Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

Điêu Tàn

Trần Hồng Tâm
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đang trả lời nhà khoa học trẻ Viêt Nam vê giàn khoan HD - 981
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đang trả lời nhà khoa học trẻ Viêt Nam vê giàn khoan HD – 981
Ông vừa xuất hiện trên trên vòm trời chính trị Việt Nam. Gương mặt ông đỡ lem luốc bởi khói lửa chiến tranh, đỡ hốc hác của thời đói khát, đỡ nhàu nát bởi hận thù nghi kị, đỡ căng thẳng vì không lo diễn biến hòa bình, đỡ hung hăng bởi không phải chống thế lực thù địch.
Tôi cũng như bao nhiêu người Việt khác đặt lên vai ông vài tia hy vọng. Nhưng chiều nay, đọc được lời ông phát biểu về một giàn khoan “Lạ” ngoài biển Đông, thì những tia hy vọng mong manh kia lịm tắt.
Một nhà khoa học trẻ hỏi: Việt Nam có nên xây dựng quan hệ đồng minh với nước nào không? Ông trả lời: “Không liên minh với nước nào để chống lại một nước thứ ba.”
Ôi thưa ông! Tôi muốn khóc. Khóc cho sự suy tàn trí tuệ. Chống xâm lăng và chống nước thứ ba là hai hành động khác biệt. Nó khác nhau như bóng tối và ánh sáng. Nó rạch ròi như trắng với đen. Lẽ nào ông không phân biệt nổi. Lẽ nào ông lầm. Hay ông định bao che, dung túng. Hay ông định đánh tráo khái niệm.
Một nhà khoa học trẻ khác hỏi: Có nên kiện nước “Lạ” ra tòa án quốc tế không? Ông trả lời: “Mang nhau ra tòa, như bát nước đổ xuống lấy lại rất khó”.
Họ “dạy cho Việt Nam một bài học”. Họ “cho Việt Nam nếm mùi tan vỡ”. Họ chửi: “Chúng mày là lũ du côn của phương Đông”, “Bọn tiểu bá. Quân ăn cháo đái bát”.
Không chỉ bằng lời nhục mạ, mà bằng bạo lực. Họ hất đổ bát cơm trên tay dân. Họ đập vỡ hộp sọ dân ông. Giờ đây, họ không những lấy lại được bát nước chan chứa tình đồng chí, mà còn được thêm cả một nồi nước lèo hầm bằng xương thịt của anh chị em ông.
Kiện nhau và giết nhau là hai cung bậc rất xa nhau của tình cảm và hành động. Không lẽ ông lầm.
Kiện họ ư? Ông sợ họ buồn, họ giận. Ông muốn giữ gìn “đại cục”. Ông muốn hiếu hòa. Ông muốn vớt lại chút nước cặn. Nhưng họ phá nhà ông. Họ giết đồng bào của ông. Mà ông vẫn không giận không hờn, vẫn cười tươi, ôm hôn, thắm thiết, vẫn nâng niu, dâng hiến tình đồng chí, cao hơn cả xương cốt của tổ tiên.
Ôi! Đấng Bồ Tát hay Chúa Giê-su cũng chưa thể có lòng từ bi cao thượng được bằng ông.
Bài phát biểu của ông chỉ khoảng chừng 500 chữ, mà có đến sáu lần ông nhắc nhở: “Phải tuân thủ luật pháp quốc tế”, “Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế”, “Con cháu chúng ta sẽ đòi được theo đúng luật pháp quốc tế”, “Từ trước tới nay luôn theo luật pháp quốc tế”, “Tất cả các giải pháp theo luật quốc tế”.
Chưa bao giờ luật pháp quốc tế lại được tôn trọng ở Việt Nam như hôm nay.
Cách đây không lâu, quốc tế nhắc: Phải tôn trọng nhân quyền. Ông chửi: Câm mồm. Nước ông có định chế riêng. Quốc tế bảo: Không được bắt người, tra tấn, xét xử tùy tiện. Ông cãi: Đừng chúi mũi vào ống khóa nhà riêng. Quốc tế khuyên: Nên có tự do tôn giáo. Ông phủ nhận: Xứ sở ông có tập quán riêng. Quốc tế phàn nàn: Nên tôn trọng tự do ngôn luận. Ông bào chữa: Đất nước ông có nền văn hóa đặc thù
Thì ra ông chỉ dùng luật pháp quốc tế khi nó mang lại lợi lộc cho ông, còn khi mang lại quyền lợi cho người khác thì ông chỉ việc ngồi xổm lên tất cả.
Hơn nữa, ông là người ỉa vào luật pháp, đái vào quốc tế, vậy mà bây giờ ông lại kỳ vọng anh bạn vàng chấp hành luật pháp quốc tế sao.
Họ hung hăng, ngang ngược vi phạm luật pháp quốc tế xâm lược biển Đông. Còn ông cũng hung hăng, ngang ngược đàn áp người biểu tình chống quân xâm lược. Hai hành vi này đâu mấy khác nhau.
Có lẽ, tôi đã không viết những dòng này, nếu người nghe ông bữa đó, không phải là những nhà khoa học trẻ. Tôi cũng không viết nếu những nhà khoa học trẻ không khóc xúc động khi nghe ông nói.
Tôi viết vì nỗi xót xa cho tuổi trẻ quê hương tôi tin vào một nền chính trị vừa Điêu trá vừa Tàn bạo.
18 tháng Năm, 2014
© Trần Hồng Tâm
© Đàn Chim Việt

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"