Đỗ Trường
Thế hệ những nhà thơ đã trải qua chiến tranh, phần đông (các nhà
thơ Miền Nam) đã bỏ nước ra đi. Những nhà thơ còn lại, tuổi đã cao và
rơi rụng khá nhiều. Họ là những người ít, nhiều đã tham gia trực tiếp
vào cuộc chiến tàn khốc nhất của lịch sử dân tộc, kể từ khi lập quốc đến
nay. Có thể nói, dù ở chiến tuyến nào và ý thức hệ có khác nhau, nhưng
lòng yêu nước của họ, không ai có thể phủ nhận.
Sau năm 1975, những nhà thơ còn ở lại phải đương đầu với cuộc chiến
khác không kém phần khốc liệt. Các thi sĩ thua trận, được đưa ra vùng
núi cao Hoàng Liên Sơn để “học tập“ thành con người mới. Một số trong họ
không thấy trở về. Một nhà thơ tôi quen, may mắn hơn, sau hàng chục
năm, khóa “tu luyện“ kết thúc, được con cháu đón sang Đức, bị chột,
không còn viết lách gì được nữa. Không hiểu ở trong trại, họ cho “học
tập“ những gì, sau mấy chục năm ở trời Tây, thế mà gặp ai bác vẫn co rúm
người lại, cứ tưởng là mấy ông “thầy“ quản giáo trong trại. Khiếp thật!
Một nỗi ám ảnh đến kinh khủng. Nên mỗi lần nghĩ đến bác thi sĩ này, tôi
lại nhớ đến truyện cực ngắn Hạt Thóc của Phù Thăng. Nhưng ngược lại,
nhiều bác sau những năm tháng bị học tập, thần kinh càng thêm vững trãi.
Khi trốn được ra nước ngoài, các bác cứ nhả đạn đều đều.
Những nhà thơ từ R theo đoàn quân chiến thắng tràn vào thành phố.
Nhiều bác nhân lúc nhộm nhoạm tranh thủ ngoặt sang làm chánh trị. Có bác
tốt số, gặp thời nhảy tót lên ngồi chỗm trệ chiếu trên. Điều tất nhiên
có rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp cùng thời đã phải khốn khổ nằm xuống để
làm những nấc thang cho bác. Có lần tôi được ngồi chầu rìa, điếu đóm,
nghe nhà thơ Xuân Diệu nói chuyện, theo ông cuộc chiến tranh vừa qua,
khốc liệt như vậy nhưng đã sản sinh ra nhiều nhà thơ có tài.
Vâng! Đúng như thế, thế hệ này có rất nhiều nhà thơ tài năng, nhưng
giữ được linh hồn đích thực thi sĩ lại là chuyện khác. Tôi không phải là
người nghiên cứu, phê bình văn học, nên chỉ cảm nhận từ rung động trực
tiếp và bằng trực giác riêng của mình về cái hay cái đẹp và tâm hồn, khí
phách người nghệ sĩ qua các bài thơ và trang viết của họ. Các nhà thơ,
có năm tháng tuổi trẻ đã đi qua chiến tranh, nay tuổi đã cao, sức đã
yếu, họ vẫn trăn trở, thai nghén viết ra những câu thơ đọng lại trong
lòng người đọc. Trong số họ, để lại những dấu ấn đậm nhất trong tôi là
nhà thơ Bùi Minh Quốc và Trần Mạnh Hảo. Về sự nghiệp cũng như tài năng
của hai nghệ sĩ này đã được nhiều thế hệ học trò, cũng như các công
trình luận văn bậc đại học cho đến tiến sĩ phân tích đánh giá nhiều rồi.
Nhưng những bài thơ(chính luận) phản kháng, một cách công khai, khẳng
khái với những gì đang diễn ra trong cuộc sống đầy nhiễu nhương này của
Bùi Minh Quốc và Trần Mạnh Hảo, làm tôi xúc động mạnh.
Dù chênh nhau về tuổi tác, nhưng có thể nói BMQ và TMH đều sinh ra,
và trưởng thành trong chiến tranh. Nếu như BMQ xuất thân từ gia đình
tiểu tư sản, công chức thành thị, thì TMH có nguồn gốc gia đình thuần
nông ở Miền Bắc VN. Tài năng văn thơ hai ông, đều bộc lộ ngay từ thuở
thiếu thời. Năm tháng của tuổi trẻ, các ông đã trực tiếp cầm súng và cầm
viết. Có thể nói các ông là những người có công với chế độ. Nhưng sau
chiến tranh, hạnh kiểm hai ông được xếp vào dạng yếu kém, bị loại ra
khỏi hàng ngũ những người con ưu tú. Lịch sự như các cụ nhà ta bảo, đứt
gánh giữa đường. Bỗ bã của kẻ hàng nước, các bố bị tuột xích. Biên chế
nhà nước cũng mất, tức là cái dạ dầy của các bác cũng bị thiến luôn. Vậy
là bao công lao vào sinh ra tử của các bác đổ xuống sông xuống bể cả.
Thật là, chẳng cái dại nào giống cái dại nào. Cứ thẳng đường tiến “ vì
chủ nghĩa xã hội“ như khẩu hiệu trên trang nhất báo văn nghệ, không tốt
số như bác Điềm, bác Thỉnh, các bác cũng có chiếu giữa để ngồi. Đằng này
trên đầu của các bác chỉ còn Tổ Quốc và nhân dân, đi đứt là cái chắc
rồi.
Bùi Minh Quốc được cho là nhà thơ của tình yêu, nhưng thẻ thông hành
của ông đến với làng văn lại là một bài thơ cổ động Lên Miền Tây. Bài
thơ này nói lên( tâm trạng thật của BMQ) cái không khí sục sôi, cháy
bỏng của một thời tuổi trẻ. Họ bỏ sách vở, rời xa thành phố, theo tiếng
gọi của đảng, lên với Miền Tây, phá rừng khai hoang, làm kinh tế mới:
“ ..Ôi Miền Tây, ở miền xuôi sao nghe nói ngại ngùng
Mà lúc ra đi lửa trong lòng vẫn cháy
Tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy
Thì xa xôi biết mấy cũng lên đường
Sống ở thủ đô mà dạ để mười phương
Nghe khát vọng chất chồng mơ ước..“
Mà lúc ra đi lửa trong lòng vẫn cháy
Tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy
Thì xa xôi biết mấy cũng lên đường
Sống ở thủ đô mà dạ để mười phương
Nghe khát vọng chất chồng mơ ước..“
Có lẽ lúc đó, nhà thơ cũng không hiểu rằng, bài thơ này góp phần
không nhỏ cho một chính sách sai lầm, di dân phá rừng vô tổ chức của
đảng. Làm cho rừng đầu nguồn trơ trụi, thiên nhiên biến dạng, tạo nên
những cơn lũ quét kinh hoàng như chúng ta đã thấy. Hậu quả đó không chỉ ở
Tây Bắc mà những cánh rừng bạt ngàn Tây Nguyên hôm nay đã, đang đốt
phá, nham nhở và môi trường, thiên nhiên bị tàn phá nặng nề. Đà Lạt, nơi
nhà thơ đang sống, có lẽ tiếng thông reo sắp trở thành quá khứ.
