Nguyễn Đình Ấm
Blog Huỳnh Ngọc Chênh
Hôm 24/4/2012, từ sáng sớm
hàng nghìn cảnh sát vũ trang, dân quân tỉnh Hưng Yên cùng đơn vị cảnh
sát cơ động tinh nhuệ của bộ công an, cả mấy ngàn người trang bị vũ khí
“đến tận răng” cùng xe cộ, máy xúc, máy ủi…ào ạt đổ xuống cánh đồng xã
Xuân Quan huyện Văn Giang(Hưng Yên) để giải tỏa gần 100 ha đất cho DN
Ecopark. Sau cuộc cưỡng chế, cánh đồng Xuân Quang không khác chiến
trường ác liệt vừa đi qua. Xích xe ủi cày xới tơi bời, cây cối, hoa màu
ngổn ngang nát vụn dưới dấu xích sắt…
Sau khi những đội quân hắc ám rút đi bà con Văn Giang lại lóp ngóp đưới cái nắng như đổ lửa nhặt nhạnh tận thu những gốc cây cảnh, cây chuối, cây cau…trồng lại trên mảnh đất của mình. Thế nhưng, những ngày yên ả chưa được bao lâu thì bất thần, những chiếc xe xích lại ầm ầm kéo với đội quân kinh tởm: Những tên côn đồ bặm trợn ngực phanh trần chằng chịt rồng, rắn, những đốm lở loét HIV, tay lăm lăm hung khí…
Những người nông dân phải đối mặt với sức mạnh kinh khủng của “đội quân Ecopark”(bà con gọi thế).
Tuy nhiên, có vẻ sức mạnh của Ecopark không chỉ có thế.
Hôm đi Bát Tràng chơi, vô tình tôi ngồi ăn cùng bàn một cán bộ ở sở kế hoạch đầu tư (KHĐT) Hà Nội (anh xưng thế). Qua chuyện trò, chúng tôi nói đến công trình cải tạo nâng cấp con đường đê cầu Chương Dương-Bát Tràng mà chúng ta vừa được “hưởng thụ”…Cũng là xã giao, tôi khen dự án nâng cấp con đường này cùng dự án cầu Thanh Trì-thị trấn Văn Giang -TP Hưng Yên, mọi nơi về Bát Tràng “thuận tiện quá”, bỗng anh thản nhiên bảo:
- Đó đều là nhờ “sức mạnh mềm” của Ecopark…Ở vùng này, Ecopark là Rô-ma, “mọi con đường đều dẫn đến Rô- ma”! Chưa có đường thì phải làm, đã có đường nhỏ thì phải nâng cấp…Đây nhé: Hồ Hoàn Kiếm qua cầu Chương Dương đê tả sông Hồng đến Ecopark, Hồ Hoàn Kiếm cầu Vĩnh Tuy đê tả sông Hồng đến Ecopark, Hồ Hoàn Kiếm đi cầu Thanh Trì đến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến Ecopark…Con đường cầu Chương Dương-Bát Tràng(liền kề khu đô thị Ecopark), cầu Thanh Trì- Văn Giang được nâng cấp, được làm là “ăn sái” Ecopark…
Bỗng tôi nhớ lại trong đơn kiện kèm bản đồ của dân Văn Giang trên mạng có nghi ngờ đến sự “chính đáng” của dự án đường cầu Thanh Trì, Vĩnh Tuy- đi tp Hưng Yên. Quả thật, dự án con đường từ cầu Thanh Trì qua “đô thị sinh thái Ecopark” tới thị trấn Văn Giang đi Dân Tiến (Khoái Châu) là “nguồn cơn” ra đời của Ecopark (đổi đất Văn Giang để lấy đoạn đường 14 km này) sẽ thấy nó gần như song song với tỉnh lộ 195 đoạn từ khu vực cầu Thanh Trì đi tp Hưng Yên. Theo đơn kiện của dân VG thì việc mở mang con đường từ Hà Nội đi tp Hưng Yên nếu cần thiết thì không nên làm con đường mới (để đổi lấy đất của họ) mà “kinh tế nhất” là nâng cấp tỉnh lộ 195, đặc biệt là khi “điều kiện kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn”. Họ không tin mở con đường mới từ cầu Thanh Trì qua Ecopark - Khoái Châu-TX Hưng Yên là “vô tư” vì lợi ích chung mà trước hết là phục vụ kinh doanh của Ecopark...
Tuy nhiên, đúng là “nông dân Văn Giang” chất phác, họ chưa hiểu nếu làm kiểu “kinh tế nhất” như họ nghĩ (không làm mới đoạn đường từ thị trấn Văn Giang đến xã Dân Tiến -Khoái Châu- mà nâng cấp một đoạn tỉnh lộ 195) thì người ta lấy cái gì để đổi gần 500 ha đất nơi “đắc địa” của họ?
