Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

Bộ Chính trị chúng tôi sẽ làm gì


Metamorph
Bác hợp tung, cầu liên hoành

Hợp tung: Nước Tần xưa ở phía tây ngày càng hùng mạnh, đang thò cổ vươn ra nuốt dần đất cát các nước phía đông. Ông Tô Tần thuyết phục được sáu nước phía đông hợp lại làm một khối để nương dựa vào nhau chống mộng bá của Tần, gọi là hợp tung, khiến Tần khó nuốt. Ông Tô Tần được làm tể tướng của sáu nước này, kể tên là Tề, Sở, Triệu, Ngụy, Hàn, Yến

Liên hoành: năm 323 TCN, Trương Nghi kiến nghị Tần Huệ Văn vương thiết lập liên minh với TềSở. Cuối năm đó Sở và Tần liên hoành với nhau đánh Ngụy, quân Sở đánh thắng Ngụy, lấn chiếm nhiều đất đai. Nhân việc Ngụy đang thất thế, Trương Nghi sang thuyết phục Ngụy Huệ Thành vương hòa giải với Tần để cùng Tần chống Tề và Sở. Ngụy Huệ Thành vương mắc mưu, vì vậy đã phế bỏ Huệ Thi mà mời Trương Nghi làm Tướng quốc.


Chẳng cứ gì thời Chiến Quốc, thời nay cũng thế. Để đối phó với sức mạnh quân sự của nước mạnh, các nước yếu thường liên kết với nhau thành một khối để đối trọng. Từ khi đường lưỡi bò của Trung Quốc bắt đầu thè ra uy hiếp biển Đông, ý tưởng hợp tung và liên hoành đã được nhiều nước trong khu vực chiêm nghiệm và thực hiện.


Theo quan điểm của một người không chuyên môn về sử, hợp tung hay liên hoành tương tự như nhau. Chúng có chung một mục đích là liên kết thành một khối để chống lại đe dọa từ nước lớn. Muốn thế, các nước nhỏ phải họp lại, tìm ra những phương sách tương nhượng sao cho mỗi nước chia sẻ mọi trách nhiệm và san sẻ những quyền lợi. Nhưng thực ra, liên hoành và hợp tung khác nhau xa. Như trên đã trình bày, hợp tung là kết hợp một liên minh quân sự theo hàng dọc theo địa lý. Hàng dọc này không nhất thiết phải thẳng như một đường kẻ thẳng, nó có thể rải rác trong khu vực không theo một hình thù nào nhưng hợp tung luôn có một nước đối đầu trực diện với cường quốc đang đe dọa, các nước khác chỉ đóng vai hậu phương. Trên Biển Đông, Việt Nam đóng vai trò tiền tuyến, giữ vị trí đầu sóng ngọn gió, trong khi các nước khác chỉ đóng vai trò yểm trợ hoặc gởi quân tham chiến. Kế sách hợp tung theo bộ chính trị chúng tôi đánh giá là không công bằng, trong đó chỉ nước gần địch nhất hứng chịu mọi áp lực từ phía đối nghịch.


Liên hoành thì khác. Mọi nước chia sẻ đều mọi gánh nặng đối địch, mọi chi phí quân sự, kinh tế. Điều này nảy sinh ra rất nhiều khác biệt cần đàm phán. Trong liên minh này có các nước mạnh, nước yếu và vì thế, mỗi nước có tầm quan trọng khác nhau về mỗi vấn đề. Nước tiên tiến và giàu mạnh quan tâm đến ô nhiễm môi trường, các chủng loại động thực vật trên bờ vực tuyệt chủng; nước yếu và đang phát triển quan tâm đến vũ khí, viện trợ quân sự, kinh tế và quan trọng hơn cả là thuế quan, sao cho không bị nhập siêu, nạn thất nghiệp; Còn lại các nước đã đủ mạnh thì có vẻ thờ ơ nhưng liên minh phải tạo điều kiện làm sao cho họ có một chút lợi nhỏ.