Tôi yêu thơ Bùi Minh Quốc, vì ông chỉ viết khi con tim của ông rung
lên với những cảm xúc thật sự. Nghỉ chân dưới tán rừng già nơi hành quân
gian khổ ấy, khi đồng nghiệp, đồng đội của ông viết về những “ Đêm
Trường Sơn Nhớ Bác“ thì ông nhớ và viết về người vợ thân yêu (cũng là
nhà văn) vừa hy sinh. Tôi tin rằng, tình cảm lúc đó của BMQ rất thật,
khi ông viết:
“.. Để làm nên những buổi mai đầy nắng
Em bối rối và sững sờ đứng lặng
Vẻ đẹp này em chưa biết đặt tên
Thức dậy bao điều cao quí trong em
Thức dậy bao điều mới mẻ trong em
Nơi ngọn bút nghe cuộc đời thôi thúc
Và em gọi đó là hạnh phúc…“
Em bối rối và sững sờ đứng lặng
Vẻ đẹp này em chưa biết đặt tên
Thức dậy bao điều cao quí trong em
Thức dậy bao điều mới mẻ trong em
Nơi ngọn bút nghe cuộc đời thôi thúc
Và em gọi đó là hạnh phúc…“
Phải nói thẳng, tâm lý con người, khi xa nhà, việc đầu tiên phải nghĩ
đến là vợ con, bố mẹ, anh em và quê hương, nơi đó có bạn bè, xóm giềng.
Chỉ có kẻ điên, giữa rừng Trường Sơn âm u, lại nhớ đến người không
quen, chưa từng gặp, dù người đó là ai hoặc có là thánh nhân đi chăng
nữa. Điều này phi khoa học, trái với qui luật của tự nhiên. Với những
thơ văn định hướng, giả dối, nặng mùi tụng ca thế này, văn học nước nhà
bao giờ mới lớn lên được. Qủa không ngoa, có một nhà nghiên cứu nói
rằng, Viêt Nam muốn có giải văn học lớn, nên giải tán hội nhà văn đi, để
cho các nhà văn tự thân vận động. Và hãy để họ viết những gì họ đang
nghĩ. Những nước nhận được giải Nobel về văn học, vì họ có những ông bà
Thủ tướng, Tổng thống không bao giờ dám há mồm ra nói, lãnh đạo, định
hướng tư tưởng các nhà văn.
Kỳ đại hội nhà văn vừa rồi, không hiểu sao, những bài diễn văn, dạng
xã luận báo nhân dân, micro nghe cứ sang sảng làm nhức cả tai người
nghe. Ấy vậy mà đến lúc bác Bùi Minh Quốc và Trần Mạnh Hảo phát biểu là
cái micro giở chứng tắc tị, làm hai bác đứng như phỗng, tịt ngòi luôn.
Khùng lên, các bác đổ nghiến cho cái đại hội nhà văn là đại hội bịt
miệng. Dù Hữu Thỉnh có giải thích, do trục trặc kỹ thuật, sẽ nghiêm túc
kiểm điểm rút kinh nghiệm. Nhưng các bác lại cho đây là chủ trương của
Hữu Thỉnh và ban tổ chức. Nói như vậy có lẽ oan cho Hữu Thỉnh. Cùng đồng
đội, nhà văn với nhau, hơn nữa bác Thỉnh là đảng viên ưu tú, lẽ nào đê
tiện, bẩn thỉu đến như vậy?
Nghe nói, sau đó bác Quốc, bác Hảo tuyên bố giã từ đại hội bịt mồm,
giã từ hội viên của hội nhà văn. Mấy thằng chúng em ở bên này xin kiến
nghị, hai bác đừng tự vất bỏ cái danh hiệu cao sang này (cái thẻ này
nhiều thằng rất thèm. Cùng bất đắc dĩ, các bác cà thằng nào nhiều tiền,
hám danh, bán lấy tiền ăn chơi, dối già, vứt đi uổng lắm). Lần đại hội
tới các bác cứ việc tham dự và xung phong phát biểu. Chúng em đã bàn
nhau mua tặng hai bác cái micro và âmly. Phòng khi các bác đang phát
biểu, micro của bác Thỉnh, bác Thiều giở chứng như lần trước, các bác
chỉ việc rút micro này ra, bấm và tiếp tục đăng đàn như thường… Chắc các
bác cũng biết, loa và âmly của thằng Đức, tốt nhất thế giới, nhỏ như
cái camera thôi nhưng cũng đủ cả hội trường nghe rõ ràng. Dẫu biết rằng,
ý kiến của các bác cũng như đàn gảy tai trâu, nước đổ đầu vịt mà thôi,
nhưng nó sẽ thoát được cái ấm ức dồn nén lâu ngày ở trong người. Chúng
em ở bên này được nghe cũng mát lòng, mát ruột. Chứ để lâu ngày dồn nén,
đóng cục xộc huyết áp lên đỉnh đầu thì chí nguy.
