Hà Anh Tuấn
Bút Lông Kim chuyển ngữ
Bút Lông Kim chuyển ngữ
Ngày 1 tháng 5 Trung Quốc đã di chuyển giàn khoan dầu tự chế khổng lồ, Hai Yang Shi You (HYSY) 981, về phía nam ở Biển Đông. Vị trí mới, mà chỉ 120 dặm từ bờ biển Việt Nam, là hoàn toàn bên trong thềm lục địa và Khu Kinh Tế Đặc Quyền (EEZ) của Việt Nam. Để hỗ trợ và bảo vệ cấu trúc khoan dầu này, Trung Quốc đã điều động hơn 80 tàu lớn, một con số còn tiếp tục tăng lên. Những tàu nước ngoài đã được cảnh báo để tránh xa giàn khoan ấy vì sự an ninh và an toàn.
Động thái này phô bày một sự leo thang mới và nguy hiểm của Trung
Quốc. Kể từ năm 2007, Bắc Kinh đã ngày càng quyết đoán và xâm lược trong
việc bảo vệ những tham vọng lãnh thổ của mình ở Biển Đông. Nhà cầm
quyền Trung Quốc đã tấn công và bắt giữ những ngư dân nước ngoài đang
làm ăn trong những khu đánh cá truyền thống trong khu vực. Những công ty
dầu khí đã bị áp lực phải rút lui khỏi những hợp đồng với các bên tranh
chấp ở Đông Nam Á vì sợ sự trả đũa của Trung Quốc.
Trong năm 2009, Bắc Kinh chính thức tuyên bố yêu sách đường chín đoạn
của họ đối với hơn 80 phần trăm Biển Đông. Động thái này được theo sau
bởi sự khẳng định trong năm 2010 rằng Biển Đông là một trong những lợi
ích cốt lõi của Trung Quốc. Trong năm 2012, Trung Quốc thành lập thành
phố Tam Sa, mà trung tâm chính quyền địa phương của nó đã được đặt tại
đảo Phú Lâm, mà là một phần của quần đảo Hoàng Sa bị tranh giành với
Việt Nam. Một đơn vị đồn trú mới được thành lập và đóng quân trên đảo
Phú Lâm. Suốt trong giai đoạn này, những năng lực quân sự của Trung Quốc
có cải thiện rồi một cách đáng kể, và nó bây giờ có thể tranh giành với
Hoa Kỳ, cả trên không và trên biển, ở Biển Đông.
Sự leo thang mới nhất của Trung Quốc ở Biển Đông đã tiêu biểu cho một
tính toán sai lầm nghiêm trọng của các nhà hoạch định chính sách của
Trung Quốc. Họ đã làm nên bốn sai lầm về chiến lược.
Thứ nhất, sự phát triển mới ấy đã cho Việt Nam không sự thay thế nào ngoài sự phản ứng táo bạo và quyết tâm.
Điều 56 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) đã
thiết lập rằng một quốc gia ven biển thì có những quyền tối thượng cho
mục đích thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý những tài nguyên thiên
nhiên trong Khu Kinh Tế Đặc Quyền của mình. Do đó, không sự diễn dịch
nào của UNCLOS có thể giải thích ý định của Trung Quốc để khoan một
giếng dầu hoàn toàn bên trong Khu Kinh Tế Đặc Quyền của Việt Nam.
Việt Nam, giống như các nước khác, chẳng giải thích rõ ràng vị trí
của mình liên quan đến những tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Sự nhập
nhằng về chiến lược này mang lại cho các quốc gia không gian để thương
lượng và tráo trở. Tuy nhiên, động thái mới nhất của Trung Quốc đã vượt
qua ranh giới được vẽ bởi các nhà lãnh đạo chóp bu của Việt Nam. Hà Nội,
do đó, đã phản ứng giận dữ. Phó Thủ tướng Việt Nam kiêm Bộ trưởng Bộ
Ngoại giao Phạm Bình Minh đã gọi Ủy viên quốc vụ viện Dương Khiết Trì
của Trung Quốc để phản đối động thái của Trung Quốc và khẳng định rằng
Hà Nội sẽ "áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết và phù hợp để bảo vệ
những quyền và lợi ích hợp pháp của mình" ở các vùng biển. Cảnh sát biển
Việt Nam và những tàu bảo vệ thủy sản đã được sai phái để ngăn chặn sự
triển khai giàn khoan ấy.