Thời chiến tranh chống Mỹ, các nước Đông Nam Á cũng có một tổ chức gọi là SEATO. (Liên Phòng Đông Nam Á).Tổ chức này là một liên minh quân sự các nước trong khu vực để ngăn chận làn sóng đỏ Cộng Sản. Lịch sử cho thấy chỉ có Nam Việt Nam tức Việt Nam Cộng Hòa gánh chịu mọi tổn thất chiến tranh. Suốt cuộc chiến, 9 nước gồm Brunei, Cambodia, Indonesia, Lào, Mã Lai, Miến điện, Phi Luật Tân, Singapore, Thái Lan (thời đó chưa có Đông Timor) chẳng phải làm gì cả, có thể nói Liên Phòng Đông Nam Á là cái túi đựng gạo viện trợ Mỹ, hay cái túi đựng viện trợ Mỹ. Chỉ Nam Việt Nam phải đơn độc chiến đấu. Một liên minh không công bằng như thế không thể phát huy được sức mạnh tập thể, và do đó không bền lâu, không hiệu quả.


Bây giờ Meta đóng vai một tiếng nói trong bộ chính trị Cộng Sản Việt Nam để tìm hiểu đường đi nước bước của họ. Meta bắt đầu tự xưng là "chúng tôi", ngụ ý chúng tôi là bộ chính trị.


Từ khi có cuộc tranh chấp Biển Đông, Mỹ và các nước trong khu vực lưu tâm đến kế sách hợp tung nhưng Việt Nam chúng tôi nhất quyết từ chối. Kinh nghiệm còn rành rành ra đó, một Liên Phòng Đông Nam Á giương mắt nhìn Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử. Nếu phải đương đầu với Trung Quốc, mọi tổn thất quân sự, kinh tế chỉ một mình nước chúng tôi lãnh đủ. Ngày 4 tháng Ba năm 2013, bộ trưởng quốc phòng Nga, tướng Sergei Shoiku sang Việt Nam hội đàm với tướng Phùng Quang Thanh. Trong buổi hội đàm, tướng Thanh khẳng định: Quan điểm của Việt Nam là không liên minh, không cho phép nước ngoài đặt căn cứ quân sự. Sau đó vài tháng thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng VN tham dự Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 4 vào ngày 5 - 6.6 tại Bắc Kinh cũng tái khẳng định quan điểm này trong cuộc phỏng vấn của Hoàn Cầu thời báo: Việt Nam không liên kết với bất cứ nước nào để chống lại nước thứ ba. Danh xưng "nước nào", "nước thứ ba" dễ dàng được hiểu là không liên kết với các nước Đông Nam Á để chống Trung Quốc.


Chúng tôi không khiếp nhược như các thế lực thù nghịch lên án, chúng tôi chỉ không muốn hy sinh chiến đấu cho cả khối Đông Nam Á như chúng tôi đã từng làm tên lính xung kích cho Sô Viết và Trung Quốc trước đây hay Việt Nam Cộng Hòa tình nguyện tiền đồn ngăn chận thế lực Cộng Sản thay cho khối Liên Phòng Đông Nam Á trước đây. Lập trường này cộng với việc ngấm ngầm tìm một thế liên minh khác - ý chúng tôi muốn nói là ngấm ngầm tìm thế liên hoành trong khi công khai bác bỏ hợp tung - Một Liên hoành với trận liệt trải đều áp lực đối nghịch cho mọi nước thành viên có lẽ công bằng hơn theo ý chúng tôi. Một TPP chẳng hạn. Chúng tôi không bán nước mặc dầu chúng tôi ngày càng giàu có một cách khó giải thích.


TPP (Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương)

Để đối phó với thị trường chung Âu Châu, năm 2002 quốc hội Mỹ thông qua đạo luật Bipartisan Trade Promotion Authority Act of 2002, tạo dựng một thị trường chung nhằm vào các quốc Gia Châu Mỹ và vài năm sau, ý tưởng một thị trường chung Á Châu đã manh nha trước viễn ảnh một nền kinh tế áp đảo của Trung Quốc. Năm 2005, Trans-Pacific Strategic Exconomic Partnership Agreement (TPSEP hay P4) được hình thành với vỏn vẹn 4 nước: Brunei, Chile, New Zealand và Singapore. Để có thể tạo điều kiện cho các nước khác tham dự, năm 2010, TPP ra đời mà thực chất, chỉ là 1 phiên bản của TPSEP. Cho đến nay (tháng 8 năm 2013 các nước gồm Australia, Brunei, Chile, Canada, Nhật, Mã Lai, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ, Việt Nam. Riêng Nam Hàn được Mỹ mời nhưng từ chối trong thời điểm này. Ta có thể phân loại ra 3 loại quốc gia với những quan tâm riêng của họ. Nam Hàn là quốc gia với 1 nền kinh tế ổn định, họ không cần TPP. Việt Nam, Nhật là các nước có khủng hoảng kinh tế, cần TPP để giải quyết vấn đề thiếu hụt ngân sách của họ. Các nước tiên tiến quan tâm đến môi trường, hệ sinh thái, động thực vật quý hiếm. Các nước khác so kè nhau về thuế quan. Riêng Việt Nam chúng tôi, kinh tế là con số không nếu không kể tới dầu khí. Nhưng dầu khí thì ở Biển Đông và cái lưỡi bò Trung Quốc đã liếm tới đó. Mất Biển Đông, kéo theo khủng hoảng thị trường địa ốc vì như chúng ta đã biết, đất đai Việt Nam có giá vì người ngoại quốc vào Việt Nam làm ăn, họ cần đất để lập xưởng sản xuất, khách sạn, khu giải trí, sân goft v.v...Họ mua đất bằng mọi giá. Khi Việt Nam không còn dầu khí (tức là khi Trung Quốc nuốt trọn dầu khí Biển Đông) người ngoại quốc sẽ lần lượt rời Việt Nam, thị trường nhà đất rớt giá. Mất dầu khí, mất địa ốc, kinh tế chúng tôi là con số không. Một liên minh TPP là mảnh phao cần thiết cho chúng tôi trước cơn lũ bành trướng kinh tế, quân sự Trung Quốc. Chúng tôi không phải đứng trước đầu sóng ngọn gió như VNCH chiến đấu thay cho 10 nước Đông Nam Á trước đây, hay như Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, chiến đấu thay cho khối Sô Viết - Trung Quốc trước đây. Bác bỏ Hợp tung (Liên minh quân sự Đông Nam Á) chúng tôi đã tìm được Liên Hoành (đối tác xuyên Thái Bình Dương) mà mọi trách nhiệm, mọi quyền lợi, mọi áp lực phía đối nghịch được chia sẻ đồng đều cho các thành viên. Trong khi các đối tác tập trung vào thuế quan, công ăn việc làm, ô nhiễm môi trường thì riêng Việt Nam chúng tôi tuy không có thế mạnh kinh tế nhưng cũng có một yêu cầu ắt có và đủ: nhân quyền và dân chủ. Chúng tôi buộc phải "hội nhập quốc tế" về nhân quyền, không thể nhập nhằng nhân quyền kèm theo đạo đức văn hóa À Đông nữa. Sở dĩ chúng tôi nói "nhập nhằng" vì lập luận của chúng tôi không có lý. Nếu nhân quyền phải phù hợp với luân lý đạo đức Á Đông thì tại sao những nước phi cộng sản như Nhật, Phi Luật Tân, Mã Lai, SingaporeAustralia ... không có vấn đề nhân quyền? Không lẽ các nước ấy không có đạo đức văn hóa Á Đông? Và một điều phi lý nữa. Không lẽ nhân quyền có pha trộn đạo đức Á Đông là được bắn vào kẻ quên đội mũ bảo hiểm? Cắn vào tay người thi hành pháp luật bị 3 năm tù so với công an đánh chết người 4 năm tù? Pha trộn đạo đức văn hóa Á Đông vào nhân quyền kiểu này giống phát xít Quốc Xã hay Bắc Triều Tiên quá. các đối tác buộc Việt Nam chúng tôi phải hợp tác một cách thành khẩn chứ không được cãi chầy cãi cối như hiện nay.

Trong quá khứ chúng tôi đã có 2 lần thành khẩn hội nhập quốc tế: 1995 bình thường hóa quan hệ ngoại giao sau 20 năm tự cô lập. Chúng tôi phải rút 100 ngàn quân ra khỏi Cambodia, trao trả hài cốt lính Mỹ, thả tù cải tạo và giải quyết vấn đề con lai. Lúc đó internet còn phôi thai ít nhất trong đất nước chúng tôi và chúng tôi vẫn chưa thực sự mở cửa đủ tạo môi trường phát triển cho các ý tưởng, các phong trào dân chủ và nhân quyền. Chúng tôi sáng chế ra một cụm từ quái gở: Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, thay vì gọi nôm na hơn: Sau nửa thế kỷ chống tư bản, chúng tôi theo tư bản. Lần thứ hai chúng tôi thành khẩn là giai đoạn trước năm 2007 được gia nhập WTO. Lúc ấy chúng tôi nới lỏng các quyền căn bản cho đến nỗi các tư tưởng dân chủ mọc ra, tràn lan như nấm, thậm chí đe dọa sự tồn vong của chúng tôi. Gia nhập WTO xong, chúng tôi sáng chế ra cái gọi lả nhân quyền phải phù hợp với đạo dức văn hóa Á Đông, dù trong các nước Á Đông chúng tôi chỉ giống Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, không giống ai hết.


Cái lợi TPP
Hội nhập quốc tế kéo theo bất ổn chính trị, Trước làn sóng cách mạng hoa nhài ở Trung Đông, các thế lực thù nghịch trong nước cũng nhao nhao đòi thay đổi. Các bậc lão thành cách mạng lần lượt bỏ đảng. Không những thế các đảng viên bắt đầu coi thẻ đảng như cái nồi cơm để kiếm ăn hay như cái thang để trèo lên một vị trí nào đó để kiếm chác.

Chúng tôi có 2 hệ thống điều hành quốc gia. Một là chính quyền hai là đảng. Hễ chính quyền có chức vụ gì đảng có chức vụ nấy bất kể từ hạ tầng chí thượng tầng. Chính quyền có bộ quốc phòng thì chúng tôi có quân ủy, Có bộ thông tin văn hóa cũng phải có ban tư tưởng văn hóa trung ương . Mội đơn vị quân đội cũng cồng kềnh gấp 2, song song với thủ trưởng là chính ủy từ cấp đại đội trở lên. Ngoài ra chúng tôi có một lực lượng công an đông hơn quân đội, có lẽ lên đến hàng triệu tay súng. Tất cả mọi tài nguyên nhân lực dành riêng cho việc điều hành quốc gia công kềnh và tốn kém gấp ba lần một nước tư bản - Quân số 1 nước tư bản trong thời chiến không bằng quân số của chúng tôi trong thời bình. Càng không thể bằng một nửa số công an vũ trang nhân dân chúng tôi trong thời bình - Công an có 2 nhiệm vụ là bài trừ tệ nạn xã hội và trấn áp phản động - Chúng tôi nặng về trấn áp phản động hơn tệ đoan xã hội vì các bạn thấy đấy: Phản động giảm mà tội phạm ngày càng tăng. Ngày nay, chúng tôi gặp phải nhiều phản kháng hơn trong các vụ cưỡng chiếm nên chúng tôi phải dùng đến cả lực lượng xã hội đen. Tất cả chi phí cho cái bộ mặt xã hội chủ nghĩa tươi đẹp như ngày nay đều từ tiền thuế đánh vào nhân dân. Lại một nghịch lý nữa: Nhân dân đóng thuế để tự cùm kẹp mình. Chi phí cho guồng máy điều hành đất nước này tốn kém gấp ba lần các nước khác về nhân sự và tính hiệu quả tỉ lệ nghịch với chi phí.


Chỉ tiền thuế thôi thì không đủ. Cho nên dù áp lực tư bản có nặng nề như thế nào, chúng tôi cũng phải duy trì bằng mọi giá các xí nghiệp quốc doanh. Đây là đầu mối cho các khoản nợ xấu. Theo
bloomberg
các công ty quốc doanh chiếm đến 50/100 đầu tư quốc gia, 60/100 vay mượn ngân hàng và hơn một nửa nợ xấu quốc gia. Đơn cử Vinashin , Vietnam Shipbuilding Industry Group, đặt kế hoạch đóng tàu xuất khẩu trị giá 1 tỉ USD năm 2009 nhưng sụp đổ ngay năm 2010 vì tiền vốn phân tán cho nhiều mảng không liên hệ đến đóng tàu và quản lý sai tiền bạc, tài sản.Vinashin chỉ là một đơn cử. Liên tiếp những tai họa kiểu Vinashin như Vinalines, các cơ sở quốc doanh khác như Viễn thông, Khách sạn, trung tâm du lịch, khu giải trí v.v... Đấy là cái nhìn vĩ mô. Nhìn kỹ hơn, quốc doanh là một thiên đường cho các đảng viên chúng tôi, những kẻ không thể tự lao động kiếm sống. Thực vậy, những đảng viên không thuộc giới lãnh đạo và những đảng viên về hưu không thể sống bằng đồng lương lao động. Chúng tôi cần một nơi chốn làm việc không bao giờ bị sa thải, không cần khuyến mãi, tiếp thị, không bảo hành after sale, không niềm nở với khách hàng và không cần lời lỗ vì quốc doanh chỉ có mục đích ngấm ngầm là nơi an dưỡng cho các đảng viên trung kiên, không bao giờ kinh doanh hiệu quả.

Vào được WTO năm 2007, lợi dụng nhân quyền nới lỏng thời kỳ tiền WTO, bọn phản động khắp nơi mọc lên như nấm. Quân đội, công an vẫn không đủ đảm bảo cho một nguy cơ tổng nổi dậy kiểu hoa nhài, chúng tôi cực chẳng đã tuyển dụng thêm lực lượng xã hội đen...yêu nước để tăng khí thế trấn áp. Một gánh nặng chi phí nữa về an ninh xuất hiện vào một ngân sách khổng lồ dùng vào việc trị an (nói toạc ra là trấn áp phản động). Như thế quốc doanh phải tồn tại bất cứ giá nào để là một an dưỡng khu cho các đảng viên trung kiên một lòng vì đảng. Túi tiền chỉ có hạn mà chi phí thì vô hạn đẩy dần nền kinh tế Việt Nam chúng tôi bên bờ vực phá sản. Các đảng viên về hưu, các đảng viên chưa về hưu nhưng chưa được tuyển dụng trong các cơ sở quốc doanh theo nhau "phản tỉnh" hoặc "sám hối". Họ phản tỉnh, sám hối thật hay chỉ vì thu nhập ít có Trời mà biết. Tóm lại, chúng tôi cần ít nhất 10 tỉ nữa bù đắp vào thua lỗ để bảo đảm sự sống còn của đảng qua các cơ sở kinh doanh nhà nước.


Bảng ước lượng lợi ích TPP của


Mỹ --------------- 4.9 tỉ
Australia ---------0.4 tì
Chile ------------- 0.6 tỉ
New Zealand --- 0.3 tỉ
Peru ------------- 2.4 tỉ
Brunei ----------- 0.0 tì
Mã Lai ---------- 3.7 tì
Viêt Nam ------- 7.5 tỉ
Singapore --------0.2 tỉ

Trên một mực độ lạc quan hơn, trong bài Được mất khi tham gia TPP thứ Năm ngày 11 tháng 7 năm 2013, tờ người Lao Động ước tính Việt Nam sẽ tăng GDP khoảng 26 tỉ
"Khi TPP được ký kết, GDP của Việt Nam sẽ tăng thêm khoảng 26,2 tỉ USD và sẽ tăng lên 37,5 tỉ USD nếu Nhật Bản tham gia TPP." (trích  NLD)
Nhiêu đó chẳng những đủ cho chúng tôi bù vào các khoản thua lỗ quốc doanh, mà còn phát triển thêm nhiều cơ sở quốc doanh thêm nữa để nuôi lòng trung thành của các đảng viên không thể nắm chức vụ vì tai tiếng xấu và các đảng viên hưu trí quen ăn tiêu lớn mà phải sống bằng lương hưu trí. Nếu không có quốc doanh để nuôi cán bộ, sẽ có hàng trăm, hàng nghìn Lê Hiếu Đằng "phản tỉnh", "sám hối" thì chúng tôi trở tay không kịp. Chúng tôi không có truyền thống tống giam, xử tử các đồng chí dù là đồng chí phản tỉnh kiểu Trần Độ, Lê Hiếu Đằng ...như tòa án bênTrung Quốc.

Làm thế nào Tôn Ngộ Không gỡ bỏ được cái vòng kim cô trên đầu? Phải có một chân ngôn, một câu thần chú. Làm thế nào Việt Nam thoát khỏi cái tròng kinh tế Trung Quốc? Cũng phải cần một câu thần chú. Câu thần chú đó chính là TPP vậy. Những liên kết kinh tế giữa các đối tác cũng đóng vai trò quan trọng trong quốc phòng giữa các quốc gia. Khi một nước bị đe dọa, ví dụ như Việt Nam bị đe dọa ở Biển Đông, các quốc gia có thể can thiệp bằng ngoại giao, quân sự để bảo đảm sự sinh tồn của TPP. Sự tồn vong của một đối tác liên hệ sự tồn vong của cả tổ chức.


Ngày 10 tháng 4 năm 2013, bộ chính trị chúng tôi ban hành nghị quyết 22/NQ/TW về hội nhập quốc tế với bất cứ giá nào. Tóm tắt nội dung thì nghị quyết gồm 3 điều, xin lưu ý điều thứ 2:


Điều 2. Hội nhập quốc tế thời gian tới phải hướng tới cả ba nhóm mục tiêu cơ bản là phát triển, an ninh và nâng cao vị thế quốc tế của đất nước, cụ thể là: "củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; quảng bá hình ảnh Việt Nam, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc; tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước; góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới".


Lần đầu tiên chúng ta thấy câu Hội nhập chính là chấp nhận, tham gia xây dựng và thực hiện các chuẩn mực quốc tế như quy tắc, luật lệ, tập quán và tiêu chuẩn chung. Câu này hàm ý chúng tôi không nói đến nhân quyền đính kèm đạo đức, luân lý Á Đông nữa. Chúng tôi chấp nhận cái chuẩn mực quốc tế về nhân quyền - đổi lại chúng tôi được đảm bảo cái gọi là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tức là phải bảo đảm cho chúng tôi được vẹn toàn lãnh thổ trước cái lưỡi bò Trung Quốc.

Đây là một trò chơi vô cùng nguy hiểm. Chúng tôi buộc phải sống chung hòa bình với các thành phần chống đối. Các tôn giáo đòi tự do tôn giáo. Lịch sử cho thấy thập niên 1990, các quốc gia Đông Âu nổi dậy xóa bỏ chế độ cộng sản của họ bắt đầu và được yểm trợ bởi La Mã và tổ chức Công Giáo trong nước. Các bloggers, các nhà đấu tranh đòi tự do ngôn luận. Các nhà báo đòi tự do báo chí. Nông dân đòi làm chủ ruộng đất. Học sinh sinh viên đòi phi đoàn thể học đường v.v... Mỗi một đòi hỏi của các tầng lớp kể trên đều có thể kết liễu chế độ bất cứ lúc nào. Bất cứ lúc nào có nghĩa nó không cần phải một thời gian thai nghén, một tình thế chín mùi nào cả. Chỉ cần một cuộc cãi vã nhỏ giữa 1 tay công an giao thông và một chị bán hàng rong, là đủ để bùng nổ. Chấp nhận chuẩn mực quốc tế về nhân quyền, không đính kèm đạo đức văn hóa Á Đông, chúng tôi phải làm gì để sống còn?


Chúng tôi phải làm gì?
Hiện tại, sau khi ban hành nghị quyết 22/NQ/TW, chúng tôi tổ chức các buổi học tập về nghị quyết này từ xã ấp, quận huyện cho đến tỉnh thành. Các bạn sẽ thắc mắc hội nhập quốc tế thì việc gì đến xã ấp mà phải học tập? Thưa, chúng tôi không muốn nói toạc ra bí mật quốc gia nhưng phải nói. Nội dung học tập nghị quyết dành cho các lực lượng công an, xã hội đen yêu nước và cả quân đội học tập quán triệt cái mức nhân nhượng nhân dân như thế nào, và đến mức nào thì ra tay trấn áp. Trấn áp là biện pháp cuối cùng chỉ nên dùng trong giai đoạn chưa ký kết TPP. Ký xong chúng tôi sẽ liệu bề ca cẩm lại bài ca: Nhân quyền phải phù hợp với khuôn thước đạo đức Á Đông. Đạo đức Á Đông theo ý chúng tôi nghĩa là được dùng xã hội đen đánh chết dân, cướp đất.

Hội nghị TPP đã trải qua 19 lần họp kể từ 15 tháng Ba năm 2010. Mỗi kỳ họp cách nhau trung bình 2 tháng. Kỳ họp lần thứ 7 diễn ra ở thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 15 - 24 tháng 6 năm 2011. Căn cứ theo 18 cuộc họp trước thì cuộc họp lần thứ 19 này vẫn chưa kết thúc vì những khác biệt lợi ích mỗi đối tác. Diễn ra tại Brunei, bắt đầu từ 23 -30 tháng 8 năm 2013, nó không mang lại một dự báo kết thúc vì chưa gì, Mã Lai đã tuyên bố không đồng ý bất cứ một nghị trình nào nhằm ký kết kết thúc đàm phán. Mọi nước cờ của chúng tôi đều cần một thời gian nữa, hội nghị lần thứ 20 hoặc thứ 21, để ít nhất chúng tôi đủ thì giờ đạo diễn một cách ngoạn mục một số biến chuyển mà Phương Uyên là nuớc cờ đầu tiên trong số diễn biến sắp tới.


Nhân dịp các ngày lễ lớn, ví dụ như quốc khánh, lễ lao động quốc tế, sinh nhật Hồ Chủ tịch, chúng tôi sẽ xử lại các nhà dân chủ và từ từ, lần lượt các nhà dân chủ như linh mục Ta Đê Ô Nguyễn Văn Lý, Cù Huy Hà Vũ, chị Tạ Phong Tần v.v...sẽ được trắng án hay khoan hồng, giống như vụ Phương Uyên. Giai đoạn thứ hai, chúng tôi xài lại con bài Lê Hiếu Đằng sau khi đã cho nghỉ hưu. Chúng tôi sẽ đàn áp nhóm Lê Hiếu Đằng bằng công an, xã hội đen, tống giam và sau đó, một cách ngoạn mục, chúng tôi đột ngột ...chấp nhận cái đảng của Lê Hiếu Đằng. Đây là đòn tương kế tựu kế. Chấp nhận thế lực chống đối để ngầm tỏ ra chúng tôi chấp nhận đa đảng một cách hạn chế (không chấp nhận đảng thứ ba nào khác vì lắm đảng chỉ tổ rách việc.) Tóm lại chúng tôi tỏ thái độ chấp nhận đa đảng bằng cách hợp pháp hóa đảng ông Lê Hiếu Đằng. Các đối tác ngây thơ của chúng tôi sẽ hoan hỉ ký kết hiệp ước TPP để chúng tôi có thêm ngân sách nuôi đảng viên chúng tôi qua quốc doanh.


Chúng tôi cần khoảng nửa năm để đạo diễn vở kịch ấy. Như hiệp ước WTO trước đây, chúng tôi cần khoảng 3 năm khi mọi sự đã rồi, chúng tôi lại ca cẩm bài ca: nhân quyền phải phù hợp với đạo đức luân lý Á Đông để phủi bỏ mọi cam kết. Các nhà dân chủ đã thả thì bắt giam lại mấy hồi. Trễ lắm là năm 2016, chúng tôi lại tha hồ cướp đất của dân nghèo và bắn người quên đội mũ bảo hiểm vì đó là nhân quyền có đính kèm đạo đức Á Đông.

 

Metamorph

Cộng Hòa Xã Hội Đen chủ nghĩa muôn năm

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"