Bước
sang năm 1978, quan hệ giữa Việt Nam với các đồng chí Trung Quốc xấu đi
trông thấy. Tuy vậy, một bộ phận lớn cán bộ của ta (kể cả cán bộ cao
cấp) chưa chuyển biến kịp thời về mặt nhận thức, vẫn mơ hồ và ảo tưởng
vào quan hệ với Bắc Kinh. Bị ám ảnh với yêu cầu gìn giữ tinh thần đoàn
kết quốc tế vô sản (đại cục), ám ảnh bởi sự hàm ơn Trung Quốc giúp ta
đánh Mỹ, đánh Pháp, ngay cả nhiều cán bộ Trung ương rất dè dặt khi phát
biểu về các vụ việc rắc rối do Trung Quốc gây hấn. Quan điểm chung đều
cho rằng đó là các vụ việc cá biệt trong đó Việt Nam có lỗi chính, mà
không thấy được đó là chuỗi sự kiện được sắp đặt có chủ ý. Giữa lúc đó,
xảy ra rắc rối lớn ở Hà Nội liên quan đoàn chuyên gia Trung Quốc tại
công trình quốc tế cầu Thăng Long.
Sau 1975,
đoàn chuyên gia Trung Quốc được cử sang Hà Nội rất đông giúp Việt Nam
xây dựng công trình cầu Thăng Long do họ viện trợ. Phần lớn số này sinh
hoạt ngay tại công trình. Việc chẳng tiến triển được bao nhiêu thì họ cố
tình lấy cớ này cớ kia trì hoãn tiến độ khiến các cơ quan Việt Nam rất
bị động trong việc bố trí nhân công, thời gian, gây lãng phí lớn.
Đầu năm 1978, thấy Việt Nam vẫn nhẫn
nại, họ bắt đầu khiêu khích trắng trợn. Một số chuyên gia mới được Bắc
Kinh cử sang rất lỗ mãng với cán bộ và công nhân ta. Đã có trường hợp sỉ
nhục, thậm chí đánh đập công nhân ngay trên công trường. Việc đến tai
lãnh đạo. Nhận thức chung vẫn là: chắc mấy ông tướng nhà mình có gì sai
chuyên gia bạn mới buộc làm thế… rồi: phải nín nhịn để giữ đại cục.
Thấy Việt Nam không có phản ứng, họ lại
leo thang hành động gây hấn thù địch. Họ bắt đầu biến khu nhà ở chuyên
gia thành lãnh địa riêng, cấm người Việt Nam tới gần. Nhiều lần, họ thả
đàn chó bẹc-giê rất hung dữ cho cắn công nhân ta. Việc được báo cáo lên
thì lãnh đạo đều xem xét xuề xòa trên tinh thần gìn giữ đại cục. Gìn giữ
đoàn kết quốc tế vô sản cũng là thực hiện di huấn của Bác, thiêng liêng
lắm. Phần sai lại vẫn bị đẩy về phía công nhân ta. Không khí trên công
trường căng thẳng từng ngày.
Đến một hôm, khi bị đàn chó bẹc-giê của Trung Quốc tấn công, đồng chí công nhân ta đã dùng gậy xua chó nhằm tự vệ. Chỉ chờ có vậy, Trưởng đoàn chuyên gia Trung Quốc ngay lập tức tố cáo “nhà đương cục Việt Nam” giết chó bảo vệ, đột nhập khu nhà ở của họ nhằm hãm hại chuyên gia Trung Quốc. Sứ quán họ ở Hà Nội không chậm chễ bù lu bù loa hết công suất. Lúc này, lãnh đạo Trung ương và Hà Nội hoảng thực sự. Phần lớn phản ứng ban đầu đều quy kết công nhân ta chưa thấm nhuần này kia nên manh động và phạm pháp (?!). Đây là vụ án (lúc này là án) có ảnh hưởng lớn tới chính trị, quan điểm ban đầu giao cho cơ quan chức năng là như vậy.
Đến một hôm, khi bị đàn chó bẹc-giê của Trung Quốc tấn công, đồng chí công nhân ta đã dùng gậy xua chó nhằm tự vệ. Chỉ chờ có vậy, Trưởng đoàn chuyên gia Trung Quốc ngay lập tức tố cáo “nhà đương cục Việt Nam” giết chó bảo vệ, đột nhập khu nhà ở của họ nhằm hãm hại chuyên gia Trung Quốc. Sứ quán họ ở Hà Nội không chậm chễ bù lu bù loa hết công suất. Lúc này, lãnh đạo Trung ương và Hà Nội hoảng thực sự. Phần lớn phản ứng ban đầu đều quy kết công nhân ta chưa thấm nhuần này kia nên manh động và phạm pháp (?!). Đây là vụ án (lúc này là án) có ảnh hưởng lớn tới chính trị, quan điểm ban đầu giao cho cơ quan chức năng là như vậy.
