân chủ và quyền con người: doanh nhân và kinh tế gia
Trần Huỳnh Duy Thức, luật sư Lê Công Định, doanh nhân và nhà hoạt động
xã hội Lê Thăng Long, thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung, đại tá Trần Anh Kim,
tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ; các nhà hoạt động vì công nhân: anh Nguyễn Hoàng
Quốc Hùng, cô Đỗ Thị Minh Hạnh, anh Đoàn Huy Chương; nhạc sĩ yêu nước
Việt Khang (Võ Minh Trí); những người biểu tình yêu nước: cô Phạm Thanh
Nghiên, ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), bà Bùi Thị Minh Hằng; nhà báo
chống tham nhũng Hoàng Khương (Nguyễn Văn Khương); v.v... Vui lòng làm
cho chính phủ của chúng tôi hiểu rằng chỉ khi đó thì đất nước chúng tôi
mới vượt qua được tình trạng khủng hoảng nhờ sự hòa hợp lòng dân và đáp
ứng nguyện vọng của nhân dân - chính là nguồn cội căn bản của sức mạnh
và sự chính danh của một chính phủ, và rằng chính phủ không nên sợ
nguyện vọng của nhân dân mình hơn sức mạnh của bất kỳ nước nào khác.
Tôi đã cố gắng và dốc hết sức cho tất cả mọi nỗ lực trong nước của
tôi, nhưng không thể làm cho chính quyền nhân dân của chúng tôi hiểu
được như vậy và lắng nghe những nguyện vọng của chúng tôi. Tôi nhận được
sự im lặng vô cảm ngay từ chính những đại biểu quốc hội mà tôi bầu nên.
Tôi và gia đình tôi vô cùng đau khổ trước những gì đã và đang xảy ra.
Tôi chắc rằng nhiều gia đình khác, đặc biệt là của những tù nhân lương
tâm ở Việt Nam cũng có cùng cảm giác như vậy. Do đó, tôi hy vọng và tin
rằng những nỗ lực quốc tế của tôi sẽ nhận được những sự hỗ trợ hữu ích
từ bà và cộng đồng quốc tế để "mỗi người sẽ hoạt động theo những quy luật phát triển giống nhau",
như Tổng thống Obama nhấn mạnh khi nói với lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận
Bình hôm 14 tháng 2 tại Washington. Tôi tin rằng chỉ lúc đó thì thế giới
của chúng ta mới có thể phát triển đến thịnh vượng trong hòa bình cho
mọi công dân của mình. Trần Huỳnh Duy Thức và những người bạn của mình
và hầu hết mọi tù nhân chính trị ở Việt Nam cũng tin như thế. Đó là lý
do vì sao và vì điều gì mà họ tranh đấu.
Tôi rất cảm ơn sự quan tâm của bà và trông đợi được sớm nghe từ bà.
Trân trọng
TM cho tôi và con tôi
Trần Văn Huỳnh
TB: Vui lòng xem các tài liệu đính kèm là những tác phẩm của Thức và những người bạn của mình, cũng như bài báo "Ngôi sao bị nhốt" của T.S Nguyễn Thanh Giang viết về Thức. TS Giang là một nhà hoạt động dân chủ có tiếng ở Việt Nam.
Các bức thư với nội dung tương tự đã được gửi đến cho 13 quan chức cấp cao khác. Bấm vào đây để xem danh sách đã gửi và các địa chỉ cần thiết.
_____________________________
Bản tiếng Anh - English version here