Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

Xin đừng gục mặt đánh mất nhân phẩm

Thục-Quyên (Save Vietnam's Nature)

Hãy bảo vệ Việt Nam hôm nay cho mai sau

Tôi xin tha thiết gởi những lời này đến tất cả các chuyên viên hay không chuyên viên Việt Nam đang tham dự hay đã từng có liên quan đến Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân Đà Lạt cũng như chương trình điện hạt nhân của chính phủ Việt Nam tại Ninh Thuận:
Sau bài "Nâng cao nhận thức của người dân về phát triển điện hạt nhân" của diễn đàn NangluongVietnam đăng ngày 24/08/2013 và được các báo VN phổ biến hoặc đưa tin, thiết nghĩ dù bênh vực hay chống lại chương trình ĐHN Ninh Thuận, quý vị cũng vì thể diện quốc gia, vì danh dự và nhân phẩm của người có sự hiểu biết, để đồng loạt lên tiếng phản đối sự kiện đem Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân Đà Lạt với công suất nhiệt 500 KW hay 0,5 MW (1) để mà mắt, làm bằng chứng cuội cho sự an tòan của 2 lò hạt nhân 4000 MW tập đòan Rosatom toàn quyền xây tại Ninh Thuận (Mỗi nhà máy có nhiều lò, và thường một lò chỉ 1000 MW).


Các đại biểu tham quan Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt (ảnh Ngọc Loan)
Không cần tìm đâu xa, trong cùng trang NangluongVietnam ngay bên cạnh bài viết, bấm vào dòng chữ nốt kết "Nhật Bản nâng mức cảnh báo rò rỉ phóng xạ tại Fukushima" thì cũng đọc được tình trạng bất lực tuyệt vọng của con người trước thảm họa điện hạt nhân:
screenshotnangluongvietnam.jpg
screen shot NangLuongVietnam
Trích NangluongVietnam:

Cần tới hơn 5.000 tỷ yen để tẩy xạ ở tỉnh Fukushima



Nhật Bản đã nâng cảnh báo rò rỉ phóng xạ tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima lên mức cao nhất kể từ khi Nhà máy bị hư hại trong thảm họa động đất sóng thần vào tháng 3/2011 (Ảnh: AFP)
Ngay sau khi phát hiện một bể chứa nước nhiễm xạ bị rò rỉ tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, Cơ quan pháp quy hạt nhân Nhật Bản (NRA) đã nâng mức cảnh báo rò rỉ nước nhiễm xạ tại đây lên mức 3, là mức nguy hiểm.
NRA cũng cho biết, sẽ thông báo cho Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) vụ việc nói trên và xin tham vấn của cơ quan này về mức độ chính xác trong đánh giá của mình.
Tôi xin trích dẫn hai tấm hình ở trên: tấm hình thứ nhất với dáng điệu ngây ngô tội nghiệp của đoàn tham quan Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân Đà Lạt gồm những vị được tâng bốc là đại biểu có uy tín trong đồng bào dân tộc mũ áo bảo vệ “làm cảnh” trong khi những người hướng dẫn thì chẳng thèm đội mũ, đem so với tấm hình thứ hai là những người ở hiện trường Nhà máy điện hạt nhân Fukushima sẽ thấy ngay trò tuyên truyền “điện hạt nhân an toàn” hề dến độ nào!
Xét ra, chính phủ VN đã không cần kiểm duyệt tin tức và cũng chẳng ngại trò tuyên truyền "định hướng" rẻ tiền của họ gây phản ứng mạnh trong dân chúng. Lý do nào chính phủ VN không ngại (hay coi rẻ) sự suy nghĩ và thái độ của những người có hiểu biết trong nước? Vì tin rằng không ai dám suy nghĩ và có thái độ?
Ngày 12/08/2013 trong cuộc "Hội thảo quốc gia đầu tiên về tuyên truyền điện hạt nhân" tại tỉnh Ninh Thuận, bà Brenda Pagannone, thuộc Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế IAEA (International Atomic Energy Agency) có phát biểu về sự quan trọng của thông tin trung thực, minh bạch cả mặt tích cực và tiêu cực, tạo sự nhận thức và hiểu biết đứng đắn của công chúng. Có lẽ cũng vì bà Pagannone còn cảnh cáo nếu không có sự ủng hộ của công chúng thì không thể phát triển điện hạt nhân mà giới hữu trách VN đã cấp tốc đẩy mạnh chương trình tuyên truyền, theo trình độ và khả năng của họ?

Nhưng còn dân trí Việt Nam?

Tôi sẽ dịch câu nói (đáng thương) của ông Báo văn Trò, “cuộc sống của người dân sinh sống gần nhà máy không đảo lộn, vẫn diễn ra bình thường. Những vườn rau, vườn hoa vẫn phát triển xanh tốt, tươi đẹp. Với thực tế đó, khi về địa phương, chúng tôi sẽ kể lại những gì đã nghe và thấy rõ trước mắt để cho bà con cùng hiểu và an tâm” ra tiếng ngoại quốc để chuyển cho bà Pagannone /IAEA cũng như dư luận thế giới về phương cách tạo sự an tâm về an toàn bức xạ cho dân của chính phủ Việt Nam.
Cầu mong những người có sự hiểu biết tại VN không chấp nhận thái độ quá sức bỉ ổi này.
Thục Quyên

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"