Trung Quốc phản công động thái này bằng cách gửi trên 80 tàu lớn để
bảo vệ tài sản của họ. Những va chạm đã xảy ra giữa tàu của hai bên và
thêm những sự cố được mong đợi. Sự phát triển này đã đẩy Việt Nam xa hơn
khỏi Trung Quốc và đã tăng cường quan hệ an ninh của mình với các cường
quốc khác, như Hoa Kỳ. Nếu Hà Nội cân nhắc việc mở Vịnh Cam Ranh cho sự
hiện diện của hải quân Hoa Kỳ, thì Washington sẽ là tắc trách khi khước
từ cơ hội. Thật vậy, Washington nhanh chóng đã lên tiếng về vụ việc.
Trong một thông cáo báo chí ngày 8 tháng 5, nữ phát ngôn Bộ Ngoại giao
đã xác quyết rằng chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa là bị tranh chấp, và
quyết định của Trung Quốc để triển khai giàn khoan dầu ấy, mà được hộ
tống bởi vô số những tàu chiến và những tàu thẩm quyền, trong Khu Kinh
Tế Đặc Quyền Việt Nam thì là đầy khiêu khích và làm tăng sự căng thẳng.
Thứ hai, hành động của Trung Quốc đã vi phạm những nguyên tắc của Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông và đào sâu những sự nghi ngờ giữa các nước trong khu vực về ý định thực sự của họ.
Cùng với Việt Nam và Philippines, thì Singapore và Malaysia đang càng
lúc bị khiến quan ngại về hành vi của Trung Quốc trong khu vực.
Indonesia, mà một thời đã duy trì tính trung lập nghiêm ngặt đối với
tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, thì đã đảo ngược vị trí của mình, và
giờ đang tranh giành yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông bởi vì nó thách
thức những quyền lợi của Jakarta trong những vùng nước quần đảo Natuna.
Trong thực tế, những tàu thẩm quyền có vũ trang của Trung Quốc đã chạm
trán những tàu thẩm quyền của Indonesia vài lần trong ít năm qua trong
những vùng nước được yêu sách bởi Jakarta.
Nếu Trung Quốc xoay xở được để khoan dầu trong Khu Kinh Tế Đặc Quyền
của Việt Nam, trên đỉnh điểm của việc chiếm quyền kiểm soát Bãi cạn
Scarborough từ Philippines vào năm 2012, thì họ sẽ đi xa hơn về phía nam
và những cuộc đụng độ sẽ được dự kiến với Malaysia và Indonesia. Với
vai trò của Indonesia trong ASEAN, thì việc thay đổi vị trí gần đây của
Jakarta đối với Trung Quốc là một trở ngại cho Bắc Kinh. Họ càng quyết
đoán hơn trong các tranh chấp ở Biển Đông thì uy tín quốc tế của họ càng
bị tổn hại. Những thành tựu của "chiêu thức tấn công quyến rũ" của
Trung Quốc nhằm vào Đông Nam Á trong những năm 1990 thì có thể bị tẩy
xoá bởi một làn sóng chủ nghĩa dân tộc chống Trung Quốc ở Đông Nam Á.
Với tư cách một tập thể, vào ngày 10 tháng Năm, các Bộ trưởng Ngoại giao
ASEAN trong phần của Hội nghị cấp cao ASEAN 24 tại Myanmar đã ban hành
một tuyên bố chung độc lập về sự căng thẳng ở Biển Đông, bày tỏ mối quan
tâm nghiêm trọng của họ đối với vụ việc và tái khẳng định tầm quan
trọng của hòa bình, ổn định, và tự do hàng hải ở Biển Đông. Đây là lần
đầu tiên kể từ năm 1995 ASEAN đã ban hành một tuyên bố chung tách bạch
về một sự phát triển ở Biển Đông thừa nhận có các mối đe dọa đối với hòa
bình, ổn định và an toàn hàng hải ở Biển Đông. Điều này thể hiện sự
phản xung về ngoại giao chống lại Trung Quốc ở Đông Nam Á.
Thứ ba, Trung Quốc đánh mất sự viện cớ của họ cho việc hiện đại hóa quân sự.
Bắc Kinh kêu ca rằng hiện đại hóa quân sự của họ là phòng thủ về bản
chất, và điều ấy sẽ không ngầm phá hoại sự an ninh khu vực. Suốt trong
giai đoạn căng thẳng gia tăng ở Biển Đông từ 2007 đến 2013, Trung Quốc
thường kìm nén việc sử dụng lực lượng hải quân. Thay vào đó, các lực
lượng bán quân sự tiên tiến, chẳng hạn như Đội Hải giám Trung Quốc, đã
thường được dàn quân để phục vụ những tham vọng lãnh thổ của họ. Trong
thế giằng co Bãi cạn Scarborough giữa Trung Quốc và Philippines vào năm
2012, thì không có tàu hải quân Đội Hải giám Trung Quốc nào đã được gửi
đến hiện trường, và các lực lượng bán quân sự của Trung Quốc và các tàu
đánh cá xoay xở được để đẩy những kẻ từ Philippines ra khỏi khu vực. Tuy
nhiên, để bảo vệ giàn khoan dầu khổng lồ của Trung Quốc trong vùng Khu
Kinh Tế Đặc Quyền của Việt Nam, thì Bắc Kinh đã gửi bảy tàu hải quân để
kết nhập 33 tàu Hải giám và hàng tá cảnh sát hàng hải, giao thông vận
tải, và những tàu cá. Lần đầu tiên trong ít năm qua, các tàu hải quân
Trung Quốc có dự phần vào một vụ tranh chấp trực tiếp ở Biển Đông. Các
nước khác, do đó, có lý do để lo lắng về những ý định thực sự đằng sau
chương trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc.