Khó khăn lắm cơ quan chức năng ta mới
tiếp cận được xác chó. Công tác khám nghiệm pháp y được tiến hành thận
trọng, tỉ mỉ còn hơn vụ án mạng. Tình hình nóng lên từng ngày. Họ yêu
cầu đưa lực lượng chức năng từ Bắc Kinh sang để bảo vệ đoàn chuyên gia
Trung Quốc, họ đòi tìm ra lãnh đạo cao cấp Việt Nam (!?) đứng sau âm mưu
này để xử lý. Cuối cùng, kết quả điều tra cho thấy chó của Trung Quốc
chết do độc chất được tìm thấy trong mẫu thức ăn lấy từ dạ dày chứ không
phải chết do ngoại lực tác động. Chỉ chờ có thế, sứ quán họ nhảy dựng
lên vu cáo chính phủ Việt Nam vô ơn, mưu toan đầu độc chuyên gia Trung
Quốc (?!). Vu cáo không thành công, vào tháng 6/1978 họ tự rút hết
chuyên gia về nước, bỏ hẳn công trình cầu Thăng Long mới thi công được
vài mố trụ.
Do chỉ đạo quyết liệt trực tiếp từ lãnh
đạo cao nhất mà công tác điều tra lại mở ra hướng khác. Từ những manh
mối thu thập ban đầu về quan hệ của một số chuyên gia Trung Quốc mà sau
này cơ quan chức năng Việt Nam đã lần ra ổ tình báo Hoa Nam quy mô lớn
nhất hoạt động ngay giữa Hà Nội có nhiều chân rết tại Hải Phòng, Nam
Định, Việt Trì, Lạng Sơn đứng đầu là Thái Nhữ Siêu (người Việt gốc Hoa).
Thì ra, ngay khi quan hệ hai nước còn tốt đẹp, một mặt, Trung Quốc công
khai điều hành mạng lưới nổi hoạt động mua chuộc cán bộ, lũng đoạn cơ
quan nhà nước Việt Nam dưới nhiều hình thức rất tinh vi (ngay khi Bác
còn sống, có Ủy viên Bộ Chính trị bao giờ cũng đến chúc Tết đại sứ Trung
Quốc trước khi đến chúc Tết Bác, đêm giao thừa ăn nằm hẳn trong sứ quán
của họ, có chuyện gì cơ mật nội bộ là báo cáo ngay với Trung Quốc). Mặt
khác, Trung Quốc ngấm ngầm nuôi dưỡng và điều khiển mạng lưới “xã hội
đen” tại Việt Nam nhằm tiến hành các hoạt động kích động, phá hoại khi
có lệnh. Được biết, Thái Nhữ Siêu cùng tay chân đã lên kế hoạch cho nổ
một số nơi tại Hà Nội và Hải Phòng nhằm gây mất ổn định song đã bị vô
hiệu hóa trước khi hành động.
Trở lại với vụ việc tại Bình Dương và
một số tỉnh vừa qua. Nhìn vào bề nổi, sẽ rất dễ dàng quy kết cho công
nhân Việt Nam, giống như vụ việc tại công trình cầu Thăng Long 36 năm
trước. Tuy nhiên, lịch sử quan hệ Việt – Trung cho thấy Trung Quốc là tổ
sư của những trò lợi dụng, kích động rất tinh vi. Tại sao ông chủ Trung
Quốc lại tốt đến mức cho công nhân Việt Nam nghỉ việc (vẫn được trả
lương) để họ đi biểu tình chống Trung Quốc, ủng hộ Việt Nam? Có hẳn nhóm
“nòng cốt” lợi dụng gây rối phá hoại, họ hoạt động có tổ chức cao, có
sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhiều điểm nóng, trên một địa bàn trải rộng
trong nhiều tỉnh, họ liên lạc với nhau bằng bộ đàm (tránh để lại dấu vết
liên lạc khi bị điều tra, tránh bị cơ quan an ninh nghe lén phát hiện),
họ là ai? Những hoạt động trên vượt quá xa khả năng của những băng nhóm
tội phạm thuần túy, không phải là những hoạt động mang tính bột phát mà
hoàn toàn được tính toán trước, có tổ chức rất kỹ, phối hợp rất nhịp
nhàng. Họ có quan hệ gì với mạng lưới tình báo của Trung Quốc … Đó là
hàng loạt những câu hỏi rất khó, cần phải điều tra làm rõ. Trong điều
kiện năng lực điều tra hạn chế và nhận thức chính trị rất lệch lạc trong
các cơ quan như hiện nay thì khó có thể tìm được câu trả lời chính xác.
Khi tình hình chưa có kết luận rõ ràng
thì nhiều tờ báo Việt Nam đã vội vã giật tít, đăng tin theo kiểu công
nhân đi biểu tình yêu nước tại Bình Dương và một số tỉnh là những kẻ ít
học, vô kỷ luật, tội phạm, manh động. Họ lớn tiếng dạy bảo công nhân
phải học tập Nhật Bản, học tập nước này nước kia … mà không nhìn thấy
thực trạng ở ta là: lòng yêu nước và các quyền cơ bản bấy lâu bị kìm
hãm, đời sống công nhân vô cùng cực khổ, điều kiện làm việc rất thấp
kém, các tổ chức công đoàn, đoàn thể chính trị đứng về phía giới chủ, về
phía chính quyền mà không bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công
nhân dẫn đến việc công nhân trở thành đối tượng bị bóc lột thậm tệ mà
không có nơi bấu víu … Rất đáng tiếc, trong cơn hăng máu đánh công nhân
bằng bút, báo chí lại không nhìn thấy hoặc cố tình không thấy nhóm “nòng
cốt” vô cùng nguy hiểm, hoạt động rất tinh vi kia.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả