2012
Một phiên toà vô đạo khép lại một năm đất nước lún sâu trong
khủng hoảng, mà nổi bật là chính trị thối nát, tham nhũng, kinh tế bế
tắc, đạo lý xã hội tan hoang. Vài nét "chấm phá" về một năm đàn áp nhân
dân của ĐCSVN
2012,
các bộ mặt của chuyên chính
Hoà Vân
Một
phiên toà vô đạo khép lại
một năm đất nước lún sâu
trong khủng hoảng, mà nổi bật là
chính trị thối nát, tham nhũng, kinh
tế bế tắc1,
đạo lý xã hội tan hoang. Đó có thể coi là một vài
nét « chấm
phá » tóm tắt tình hình
năm qua. Nét chung của chúng là đưa ra các bộ mặt của nền chuyên chính
đang tàn phá đất nước.
Phiên toà
ngày 28/12/2012, xử phúc thẩm ba blogger
thuộc Câu lạc bộ Nhà báo Tự
do, với các bản án 12 năm tù
đối với ông Nguyễn Văn Hải,
tức blogger Điếu Cày và 10 năm tù
đối với blogger Tạ Phong Tần. Còn
ông Phan Thanh Hải, tức blogger Anhbasaigon, người
duy nhất nhận tội, thì được
giảm án từ 4 năm xuống còn 3 năm
tù. Gia đình, người thân của
các bị cáo bị ngăn chặn không
được vào dự phiên toà.
Nhiều blogger bị công an bắt giữ chung
quanh toà án, và một blogger nữ còn
bị làm nhục ở đồn công an2
Mười,
mười
hai năm tù về tội viết trên blog
những bài viết đòi tự do dân
chủ, tố cáo các vụ vi phạm nhân
quyền, nạn tham nhũng hay các chính
sách bành trướng của anh láng
giềng « 16 chữ vàng ». Theo
toà, đó là « Tuyên truyền
chống Nhà nước », chiếu theo điều
88 Luật Hình sự.
Để
so
sánh : Ngày 21 tháng 3 năm 1926, Chủ
bút tờ Tiếng chuông rè (« La
Cloche Fêlée ») Nguyễn An Ninh diễn
thuyết trước ba ngàn người nghe,
kêu gọi chống chủ nghĩa thực dân.
Ba hôm sau, ông bị nhà cầm quyền
Pháp bắt kết án 18 tháng tù,
nhưng chỉ bị giam 10 tháng thì được
ân xá.
Ba
blogger bị
kết án nặng nề ngày 28.12 không
phải là đối tượng duy nhất
của bộ máy đàn áp của
đảng CS và Nhà nước VN trong năm
qua, nhân danh điều « hai chiếc
còng số 8 » của đạo luật
hình sự. Tới mức mà nhiều nhân
sĩ trong và ngoài nước đã
phải đưa ra một Lời
kêu gọi thực thi quyền con người
theo Hiến Pháp tại Việt Nam, đòi
huỷ bỏ nó vì « Điều
88 BLHS quy định một cách mù mờ
về tội danh tuyên truyền chống nhà
nước CHXHCN Việt Nam, thực chất là
bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận
đã được Hiến pháp Việt
Nam và Công ước quốc tế về
những quyền dân sự và chính trị
ghi nhận và bảo đảm. ».
Hơn bảy trăm người đã tham gia
ký chỉ trong vài ngày cuối năm3.
Nhưng
đó
không phải là công cụ đàn
áp duy nhất của chế độ, và
cũng may là không phải ai lên tiếng
phê phán chính quyền trên blog hay
internet cũng bị đưa ra toà (sợ
không đủ chỗ trong các nhà
tù !). Không phải tù nhưng chắc
nhiều người không quên những ngày
bị bắt đưa vào trại « cải
tạo », trại « phục hồi
nhân phẩm » chỉ vì tham gia những
cuộc biểu tình chống Trung Quốc, hoặc
nếu không (chưa ?) bị bắt thì
cũng được vài chục công an
đến canh trước nhà một buổi
sáng chủ nhật để không thể
tham gia một cuộc mít tinh tố cáo
những hành động bành trướng
của tên láng giềng đế quốc
đang « trỗi dậy không hoà
bình » kia. Không phải không có
lý, những người đặt câu hỏi
về sự cấu kết quyền lợi với
giặc ngoại xâm của những người
cầm quyền hiện nay, khi một bộ máy
công an khổng lồ được sử dụng
để trấn áp không cho người
dân tổ chức bất kỳ một cuộc
biểu dương lòng yêu nước nào
trước nạn ngoại xâm. Bên cạnh
đó, là bộ máy tuyên giáo,
tất nhiên là được công an hỗ
trợ (vụ án nhà báo Hoàng
Khương, được xử phúc thẩm
ngày 27.12.2012, cho thấy một khía cạnh
của sự hỗ trợ, « hợp tác »
không bình đẳng ấy giữa hai bộ
máy4)
để đủ sức đe nẹt, khiến
cho mấy trăm tờ báo phải ngoảnh
mặt làm ngơ không nhìn, không
nghe thấy những cuộc « tụ họp
đông người » ở hai thành
phố lớn...
Tất
nhiên,
sự biết điều của các « nhà
báo » chính thống là một
cột trụ khác của chuyên chính
(chắc chẳng ai còn dám nói « vô
sản » nữa, khi đứng đầu
bộ máy chuyên chính đó là
những « nhóm lợi ích »
cũng là chủ nhân của những tài
sản hàng tỉ đô la !).
Nhờ
sự
biết điều đó mà những phi
vụ bất chính hàng trăm nghìn tỉ
đồng, ngay cả khi đổ bể cũng
không hề được điều tra tới
nơi tới chốn (khi các phi vụ đó
dính tới các doanh nghiệp nước
ngoài, báo và cơ quan điều tra
của nước ngoài có vào cuộc
thì các phương tiện « truyền
thông » của ta vẫn... bình chân
như vại !). Mà « nhân vật
ấn tượng nhất của năm »
theo một blogger5,
người dân oan giữ đất, dù đã
được « kích hoạt »
với quả bom Đoàn Văn Vươn, với
các cuộc xuống đường giữ đất
mạnh mẽ ở Văn Giang v.v., vẫn không
nhận được bao nhiêu bài viết
huy động dư luận hỗ trợ để
đòi thực thi công lý. Những
tiếng nói đòi thay đổi cơ
bản luật đất đai vẫn chỉ có
mặt chủ yếu trên các trang báo
« lề trái », còn thì
rất yếu ớt trên báo chí chính
thống – nhất là từ khi ông tổng
bí thư đã tuyên bố sẽ không
thay đổi nguyên tắc « sở hữu
toàn dân ».
Bởi
khi Đảng
phán là còn hơn Trời phán. Toà
án, công an, báo chí chỉ là
những công cụ để đảng thực
thi chuyên chính của mình trên toàn
dân – dĩ nhiên không loại trừ
các giai cấp công nhân và nông
dân, lực lượng chủ lực của
đảng... trên danh nghĩa !
Năm
2012 cũng
là năm những người hiện nắm
quyền sinh sát của cái còn gọi
là đảng cộng sản ấy6
cùng diễn một vở hài kịch cực
dở nhưng lại để lộ như chưa
từng thấy cái dã tâm tư hữu
hoá đất nước của họ, chia
nhau bóc lột người dân đến
xương tuỷ dù phải tạm thời
bắt tay nhau (trong khi vẫn trù tính những
« cú » đánh hiểm để
hạ địch thủ). Vở
kịch « trung ương 6 »,
với các màn « một đồng
chí trong bộ chính trị », « tập
đoàn sâu », rồi « đồng
chí X »..., đã quá nổi
tiếng để khỏi cần nhắc lại
tại đây, mới chính là màn
chót của năm, mà phiên toà vô
đạo ngày 28.12 chỉ là một cảnh
phụ. Khi những thoả thuận trong hậu
trường đã tạm ổn thì có
sá gì đám sĩ phu chẳng có
vũ khí gì hơn ngòi bút ?
Những
con tính
không một chút tình người, mà
những tên độc tài trên khắp
thế giới luôn luôn nghĩ rằng có
thể thực hành thắng lợi, bất
chấp những bài học của lịch sử !
Bài
học đơn giản, mang tên
« tức nước vỡ bờ », một kịch bản vốn chẳng ai đoán
trước được
thời điểm xảy ra nhưng không vì thế mà thiếu phần hiện thực.
H.V.
1 Chỉ xin lấy một ví dụ, theo website http://www.economist.com/content/global_debt_clock,
ngày 31.12.2012 nợ công của Việt Nam là $70,200,000,000, bình quân đầu
người $784.00. Các mục kia chắc chẳng cần nhắc lại !
2 Xem bản
tin của RFI.
4 Hoàng Khương, nhà báo báo Tuổi Trẻ bị
4 năm tù vì tội « đưa hối lộ » khi tổ chức đưa tiền
cho một cảnh sát giao thông để lấy bằng chứng tố cáo cảnh sát ăn tiền
của dân.
5 Xem blog Trương
Duy Nhất, cùng tác giả : bài tóm
tắt tình hình cả năm
6 Xin tham khảo bài
của tướng
Nguyễn Trọng Vĩnh về ý kiến của những người trung
thành với
lý tưởng ban đầu của ĐCSVN.