Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014

Thêm 1 tàu Kiểm Ngư Việt Nam bị đâm

HÀ NỘI 17-5 (NV) - Trung Quốc cho tàu chiến uy hiếp các tàu Cảnh sát biển Việt Nam trong khi một tàu của Kiểm Ngư Việt Nam bị tàu của Trung Quốc đâm thủng mạn chiều tối hôm Thứ Sáu.
Tàu Hải cảnh Trung quốc đâm tàu Cảnh sát biển Việt Nam. (Hình: Tuổi Trẻ)
Các sự căng thẳng trên biển gần khu vực Trung Quốc đặt dàn khoan HD981 vẫn diễn ra không giảm cường độ. Để bảo vệ dàn khoan này hoạt động, Trung Quốc đưa một đoàn đông đảo tàu các loại đến canh chừng và chống lại sự xua đuổi của Việt Nam. Số lượng tàu Trung Quốc bảo vệ giàn khoan ngày 5/17 là 119 tàu trong khi ngày hôm trước lên tới 126 tàu.

Báo chí ở Việt Nam cho hay một tàu của Kiểm Ngư Việt Nam bị tàu Trung Quốc đêm thủng mạn ở cách vị trí giàn khoan HD981 khoảng 7 hải lý vào tối Thứ Sáu 16/5/2014. Đến sáng Thứ Bảy 17/5/2014, tin cho hay Trung Quốc đưa thêm một chiến hạm trang bị hỏa tiễn tấn công nhanh và một tàu tuần tiễu tấn công nhanh tăng cường cho lực lượng của họ và up hiến một tàu Cảnh sát biển của Việt Nam.
Các đoàn tàu Trung Quốc lập thành 4 vòng đai bảo vệ giàn khoan HD981 từ sát dàn khoan đến 10 hải lý với các chiến hạm phía ngoài cùng. Các sự đối đầu giữa lực lượng hai bên xảy ra thường xuyên mỗi ngày theo kiểu mèo chuột chạy đuổi nhau mà các tờ báo trong nước gọi là “cương quyết, mềm dẻo, tránh va chạm.”
Thật sự, đoàn tàu Trung Quốc đông gấp 3 lần và tàu lớn hơn, trang bị mạnh hơn nên khi cản các tàu Việt Nam muốn tiếp cận dàn khoan thường họ sử dụng từ 3 tàu đến 6 tàu đối phó với một tàu của Việt Nam. Phần nhiều các tàu hải giám, hải cảnh của Trung Quốc là các chiến hạm cũ được tân trang lại, gỡ bỏ bớt vũ khí.
Việt Nam đã công bố nhiều đoạn video clip cho thấy tàu Trung Quốc tấn công các tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư của Việt Nam bằng vòi rồng và đâm vào hông nếu không chạy tránh kịp. Báo chí ở Việt Nam thì nói các tàu của Việt Nam trang bị loa phóng thanh đã kêu gọi bằng 3 thứ ngôn ngữ Việt, Hoa, Anh thúc dục phía Trung Quốc kéo dàn khoan ra khỏi khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
“Chúng tôi không muốn đối đầu với phía Trung Quốc nhưng bổn phận của chúng tôi là phải tuần tra lãnh thổ hàng ngày.” Trung tá Lê Trung Thành, thuyền trưởng tàu cảnh sát biển 4033 của Việt Nam nói với phóng viên thông tấn AP. “Chúng tôi muốn đến càng gần giàn khoan HD981 càng tốt để thuyết phục họ rằng việc họ làm là trái phép và họ phải rời khỏi vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.”
Trong một bản tin khác, TTXVN cho hay đêm 16/5/2014, một tàu dánh cá của ngư dân Quảng Ngãi hoạt động phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa và cách giàn khoan của Trung quốc 110 hải lý đã bị một tàu Hải giám của Trung quốc  tới khống chế "đánh đập các thuyền viên, phá hoại tài sản trên tàu cá" làm 2 thuyền viên bị thương nặng. Tàu cá này bị kéo về đảo Phú Lâm.
Giới chuyên viên theo dõi thời sự quốc tế tin rằng cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc đều không có ý định bỏ chạy, để xem bên nào xuống thang trước. Việt nam tố cáo Trung quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam 200 hải lý theo Công ước Quốc tế về Luật Biển (UNCLOS).
Vị trí đặt dàn khoan chỉ các đảo Lý Sơn của Việt Nam 120 hải lý. Trung Quốc mượn cớ nơi đặt giàn khoan chỉ ở phía nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa mà họ nói của Trung Quốc khoảng 19 hải lý. Việt Nam nhiều lần tuyên bố quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam với các bằng chứng lịch sử không thể tranh cãi. Trung Quốc chỉ xua lực lượng cướp quần đảo này của Việt Nam năm 1974.
Phùng Phong Huy (Fang Fenghui) Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc hiện đang viếng thăm Hoa Kỳ. Trước lời kết tội Trung Quốc “khiêu khích Việt Nam”của các viên chức Mỹ từ phó tổng thống Joseph Biden đến Bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel, tham mưu trưởng Liên quân Martin Dempsey, ông Phùng Phong Huy ngang ngược nói rằng Bắc Kinh sẽ không nhượng bộ một tấc nào mà lại còn đòi Việt Nam không được quấy nhiễu hoạt động “hợp pháp” của Trung Quốc ở vùng biển của họ.
Theo một chuyên gia Trung Quốc, việc đưa dàn khoan HD981 tới vùng biển tranh chấp với Việt Nam không phải là quyết định của công ty Dầu Khí Hải Dương Trung Quốc CNOOC. Nó phải là một quyết định cấp cao từ Tập Cận Bình vì công ty CNOOC không thể điều động một lực lượng bảo vệ quân sự và bán quân sự khổng lồ hơn một trăm tàu các loại. Hiểu như vậy, nó không phải là một quyết định  kinh tế khi vùng biển dặt dàn khoan không có nhiều tiềm năng dầu khí. (TN)

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"