Cuối cùng, động thái của Trung Quốc có thể làm mất ổn định sự
an ninh khu vực, tạo ra rào cản cho những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm tái
cơ cấu nền kinh tế và duy trì sự tăng trưởng của họ. Bắc Kinh
đang đương đầu những thách thức nghiêm trọng trong nước, trong đó có sự
suy thoái về môi trường, tình trạng dân số già lão, và những phong trào
ly khai ở Tây Tạng và Tân Cương. Trong ít năm qua, những cuộc tấn công
khủng bố của các lực lượng ly khai đã xảy ra trong những thành phố lớn,
đe dọa sự ổn định xã hội của Trung Quốc. Thêm vào đó, sự tăng trưởng
kinh tế Trung Quốc có những dấu hiệu chậm lại. Các lãnh đạo Trung Quốc
cần một môi trường quốc tế ổn định để tập trung những nguồn lực vào
những thách thức nội bộ. Hành động của họ ở Biển Đông, tuy nhiên, có thể
gây mất ổn định an ninh khu vực và ngầm phá hoại những nỗ lực để duy
trì tăng trưởng.
Hành động của Trung Quốc với HYSY 981 để khoan bên trong Khu Kinh Tế Đặc Quyền của Việt Nam là một tính toán sai lầm chiến lược.
Lần đầu tiên trong giai đoạn gần đây của sự căng thẳng ở Biển Đông, Bắc
Kinh đã sử dụng bảy tàu hải quân để hộ tống giàn khoan dầu khổng lồ
này. Điều này khiến cho Hà Nội không có sự lựa chọn ngoài việc đối hợp
với hành động ấy bằng "tất cả các biện pháp cần thiết" để bảo vệ những
quyền của mình được thiết lập trong luật pháp quốc tế. Với lịch sử gần
đây của Trung Quốc về tính quyết đoán và tính xâm lược ở Biển Đông thì
các quốc gia Đông Nam Á khác ở ven biển cũng đang được báo động bởi động
thái này. Những nỗ lực của Bắc Kinh để giành trái tim và tâm trí Đông
Nam Á sau chiến tranh lạnh thì đã bị xói mòn, và chương trình hiện đại
hóa quân sự của họ một lần nữa bị nghi vấn.
Để đáp trả hành vi của Trung Quốc, các quốc gia Đông Nam Á đang xây
dựng những khả năng không đối xứng để bảo vệ chủ quyền của họ chống lại
Bắc Kinh. Họ cũng rõ ràng hoan nghênh sự tham gia của những cường quốc
ngoài khu vực như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ, trong việc quản lý những
tranh chấp ở Biển Đông. Nói cách khác, hành vi xâm lược của Trung Quốc
đã tạo điều kiện và đã đẩy nhanh trục Hoa Kỳ hướng tới Đông Á, điều mà
những nhà lãnh đạo chóp đầu của Trung Quốc không muốn để thấy.
Việc xâm lược và gây mất ổn định khu vực không giúp Trung Quốc nhận
thức mục tiêu của họ đối với sự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển xã
hội. Cách tốt nhất để Trung Quốc trỗi lên tới một vị thế của một cường
quốc toàn cầu là tính toán ra một cách mới để trỗi lên, một cách mà
trong đó cái nguyên tắc cốt lõi cho những quan hệ đối ngoại của họ là
hợp tác để cùng có lợi, tôn trọng những quyền chính đáng của những quốc
gia khác, và giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình. Việc
chạy nhanh không đảm bảo rằng nó sẽ đi đến nơi tại đích của nó.
Tác giả: Hà Anh Tuấn là một Nghiên cứu sinh Tiến sĩ chuyên ngành
Chính trị và Quan hệ quốc tế tại Đại học New South Wales, Úc, và là một
Nhà lãnh đạo trẻ Diễn đàn Thái Bình Dương thuộc CSIS (Trung tâm Nghiên
cứu Chiến lược và Quốc tế của Hoa Kỳ).
Nguồn: National Interest