Nếu như thơ tình của Bùi Minh Quốc, nhẹ nhàng, đằm thắm bao nhiêu thì
những bài thơ (chính luận) phản kháng của ông hùng hồn, sắc mạnh bấy
nhiêu. Nó như nhát dao chọc thẳng vào những cái ung nhọt của xã hội. Nó
hơn cả những bản án đập vào mặt bọn cường quyền:
“…Chúng nó nhậu từng cánh rừng dải núi
Từng khoảng trời miệt đất lòng khơi
Nhậu tất cả từ Vua Hùng để lại
Nhậu đến nàng Tô Thị hóa thành vôi
Chúng nó nhậu trên thân em trinh bạch
Trên lưng mẹ già còm cõi một đời bom..“
Từng khoảng trời miệt đất lòng khơi
Nhậu tất cả từ Vua Hùng để lại
Nhậu đến nàng Tô Thị hóa thành vôi
Chúng nó nhậu trên thân em trinh bạch
Trên lưng mẹ già còm cõi một đời bom..“
Có thể nói thơ của BMQ sù sì, hiên ngang, chính trực như chính con
người ông. Với ông, Tổ Quốc và nhân dân là tất cả. Ông đau với cái đau
của nhân dân, của đất nước. Và đây là cái đau về cả thể xác lẫn tâm hồn
trong một lần ông bị hỏi cung, thẩm vấn. Trong cái nghẹn ngào uất hận
ấy, thơ của ông vọt ra, nấc lên trong màn đêm của ngục tối:
“ Tổ Quốc hỡi tình chi đau đớn vậy
Con yêu người ngục tối một trời xanh
Ôi! Tổ Quốc trong tay quỷ dữ
Tiếng hát tự do uất nghẹn khắp thân mình..”
Con yêu người ngục tối một trời xanh
Ôi! Tổ Quốc trong tay quỷ dữ
Tiếng hát tự do uất nghẹn khắp thân mình..”
Nếu như “Lên Miền Tây” là bản hoan ca vào đời của BMQ thì bài thơ “
Cay Đắng Thay” là tiếng thán ca đầy chua xót hôm nay của ông. Bài thơ
rất ngắn, đơn giản, nhưng hay nhất của BMQ viết về đề tài chính trị xã
hội. Ông dùng thủ pháp ẩn dụ, thông qua hình tượng cỗ máy, để bóc trần
bộ mặt giả dối của kẻ cầm quyền. Qua đó bật lên sự cay đắng, chán chường
của ông, thế hệ ông, cũng như thế hệ trước và sau ông. Tôi cho rằng,
bài thơ này như một lời thú nhận, tổng kết lại cả cuộc đời, sự nghiệp
văn thơ của ông từ ngày theo đảng. Có lẽ không riêng tôi, có rất nhiều,
rất nhiều người, cảm phục cái yêu như điên cuồng của BMQ, nhưng dám rũ
bỏ, tranh đấu đến tận cùng, khi ông đã nhận ra bộ mặt thật của nó.
“Cái guồng máy nhục mạ con người
Mang bộ mặt hiền lành của kẻ cuốc đất
Ù lì quay
Quay
Thao thao bài đạo đức
Liệu có mấy ai còn ngây?
Cay đắng thay
Mỉa mai thay
Trọn tuổi xuân hiến dâng cuồng nhiệt
Lại đúc nên chính cỗ máy này.”
Mang bộ mặt hiền lành của kẻ cuốc đất
Ù lì quay
Quay
Thao thao bài đạo đức
Liệu có mấy ai còn ngây?