Quả thật, có những sự trùng hợp người vô tư cũng phải nghi vấn: Khi có dự án Ecopark năm 2004 thì cuối 2005 Hà Nội khai trương tuyến xe buýt Long Biên- Bát Tràng(liền kề Ecopark); đã bao năm để đoạn đường đê cầu Chương Dương- Bát Tràng (10,5 km) chật hẹp, nứt nẻ, đầy ổ gà, bụi mù…nhưng khi dự án Ecopark “chín mùi” thì có vẻ thành phố Hà Nội cũng dành cho đoạn đường đê này “sự quan tâm đến làng nghề du lịch Bát Tràng hơn trước”. Qua thời gian chuẩn bị đầu tư ngắn ngủi, tháng 6/2009 Hà Nội khởi công nâng cấp con đường với vốn đầu tư gần 50 tỷ đồng. Vừa sử dụng, vừa thi công nhưng chỉ trong 8 tháng công trình hoàn thành với mặt đường rộng 8 mét (tăng gấp đôi so với cũ) được phủ bê tông dày 30cm…đúng dịp Ecopark “thành phố xanh tươi, cuộc đời trọn vẹn” quảng cáo, rao bán căn hộ, biệt thự với những thông tin về sự thuận tiện của những con đường...
Thời gian đầu, tôi nghi nghi hoặc hoặc, có thể những con đường mới, cải tạo, nâng cấp này là ngẫu nhiên phục vụ cho sự phát triển chung chẳng qua anh cán bộ nọ cũng như nông dân mấy xã Phụng Công, Xuân Quan…có ác cảm mà suy ra vậy? Thế nhưng, lại có thông tin: Tỉnh Hưng Yên trình xin, bộ Tài nguyên môi trường tham mưu, lãnh đạo chính phủ ký giao hơn 500ha đất chỉ trong 3 ngày, “siêu tốc” trong thủ tục hành chính… Đã thế, những văn bản hệ trọng, liên quan đến sinh kế của mấy vạn người kia còn có vẻ hấp tấp sai thẩm quyền, chưa chuẩn thủ tục…Ông Đặng Hùng Võ, giáo sư nguyên thứ trưởng một bộ nhưng nổi tiếng đàng hoàng, đĩnh đạc, quyền cao, chức trọng nhưng vẫn ngay thẳng, thương dân…Thế mà nay với Ecopark hình như ông cũng nói điều “không thẳng”? Đã lâu quá mà chưa thấy ông có lời trao đổi với luật sư Trần Vũ Hải về việc ông nói “ cưỡng chế ở Văn Giang là đúng luật”…Chẳng lẽ ông Võ mà cũng “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng” chỉ vì Ecopark?...
Không biết Ecopark ảnh hưởng đến quốc kế, dân sinh tới mức nào mà nó hội tụ “sức mạnh tổng hợp” gớm đến thế?
NĐA
Sau khi những đội quân hắc ám rút đi bà con Văn Giang lại lóp ngóp đưới cái nắng như đổ lửa nhặt nhạnh tận thu những gốc cây cảnh, cây chuối, cây cau…trồng lại trên mảnh đất của mình. Thế nhưng, những ngày yên ả chưa được bao lâu thì bất thần, những chiếc xe xích lại ầm ầm kéo với đội quân kinh tởm: Những tên côn đồ bặm trợn ngực phanh trần chằng chịt rồng, rắn, những đốm lở loét HIV, tay lăm lăm hung khí…
Những người nông dân phải đối mặt với sức mạnh kinh khủng của “đội quân Ecopark”(bà con gọi thế).
Tuy nhiên, có vẻ sức mạnh của Ecopark không chỉ có thế.
