Tôi đọc những phản ứng của những người được ông Lê Thăng Long mời, cho dù ông Lê Thăng Long là người như thế nào, nhưng bản án và những câu văn mà thiên hạ cho là "ngây thơ" thì ông cũng thể hiện tấm lòng vì đất nước, vì dân tộc. Ông muốn kết hợp tất cả mọi thành phần của xã hội, những tiếng nói khác nhau cùng ngồi lại để tìm một hướng đi cho Việt Nam. Đọc và chờ xem phản ứng của mọi người để thấy là Con đường VN còn rất xa, bởi vì sẽ rất khó cho những người được cho là trí thức của đất nước ngồi lại với nhau, họ luôn đặt họ cao hơn, hiểu biết hơn người khác. Cho nên đảng CS sẽ còn cai trị đất nước lâu dài, họ luôn (lớn tiếng) tự cho là họ đại diện cho tầng lớp nhân dân thấp cổ bé miệng, họ đại diện cho một số đông? Chứ không như các vị "trí thức" chỉ đại diện cho chính họ. Tại sao những người trí thức ấy không cùng ngồi lại thảo luận với nhau và từ chối trong một tinh thần tương kính, tại sao họ phải dùng những ngôn từ mạ lỵ người khác? Nếu không thể tham gia được vì nghi ngờ hay vì lý do gì đó, thị nói rõ lỹ do nhưng không nên vì thế mà trả lời một cách thiếu tôn trọng, điều đó tự đánh giá họ trước người đọc, phải không? Thế đây, người trí thức VN thế đấy, cho nên hãy để cho đảng CS cầm quyền!!! Hằn là các vị rất là hài lòng khi đất nước lâm nguy và các vị loay hoay mãi trong tháp ngà của quí vị.
Không thể không nói!
Hahien's Blog
Sau phản ứng của chủ trang Ba Sàm, hôm nay đã có thêm một số “khách
mời” tham gia vào Phong trào “Con đường Việt Nam” lên tiếng không chấp
nhận lời mời này của ông Lê Thăng Long.
Phản ứng dữ dội nhất có lẽ là của một ông có tên là Nguyễn Trọng Tạo
thể hiện ngay ở tiêu đề bài viết trên blog của người này với nhan đề :
“Con đường Việt Nam – Con đường vô liêm sỉ của Lê Thăng Long”
Tôi cũng đoán trước ông Tạo và những người như ông sẽ không bao giờ
chấp nhận lời mời của ông Lê Thăng Long nhưng cũng không ngờ cách từ
chối của ông Tạo lại KINH TỞM đến thế!
Từ đó mới thấy cái tâm và cái tầm về văn hóa (chưa nói đến chính trị)
vượt trội của Ông Nguyễn Minh Thuyết khi ông cũng từ chối lời mời ấy
bằng nhưng ngôn từ của một người có giáo dục.
Hay là những văn nghệ sĩ nhà văn nhà thơ có chút ít tên tuổi thì tự
coi mình là cao hơn những người khác với cách quan niệm rất cao ngạo
rằng nếu mày mời tao mà không xin phép trước thì vô lễ, thì tao có
quyền sỉ vả mày. Hay đằng sau cái sự cao ngạo ấy thực sự chỉ là
một sự sợ hãi rất tầm thường mà có còm sĩ nói là “như đỉa phải vôi” mà
quên cả cái quyền công dân tối thiểu của mình rằng chẳng việc gì phải
sợ hãi, chẳng ải bắt tội được mình nếu như mình chỉ đơn giản là phớt lờ
cái lời mời ấy.