Cay đắng thay
Mỉa mai thay
Trọn tuổi xuân hiến dâng cuồng nhiệt
Lại đúc nên chính cỗ máy này.”
Có người ví nhà thơ Trần Mạnh Hảo như trái bom chùm, người không có
kỹ thuật, nghiệp vụ táy máy động vào, nổ liền tù tì ngay tức khắc. Thật
ra người Việt mình ngại va chạm, dĩ hòa vi quí là chính. Nhất là trong
giới văn nghệ, đã có ban tư tưởng dẫn dắt, định hướng, nên những bài phê
bình thường chung chung, khen, chê mỗi thứ một chút. Vô thưởng vô phạt
như vậy bác nào cũng vui vẻ cả. Trong cái không khí thiu thiu, gà gật
như vậy, lại nảy lòi ra cái bác Trần Mạnh Hảo mang bom dội vào, chạm
phải vía, nhiều bác nhảy cẫng lên. Điềm đạm, vui là chính như
trannhuong.com cũng phải khảng định, nhà thơ Trần Mạnh Hảo là người
thỉnh thoảng tạo nên sóng gió trên văn đàn. Nhưng không riêng tôi, có
nhiều người lại khoái cách viết rạch ròi, và đi đến tận cùng sự thật này
của TMH. Mà không hiểu, già mõ ra rồi, sức lực ở đâu, ngày, vài ngày
bác lại bắn ra một bài. Chưa nói đến đến những kiến thức, suy nghĩ lập
luận của bài viết, chỉ cần ngồi gõ lọc cọc ngần ấy con chữ trên máy
tính, sức giai tơ chưa chắc đã kham nổi. Em bái phục bác.
Bác Hảo cũng kỳ quặc, sao không nhằm mấy ông nhà thơ đang xuống, hấp
hối, về chiều, thuận đà đấm đạp, cho tịt luôn. Bác lại cả gan lôi mớ
bòng bong (được gọi là thơ) của Nguyễn Quang Thiều, quan lộ đang lên,
được nhiều tổ chức tung hô, ra chọc ngoáy. Đường đường là phó chủ tịch
hội nhà văn VN, bị bác Hảo chê, là trường phái thơ tân con cóc, bác
Thiều chịu thế chó nào được. Thật là chẳng khác gì sát ớt vào đít nhau.
Nhảy cẫng lên thấy kỳ, lý luận với bác Hảo cảm thấy không xong, bác
Thiều đành phải chửi độc, theo kiểu mẹ con chị dân quân vùng biển Nam
Định, được phong anh hùng bắn rơi máy bay Mỹ, mỗi khi nhà bị mất cắp gà.
Quả thật, trong cái mớ chữ lộn xộn này, nếu không thấy tên tác giả
Nguyễn Quang Thiều, tôi lại tưởng của người bị bệnh tâm thần, chập cheng
viết ra. Ngay cái tựa đề – Sự Mất Ngủ Của Lửa- của mớ chữ này, được coi
là hay nhất của Nguyễn Quang Thiều, nó cũng tù mù ngữ nghĩa, tối như
đêm ba mươi vậy. Tôi đã đọc Nguyễn Quang Thiều, nhiều bài tôi phải bỏ
giữa chừng. Không hiểu sao mỗi lần đọc bài được gọi là thơ của bác
Thiều, tôi lại nhớ đến mấy câu(vè) nói về tình trạng thơ hiện nay, vô
cùng tục và bậy (trong bài Trò Chuyện Với Hoa Thủy Tiên) của nhà văn
Nguyễn Huy Thiệp. Tôi chỉ dám trích ra đây có một câu, “.. Vợ tôi nửa
dại nửa khôn/ Hôm nay lại bảo: Dí L.. vào thơ..”
