Dạo này em nghe báo chí tung hô những cụm từ nghe đến là leng keng như "đại gia", rồi "doanh nhân", rồi "thành đạt", rồi "thiếu gia", rồi "nhất sàn" rồi vô thiên lủng những cái bỏ mẹ gì nữa mà cười thầm cho một lũ bò làm báo và nhung nhúc một lũ bò đọc báo.
Đến giờ, có lẽ phải đến 70-80% số các bạn bè em biết vẫn đang nhầm nhọt là cứ mở ra một cái công ty, in được ra cái card có chữ Chairman hay Founder trên đó là thành doanh nhân, là được lẫm liệt ra oai với một lô xích xông nhân viên dưới quyền và lim dim tự thưởng cho mình một ly rượu vang nhân ngày 13 tháng 10. Em nói thật, chỉ có những thằng ngu mới tin vậy (dẫu rằng dạo này em gặp nhiều thằng ngu kiểu này).
Trước hết, xin được định nghĩa lại cho các cụ hiểu, doanh nhân là gì. Doanh nhân người mà làm được tối thiểu hai điều sau:
Thứ nhất, doanh nhân là người lập ra một công ty làm ăn thành công và có lãi. Gạch đít hai lần cho em chữ có lãi nhé. Vì chỉ có lãi nó mới kiến tạo và làm nổi bật lên từ "doanh" trong doanh nhân. Doanh là buôn bán, mở công ty làm ăn buôn bán mà tổng lãi bằng con kiến trong khi tổng vay bằng con voi thì doanh cái cục cứt! Mở công ty mà lãi bằng que tăm trong khi riêng lương trả cho nhân viên bằng cái đũa, và mỗi tháng nhìn thấy hóa đơn điện và hóa đơn nước đã tí xỉu thì mang hai chữ doanh nhân thêm nhục. Do vậy, điều kiện tiên quyết để trở thành doanh nhân là doanh nghiệp của cụ, phải có lãi. Doanh nhân không phải thằng cầm cái bút Mont Blanc, không phải thằng đeo cái đồng hồ IWC, cũng chẳng phải thằng mang cái cà vạt Hermes hay đi giày LV. Mọi đồ trang sức đều có thể mua được, chỉ có lãi của doanh nghiệp là không mua được
Thứ hai, bán được công ty với giá cao hơn giá trị sổ sách của công ty đó. Định nghĩa thứ hai là định nghĩa tương đối mới trong kinh tế hiện đại, và nếu các cụ không đồng ý với điều này cũng chả sao. Thực tế là nếu vứt mệnh đề này vào Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương CIEM thì 9 người tranh cãi một hồi thì chắc cũng thu được...18 ý. Các cụ nên nhớ, bán được công ty với giá trị cao hơn giá trị sổ sách có hai ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Thứ nhất, cái doanh nghiệp của cụ nó hàm chứa được một giá trị doanh nghiệp được thừa nhận qua việc có những nhà đầu tư sẵn sàng bỏ tiền mua nó. Cụ có quyền khen con cụ xinh, cụ có quyền khen nhà cụ đẹp, cụ càng có quyền tuyên bố vợ cụ hát hay nhất Quận Hoàn Kiếm hay tài karaoke của cụ có thể vô địch Phú Mỹ Hưng. NHƯNG, tất cả các tuyên ngôn mang tính nhận cá nhân đầy ngộ nhận thế chỉ dành cho bọn đầu to, óc bằng hột Knorr mà thôi. Mọi thành công đều phải dựa vào sự định giá, định lượng và định tính bởi những khung đánh giá và hệ quy chiếu chung. Một trong những khung đánh giá và hệ quy chiếu quan trọng nhất đó là có nhà đầu tư nào muốn mua lại doanh nghiệp của cụ không.
Xin các cụ nhớ cho rằng, trong mệnh đề hai, còn có một về hết sức quan trọng đó là "bán với giá cao hơn giá trị sổ sách", nên những cụ nào bán doanh nghiệp rồi bán dưới giá trị sổ sách cũng vứt mẹ nó đi. Chả có loại doanh nhân nào bỏ 10 triệu ra mua trâu, về cày được 100 ngàn rồi bán đi con trâu đó 5 triệu mà vỗ ngực và uống rượu vang nhân ngày 13 tháng 10 cả. Tất nhiên các cụ sẽ nói, bán trâu 5 triệu vì con trâu đó sắp chết, xẻ thịt ra chỉ còn 3 triệu nên em bán 5 triệu cho một thằng ngu. Cái này cũng được tính là "cao hơn sổ sách", nhưng việc "cắt lỗ" này chỉ chứng tỏ cụ chả hiểu biết mẹ gì khi bỏ 10 triệu ra đầu tư trâu. Nói nôm na vậy cho các cụ tiện đường hiểu và so lại với những hoạt động kinh doanh của mọi người, mọi công ty, mọi "đại gia" và thậm chí là của mình.
Do vậy, nếu không đạt được 2 điều kiện trên thì đừng vỗ ngực xưng mình là doanh nhân. Đừng thiếu tự trọng đến mức nhận vào hai chữ "doanh nhân" được ban phát thừa mứa, thậm chí đến mức "vô học" từ những thằng/con phóng viên thiếu kiến thức nhưng thừa nhiệt tình "kách mệnh". Và cũng đừng buồn, sau khi đọc xong bài này, các cụ nhìn quanh cả nền kinh tế bói không ra nổi một doanh nhân. Theo ngu ý của em, tỷ lệ Doanh nhân và bọn tự cho mình là Doanh nhân ở Việt Nam, một cách khả quan, sẽ đạt tỷ lệ hai đến ba phần triệu!