Patrick Goodenough | CNS News
Bản dịch của Hành Nhân
Bắt đầu vào ngày Chủ nhật, hơn 30 triệu người Việt Nam sử dụng mạng
Internet có nguy cơ bị trừng phạt nếu như họ sử dụng tài khoản Facebook
hay Twitter để chia sẻ tin bài báo chí.
Tổng thống Obama gặp Chủ tịch Sang vào ngày 25 tháng 7 năm 2013. (Official White House Photo by Pete Souza)
Việc đăng tải trực tuyến bất kỳ tài liệu nào “chống đối” nước CHXHCN
Việt Nam hoặc “gây nguy hại cho an ninh quốc gia” cũng sẽ bị cấm theo
những quy định mới mơ hồ về Internet đang gây mất tinh thần mọi người
trong và ngoài nước.
Sự ra đời của văn bản pháp luật mới được biết đến với tên gọi “Nghị
Định 72” khoảng một tháng sau khi Tổng thống Obama tiếp đón Chủ tịch
nước Trương Tấn Sang tại Nhà Trắng, và không đến hai tháng trước khi
Việt Nam sẽ gần như chắc chắn được bầu chọn vào Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Đầu tháng này, Hạ Viện Hoa Kỳ đã thông qua Dự luật nhân quyền Việt
Nam (VHRA) với tỷ lệ tuyệt đại đa số (405 – 3), qua đó sẽ có thể ngăn
cấm bất kỳ sự gia tăng viện trợ không vì mục đích nhân đạo của Hoa Kỳ,
trừ khi Hà Nội có những tiến bộ đáng kể trong việc thúc đẩy các quyền
con người.
Đáp trả lại, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nói rằng đạo luật này đã đưa
ra một bản báo cáo “mô tả sai lỗi và lệch lạc về nhân quyền và tự do tôn
giáo ở Việt Nam”.
Tuy nhiên chỉ 4 ngày sau phát biểu đó, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam
Thắng đã tổ chức một cuộc họp báo để thảo luận về Nghị định 72 – mà lần
đầu tiên được công bố một tuần trước đó – nói rằng mục đích là để ngăn
chặn những người lợi dụng Internet để truyền bá thông tin sai lệch.
“Các chủ sở hữu trang web cá nhân chỉ được đưa thông tin của chính
mình, không được phép trích dẫn và tổng hợp tùy tiện thông tin từ các cơ
quan báo chí, không thể lấy tin báo chí để biến thành của mình vì nó
liên quan đến vấn đề bản quyền”, ông Thắng nói theo tường thuật của báo
Tuổi Trẻ – một Cơ quan phát ngôn chính thức của Đoàn TNCS.
Truyền thông nhà nước trích dẫn lời ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng
Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, khi giải thích thêm
rằng “cá nhân được phép chia sẻ và cung cấp thông tin về bản thân trên
trang web của họ [nhưng] cá nhân không nên trích dẫn hoặc chia sẻ thông
tin từ các cơ quan báo chí hoặc các trang web của các cơ quan chính
phủ”.
Điều khoản khác đòi hỏi các công ty Internet nước ngoài phải đặt một
máy chủ bên trong Việt Nam – một đề xuất gây tranh cãi lần đầu tiên đưa
ra vào năm ngoái và các nhà phê bình nhận thấy đây như một nỗ lực để
buộc các công ty nước ngoài phải thực hiện kiểm duyệt theo chỉ thị.
Liên minh Internet Á Châu, được thiết lập bởi Facebook, Google, eBay
và Yahoo! “nhằm thúc đẩy sự hiểu biết và giải quyết các vấn đề chính
sách Internet trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương”, đã gọi biện pháp
này là “điều không may”.
“Chúng tôi tin rằng nghị định này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến cộng
đồng mạng tại Việt Nam” – Họ nói trong một tuyên bố. “Về lâu về dài,
nghị định đó sẽ bóp nghẹt sự sáng tạo và khiến cho các doanh nghiệp nản
lòng không muốn đến làm ăn tại Việt Nam nữa, do đó cản trở mục tiêu của
Việt Nam là thiết lập chính nó như là một quốc gia công nghệ thông tin
cạnh tranh tiên tiến”.