Hôm đi Bát Tràng chơi, vô tình tôi ngồi ăn cùng bàn một cán bộ ở sở kế hoạch đầu tư (KHĐT) Hà Nội (anh xưng thế). Qua chuyện trò, chúng tôi nói đến công trình cải tạo nâng cấp con đường đê cầu Chương Dương-Bát Tràng mà chúng ta vừa được “hưởng thụ”…Cũng là xã giao, tôi khen dự án nâng cấp con đường này cùng dự án cầu Thanh Trì-thị trấn Văn Giang -TP Hưng Yên, mọi nơi về Bát Tràng “thuận tiện quá”, bỗng anh thản nhiên bảo:
- Đó đều là nhờ “sức mạnh mềm” của Ecopark…Ở vùng này, Ecopark là Rô-ma, “mọi con đường đều dẫn đến Rô- ma”! Chưa có đường thì phải làm, đã có đường nhỏ thì phải nâng cấp…Đây nhé: Hồ Hoàn Kiếm qua cầu Chương Dương đê tả sông Hồng đến Ecopark, Hồ Hoàn Kiếm cầu Vĩnh Tuy đê tả sông Hồng đến Ecopark, Hồ Hoàn Kiếm đi cầu Thanh Trì đến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến Ecopark…Con đường cầu Chương Dương-Bát Tràng(liền kề khu đô thị Ecopark), cầu Thanh Trì- Văn Giang được nâng cấp, được làm là “ăn sái” Ecopark…
Bỗng tôi nhớ lại trong đơn kiện kèm bản đồ của dân Văn Giang trên mạng có nghi ngờ đến sự “chính đáng” của dự án đường cầu Thanh Trì, Vĩnh Tuy- đi tp Hưng Yên. Quả thật, dự án con đường từ cầu Thanh Trì qua “đô thị sinh thái Ecopark” tới thị trấn Văn Giang đi Dân Tiến (Khoái Châu) là “nguồn cơn” ra đời của Ecopark (đổi đất Văn Giang để lấy đoạn đường 14 km này) sẽ thấy nó gần như song song với tỉnh lộ 195 đoạn từ khu vực cầu Thanh Trì đi tp Hưng Yên. Theo đơn kiện của dân VG thì việc mở mang con đường từ Hà Nội đi tp Hưng Yên nếu cần thiết thì không nên làm con đường mới (để đổi lấy đất của họ) mà “kinh tế nhất” là nâng cấp tỉnh lộ 195, đặc biệt là khi “điều kiện kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn”. Họ không tin mở con đường mới từ cầu Thanh Trì qua Ecopark - Khoái Châu-TX Hưng Yên là “vô tư” vì lợi ích chung mà trước hết là phục vụ kinh doanh của Ecopark...
Tuy nhiên, đúng là “nông dân Văn Giang” chất phác, họ chưa hiểu nếu làm kiểu “kinh tế nhất” như họ nghĩ (không làm mới đoạn đường từ thị trấn Văn Giang đến xã Dân Tiến -Khoái Châu- mà nâng cấp một đoạn tỉnh lộ 195) thì người ta lấy cái gì để đổi gần 500 ha đất nơi “đắc địa” của họ?
Quả thật, có những sự trùng hợp người vô tư cũng phải nghi vấn: Khi có dự án Ecopark năm 2004 thì cuối 2005 Hà Nội khai trương tuyến xe buýt Long Biên- Bát Tràng(liền kề Ecopark); đã bao năm để đoạn đường đê cầu Chương Dương- Bát Tràng (10,5 km) chật hẹp, nứt nẻ, đầy ổ gà, bụi mù…nhưng khi dự án Ecopark “chín mùi” thì có vẻ thành phố Hà Nội cũng dành cho đoạn đường đê này “sự quan tâm đến làng nghề du lịch Bát Tràng hơn trước”. Qua thời gian chuẩn bị đầu tư ngắn ngủi, tháng 6/2009 Hà Nội khởi công nâng cấp con đường với vốn đầu tư gần 50 tỷ đồng. Vừa sử dụng, vừa thi công nhưng chỉ trong 8 tháng công trình hoàn thành với mặt đường rộng 8 mét (tăng gấp đôi so với cũ) được phủ bê tông dày 30cm…đúng dịp Ecopark “thành phố xanh tươi, cuộc đời trọn vẹn” quảng cáo, rao bán căn hộ, biệt thự với những thông tin về sự thuận tiện của những con đường...
Thời gian đầu, tôi nghi nghi hoặc hoặc, có thể những con đường mới, cải tạo, nâng cấp này là ngẫu nhiên phục vụ cho sự phát triển chung chẳng qua anh cán bộ nọ cũng như nông dân mấy xã Phụng Công, Xuân Quan…có ác cảm mà suy ra vậy? Thế nhưng, lại có thông tin: Tỉnh Hưng Yên trình xin, bộ Tài nguyên môi trường tham mưu, lãnh đạo chính phủ ký giao hơn 500ha đất chỉ trong 3 ngày, “siêu tốc” trong thủ tục hành chính… Đã thế, những văn bản hệ trọng, liên quan đến sinh kế của mấy vạn người kia còn có vẻ hấp tấp sai thẩm quyền, chưa chuẩn thủ tục…Ông Đặng Hùng Võ, giáo sư nguyên thứ trưởng một bộ nhưng nổi tiếng đàng hoàng, đĩnh đạc, quyền cao, chức trọng nhưng vẫn ngay thẳng, thương dân…Thế mà nay với Ecopark hình như ông cũng nói điều “không thẳng”? Đã lâu quá mà chưa thấy ông có lời trao đổi với luật sư Trần Vũ Hải về việc ông nói “ cưỡng chế ở Văn Giang là đúng luật”…Chẳng lẽ ông Võ mà cũng “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng” chỉ vì Ecopark?...
Không biết Ecopark ảnh hưởng đến quốc kế, dân sinh tới mức nào mà nó hội tụ “sức mạnh tổng hợp” gớm đến thế?
NĐA