Nhắc đến bác Nguyễn Quang Thiều, làm tôi nhớ đến bài viết của mình,
đăng trên báo văn nghệ của hội nhà văn VN (thứ bảy ngày 13/10/2001). Bài
viết hai ý, một về nhà văn Hữu Ước, sau khi đi thăm Nga về, ông có viết
một bài ký về cuộc sống người Việt trên đất Nga, được đăng nhiều kỳ
trên báo văn nghệ. Mấy ông bạn rượu, từ Nga sang Đức tị nạn đọc, bảo Hữu
Ước cỡi ngựa xem hoa, viết không đúng. Thấy giọng văn thông tấn, chẳng
có tí tẹo văn học nào ở trong đó, đăng báo ngành đúng hơn, nên tôi đề
nghị báo văn nghệ xem lại. Phần này bị bác Hữu Thỉnh thiến mất. Chỉ còn
phần viết về, bài viết của nhà thơ Trần Đăng Khoa, sau khi đi Mỹ cùng
với Nguyễn Quang Thiều. Nhưng bác Thỉnh lại biến tên bác Khoa thành ông
X, bác Thiều thành ông Y, đọc lên như phương trình toán học vậy. (Không
hiểu sao chúng ta cứ hay phải giấu giấu, diếm diếm cái tên do cha mẹ đặt
cho như vậy, đó là việc làm không đàng hoàng. Khi tranh luận, các bác
hay lủi vào bóng tối, có bác núp cả vào những con số, cứ như điệp viên
007, nghĩ mà thấy kinh. Thật ra vì hoàn cảnh, hay lý do nào đó các nhà
thơ, nhà văn buộc phải lấy bút danh. Chứ tôi ít thấy ông nào lấy bút
danh mà có văn hay. Tên đã giả làm sao có văn thật được)
Trong bài bác Khoa bốc thơm bác Thiều nói tiếng Anh nghe như người Mỹ. Không biết đây là câu khen đểu, hay khen thật của bác Khoa. Đã du học ở Tây, chắc bác Khoa cũng thừa biết, tiếng Việt ta đơn âm, tiếng Tây âm kép do vậy, chỉ có các cháu sinh đẻ, hoặc từ nhỏ học ở Tây mới phát âm như Tây. Còn dạng sang Cu Ba học tiếng Tây như bác Thiều, chỉ là giọng Tây rau muống mà thôi.
Nhìn lại một cách hệ thống, thơ văn của Trần Mạnh Hảo trải qua gần nửa thế kỷ, ngoài những bài thơ về tình yêu, thiên nhiên đất nước, mảng viết về đề tài xã hội của ông rất quan trọng. Thơ ông gắn chặt thân phận con người và những thăng trầm của xã hội. Sau ngày hòa bình(30-4-75) ông đã chợt nhận ra, đất nước liền một dải, nhưng lòng người đã phân ly. Nhìn dòng người vượt biên đang chết đuối trên biển, con tim ông rung lên cùng cây viết. Bài Cho Một Nhà Văn Nằm Xuống, là một bài thơ hay, xúc động nhất của TMH viết nỗi đau của đồng loại, khi xã hội ngoảnh mặt quay lưng. Đây là đề tài cấm kỵ, nhạy cảm, vô cùng nguy hiểm của những năm đầu thập niên tám mươi, Trần Mạnh Hảo là một trong số rất ít các nhà văn dám viết:
Trong bài bác Khoa bốc thơm bác Thiều nói tiếng Anh nghe như người Mỹ. Không biết đây là câu khen đểu, hay khen thật của bác Khoa. Đã du học ở Tây, chắc bác Khoa cũng thừa biết, tiếng Việt ta đơn âm, tiếng Tây âm kép do vậy, chỉ có các cháu sinh đẻ, hoặc từ nhỏ học ở Tây mới phát âm như Tây. Còn dạng sang Cu Ba học tiếng Tây như bác Thiều, chỉ là giọng Tây rau muống mà thôi.