Vào thứ Hai các chính phủ Mỹ và 20 chính phủ khác đã kêu gọi Việt Nam
sửa đổi nghị định “để nó phát huy khả năng của các cá nhân nhằm thực
hiện quyền con người của họ, trong đó có quyền tự do ngôn luận”.
Các quốc gia thuộc Liên minh Tự do trực tuyến, thiết lập vào năm
2011, như là “một diễn đàn để cho những chính phủ có tư tưởng tương đồng
phối hợp nỗ lực và hợp tác với xã hội dân sự cũng như khu vực tư nhân
nhằm hỗ trợ cho khả năng của các cá nhân trong việc thực hành quyền con
người và các quyền tự do cơ bản trên mạng”.
Phát biểu đại diện cho Liên minh, Phát ngôn viên Marie Harf đã nói
rằng nghị định này cũng “có nguy cơ gây tổn hại cho nền kinh tế Việt Nam
thông qua việc kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp ở Việt Nam,
hạn chế đổi mới và cản trở việc đầu tư nước ngoài”.
Theo Internet World Stats, một công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu
cho biết, vào cuối năm ngoái có 31 triệu người Việt Nam sử dụng
Internet (chiếm 34% dân số) và 10,7 triệu người đã đăng ký Facebook.
Hà Nội khăng khăng rằng các quy định này đã bị hiểu lầm và cho biết
chúng được ban hành không phải để kiểm duyệt nhưng là để bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ – nhưng các nhà phê bình nghi ngờ điều đó.
“Đã có một số lượng lớn các quy định có hiệu lực để bảo vệ quyền tác
giả, không cần phải có Nghị định 72 nữa”, nhà kinh tế nổi bật và là
chuyên gia về Internet Nguyễn Quang A đã nói với VOA Việt ngữ.
“Nghị định này là một sự vi phạm trắng trợn quyền tự do ngôn luận của
người dân, nó không có bất cứ điều gì liên quan đến quyền sở hữu trí
tuệ cả”.
Sự hoài nghi là điều dễ hiểu trong một đất nước mà nhóm truyền thông
tự do – Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) gán nhãn cho là “kẻ thù
của Internet”, nói rằng nó đã bỏ tù các nhà báo nhiều hơn bất kỳ quốc
gia nào khác ngoài Trung Quốc và Iran.
“Nếu [Nghị định] có hiệu lực, người Việt Nam sẽ bị tước bỏ vĩnh viễn
các thông tin độc lập và thẳng thắn mà thông thường vẫn lưu truyền qua
các blog và các diễn đàn”, RSF đã cảnh báo hồi đầu tháng này.
‘Quyết tâm phá vỡ kế hoạch lật đổ’
Việt Nam đã được hưởng lợi đáng kể từ một mối quan hệ chính trị và
kinh tế sâu sắc với Mỹ trong những năm gần đây, sự phát triển được chào
đón bởi nhiều người nhưng cũng làm phát sinh nhiều mối quan tâm vì tình
trạng nhân quyền và tự do tôn giáo liên tục bị vi phạm.
Hôm thứ Tư, chính phủ đánh dấu kỷ niệm 60 năm quyết định của lãnh đạo
Bắc Việt, ông Hồ Chí Minh thiết lập một cơ quan ngoại giao. Trong một
tuyên bố đánh dấu kỷ niệm, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã ca
ngợi những thành tựu ngoại giao từ năm 1973 Hiệp định Hòa bình Paris kết
thúc chiến tranh Việt Nam để quyết định trong chuyến thăm gần đây của
Trương Chủ tịch đến Washington để thiết lập một “đối tác toàn diện” với
Mỹ.
Nhưng cùng một tuyên bố cũng đã nhấn mạnh sự thù địch của chính phủ
Hà Nội đối với bất cứ điều gì mà họ xem như một mối đe dọa với hệ tư
tưởng của mình – và quan điểm của họ là những vấn đề về nhân quyền, tự
do tôn giáo và dân chủ được sử dụng như những cái cớ để người ta chỉ
trích, phê bình họ.
Họ nói rằng nước CHXHCN Việt Nam “vẫn luôn quyết tâm phá vỡ những kế
hoạch lật đổ của các thế lực thù địch xúi giục gây mất ổn định và can
thiệp thông qua các vấn đề về dân chủ, nhân quyền, và tôn giáo”.
Nguồn: CNS News