Phạm Vương Lê Các
Đó là câu hỏi của một ông anh vừa mới quen ngồi nhậu chung dành cho
tui cách đây độ 10 ngày. Anh ấy tự giới thiệu là "người có miệng nhưng
lại bị câm", nên thấy những người dám "mở miệng" như tui thì anh ấy thắc
mắc nên hỏi vì sao tui chọn đi con đường đầy rủi ro này?
Thấy câu hỏi này cũng khá lý thú nên lúc đó tui cũng bộc bạch về một quá trình "giác ngộ" của mình. Mấy hôm nay nghe cái nghị định 72 làm tui sợ quá, nên tui tự giác chấp hành trước, bằng cách không lấy thông tin từ báo chí nữa, mà chỉ kể lại "chuyện của mình" cho các chiến hữu trên FB nghe chơi.
Thấy câu hỏi này cũng khá lý thú nên lúc đó tui cũng bộc bạch về một quá trình "giác ngộ" của mình. Mấy hôm nay nghe cái nghị định 72 làm tui sợ quá, nên tui tự giác chấp hành trước, bằng cách không lấy thông tin từ báo chí nữa, mà chỉ kể lại "chuyện của mình" cho các chiến hữu trên FB nghe chơi.
Vì sao bạn chọn đi con đường này? Tui đã trả lời với ổng: đó là lý tưởng!
Nhưng để lý tưởng hình thành thì đó là cả một quá trình đau đớn và
dằn vặt từ trong suy nghĩ, phải đi từ nhiều trạng thái khác nhau, và đôi
khi có thể lệch lạc và hoang tưởng.
Câu chuyện của tui bắt đầu vào thời điểm khi vùng quê tui ở có mạng
Internet . Cũng như bao người vào lứa tuổi đó, tui lên mạng chat chít để
cua gái. Cua mấy em Việt nam chán thì tui nhảy qua cua mấy em nước
ngoài và cũng là để rèn Anh Văn. Không biết xui hay hên mà tui làm quen
được một người Anh sống ở Newcastle. Tám một hồi thì tui bị hố hàng,
phát hiện ra "em" này là Gay. hic.hic
Đề tài tình cảm nham nhở được xếp lại vì tui chẳng còn hứng thú gì,
nhưng tui cũng hỏi em này rằng: “What do you think about Vietnam?”.
Ngay lúc ấy, em liền gửi cho tui một đường link, tui click vào thì vào trang BBC Tiếng Việt.
Ngay lúc ấy, em liền gửi cho tui một đường link, tui click vào thì vào trang BBC Tiếng Việt.
Tại đây, tui được đọc bài viết nói về báo cáo nhân quyền gì đó ở Việt
Nam. Thú thật là lúc đọc tui cũng chả hiểu nhân quyền là cái gì, nên
cũng chẳng biết bài viết nói về cái gì, nhưng nó gây ấn tượng cho tui vì
tui được đọc những vấn đề mà hồi giờ tui chưa từng đọc trên bất kỳ
trang sách nào, và đặc biệt là tui cảm nhận được cái trang này nó dám
“nói xấu” nhà nước.
Thế là vốn có sẵn tính tò mò, nên mấy ngày sau tui lại mon men mò vào
đọc BBC. Đọc độ khoảng 1 tuần thì tui bắt đầu ngộ ra nhiều vấn đề. Lúc
này tui mới hiểu ra rằng “đây là chính trị - ở tù chứ chả phải chơi”.
Và thế là tui bắt đầu sợ khi vào đọc BBC, sợ đến nỗi tối đến đang ngủ
mà có tiếng chó sủa là tui lo công an đến bắt mình vì tội đọc bài nói
xấu nhà nước. Nhưng dường như đối với tâm lý của con người, khi người ta
sợ một vấn đề gì đó thì lúc ấy cơ thể sẽ tiết ra một chất nghiện cái
chứng sợ ấy.
Và thói quen đọc BBC hình thành nên cho tui từ lúc nào không hay. Vào
đọc BBC mỗi ngày làm tui nhìn ra được nhiều vấn đề mà trước đây mình
không thể lý giải được hay những câu hỏi thắc mắc mà không có lời giải
đáp.... Bắt đầu từ vấn đề căn bản nhứt là đói nghèo.