Nhìn lại một cách hệ thống, thơ văn của Trần Mạnh Hảo trải qua gần nửa thế kỷ, ngoài những bài thơ về tình yêu, thiên nhiên đất nước, mảng viết về đề tài xã hội của ông rất quan trọng. Thơ ông gắn chặt thân phận con người và những thăng trầm của xã hội. Sau ngày hòa bình(30-4-75) ông đã chợt nhận ra, đất nước liền một dải, nhưng lòng người đã phân ly. Nhìn dòng người vượt biên đang chết đuối trên biển, con tim ông rung lên cùng cây viết. Bài Cho Một Nhà Văn Nằm Xuống, là một bài thơ hay, xúc động nhất của TMH viết nỗi đau của đồng loại, khi xã hội ngoảnh mặt quay lưng. Đây là đề tài cấm kỵ, nhạy cảm, vô cùng nguy hiểm của những năm đầu thập niên tám mươi, Trần Mạnh Hảo là một trong số rất ít các nhà văn dám viết:
“…Bãi biển Vũng Tầu đầy những xác chết trôi
Những người Viêt Nam vượt biên chết chìm trên biển
Những em bé
Những người đàn ông
Những người đàn bà
Chết rồi còn giơ tay cầu cứu
Chết rồi còn quờ tay tìm lối thoát
Đâu nhà văn, đâu người cầm bút
Sao nỡ để nhân vật của mình
Chết trôi chết dạt
Biển ơi! Nỡ vô tình
Như ngàn trang sách
Những tay sóng kia, sao không vuốt mắt
Cho những nhân vật của chúng ta?…”
Những người Viêt Nam vượt biên chết chìm trên biển
Những em bé
Những người đàn ông
Những người đàn bà
Chết rồi còn giơ tay cầu cứu
Chết rồi còn quờ tay tìm lối thoát
Đâu nhà văn, đâu người cầm bút
Sao nỡ để nhân vật của mình
Chết trôi chết dạt
Biển ơi! Nỡ vô tình
Như ngàn trang sách
Những tay sóng kia, sao không vuốt mắt
Cho những nhân vật của chúng ta?…”
Và đây là một câu hỏi, và lời tự trách, hay một bản án dành cho mỗi
con người và xã hội này. Một xã hội vô trách nhiệm, giả dối, thiếu tình
người.
“…Biển không nhận
Bờ không nhận
Những trang sách không nhận
Không ai nhận những con người
Ở thời đại mình đang sống?..”
Bờ không nhận
Những trang sách không nhận
Không ai nhận những con người
Ở thời đại mình đang sống?..”
Có lẽ là người sinh ra và lớn lên từ biển, nên Trần Mạnh Hảo hiểu,
yêu biển hơn ai hết. Bài nào viết về biển của ông cũng hay, trong thơ
như có ngàn ngọn lửa hun đúc từ linh hồn, khí phách ngàn đời của cha
ông. Nếu Tổ Quốc Tôi Không Còn Biển là một trong những bài thơ khí phách
cao độ nhất, mỗi khi biển, “Tổ Quốc nguy nan/mỗi người Viêt Nam/ hóa
thành cọc nhọn” đâm nát quân thù:
“…Nếu Tổ Quốc không còn biển
Dân tộc tôi sẽ chết đuối trên bờ
Chết đuối trên cao nguyên
Chết đuối trong bùn boxit
Dân tộc tôi sẽ chết đuối trên bờ
Chết đuối trên cao nguyên
Chết đuối trong bùn boxit
Tổ Quốc không chịu chết
Biển Đông gầm hóa Bạch Đằng Giang”
Biển Đông gầm hóa Bạch Đằng Giang”
Trên đây là một vài cảm nhận về linh hồn, khí phách trong thi ca của
hai nhà thơ mà tôi yêu thích, Bùi Minh Quốc và Trần Mạnh Hảo. Nếu bác
nào thích, đồng cảm cứ cho thằng em một lời khen. Bác nào không thích
xin cứ việc chửi, nhưng xin các bác đừng chửi độc địa như Nguyễn Quang
Thiều chửi nhà thơ Trần Mạnh Hảo.
Đức Quốc ngày 26-6-2012
Đỗ Trường
Đỗ Trường