Còn nhớ khi tui đang học lớp 10, tui được thầy dạy Văn giao cho nhiệm vụ viết bài tham dự cuộc thi viết thư do UPU (tổ chức Liên minh Bưu Chính Thế giới) tổ chức với đề tài “hãy kể cho một người bạn ở nước ngoài về đất nước của bạn”.
Còn nhớ khi tui đang học lớp 10, tui được thầy dạy Văn giao cho nhiệm vụ viết bài tham dự cuộc thi viết thư do UPU (tổ chức Liên minh Bưu Chính Thế giới) tổ chức với đề tài “hãy kể cho một người bạn ở nước ngoài về đất nước của bạn”.
Vì lúc đó tui ở Miền Tây, nên tui miêu tả đúng với những gì mà mình
thấy, đó là cảnh những ngôi nhà lá sập xệ, xen kẽ lác đác là vài căn nhà
tường mà tui biết là con gái nhà đó có chồng Đài Loan, trẻ con thì biết
mò cua, bắt ốc và giăng lưới bắt cá, tuổi 16-17 như tui tối đến là đã
ngồi nhậu lai rai, con gái lớn lên thì đi bán café ở gần nhà, nếu đi làm
xa lâu lâu về có chút son phấn là người ta hay nói là “lên Thành phố
bán bia ôm v.v...
Qua những hình ảnh đó tui đã kể cho một người bạn ở Mỹ về tình hình
đói nghèo của Việt Nam, và qua đó ao ước rằng đất nước của tui được như
đất nước của bạn ấy.
Sau nhiều đêm hì hục thì tui cũng có bài nộp cho thầy. Vài ngày sau
thầy gọi tui lên và nói với ý rằng viết như thế này là không được, đọc
vào thấy đất nước tối tăm quá, mà phải viết cho đất nước tươi sáng lên.
Thầy đã gạch bỏ bằng bút đỏ khoảng nửa bài biết, và bắt tui về viết
lại...
Về viết lại làm tui có suy nghĩ tại sao thầy không chấp nhận những
vấn đề đó, có sao tui nói vậy mà, còn văn phong và câu cú rất xúc động
vì toàn kể chuyện nghèo khó không mà???
Kể từ đó tui bắt đầu để tâm hơn đến vấn đề đói nghèo, cố gắng truy
tìm nguyên do của đói nghèo, nhưng vẫn không tự tìm ra cho mình những
câu trả lời thỏa đáng.
Cho đến khi gã Gay người Anh đó gửi trang BBC cho tui, tui bắt đầu
tiếp cận với những ý niệm về chế độ chính trị, về đảng cầm quyền, về
đường lối phát triển... sâu chuỗi tất cả vấn đề đó lại một cách có hệ
thống thế là sau vài tháng tui đã lý giải tất cả các vấn đề và truy tìm
ra nguyên nhân của nó . Càng về sau cho đến bây giờ khi nhìn lại, tui
thấy mình đã nhận định đúng bản chất của vấn đề ngay từ khi tui chưa
trưởng thành về mặt pháp lý.
Phát hiện ra vấn đề là điều khó khăn, tìm cách giải quyết các vấn đề
đó lại càng khó khăn hơn. Sau nhiều năm phải mất ngủ hằng đêm vì suy
nghĩ nhiều, tui nhận ra rằng lối thoát cần bắt đầu từ Dân Chủ.
Thế là ông anh đặt câu hỏi đã biết vì sao tui chọn đi con đường đó.
Như có người sẽ hỏi rằng: vì sao Tam Tạng đi Tây Trúc thỉnh kinh lại gặp phải nhiều Yêu quái?
Như có người sẽ hỏi rằng: vì sao Tam Tạng đi Tây Trúc thỉnh kinh lại gặp phải nhiều Yêu quái?
Câu trả lời đơn giản nhất là: ai biểu Ông ta lại chọn đi con đường đó.
Dù biết con đường đó vô cùng khó khăn và đầy rủi ro nhưng vì sao Tam Tạng vẫn cứ đi?
Đơn giản vì: “Ông ấy biết Quan thế âm Bồ tát luôn phù hộ độ trì ra tay cứu giúp khi gặp khó khăn và hiểm nguy.”
Con đường đi đến Dân chủ cũng vậy, tất yếu sẽ gặp phải khánh cự từ
Độc tài. Những ai đi trên con đường này đều ý thức được khó khăn và rủi
ro có thể đến với mình. Nhưng họ vẫn đi, nên tui cũng đi theo, không
phải vì có thánh nhân phò trợ, mà vì chúng ta có được lý tưởng.