Thái Hiền
Lịch sử nhân loại đã và sẽ còn nhắc mãi đến những cuộc thí điểm “khủng” trong thập niên đầu thế kỷ 21 - tưởng như là chuyện hoang đường chỉ có trong tiểu thuyết viễn tưởng, nhưng lại là câu chuyện có thật ở quy mô Quốc gia và các Tập đoàn kinh tế.
Thí điểm hay thử nghiệm là một bước làm cần thiết trước khi đưa ra kết luận có hay không nên áp dụng đối với những vấn đề chưa có trong tiền lệ hoặc chưa được thực tế kiểm chứng. Thông thường để một đề án khoa học, một giải pháp kỹ thuật hay một chính sách kinh tế xã hội đang trong thời kỳ thai nghén thì người ta tiến hành thí điểm trước khi đi đến kết luận cuối cùng. Công việc thí điểm thường được thực hiện trong phòng thí nghiệm, xưởng thực nghiệm (đối với các vấn đề khoa học, công nghệ) hoặc tại một khu vực, một đơn vị kinh tế, trong một cộng đồng, một nhóm người (đối với các vấn đề kinh tế xã hội).
Để giảm bớt chi phí, ban đầu người ta chỉ thực hiện thí điểm trong một phạm vi hẹp và nếu có thể sẽ nâng dần phạm vi, quy mô… để bổ xung luận cứ trước khi quyết định tính khả thi và khả năng áp dụng.
Thời gian thực hiện thí điểm tuỳ thuộc vào vấn đề cần giải quyết, tuy nhiên cũng không thể kéo dài tới cả chục năm, vì trong thế giới hiện đại, mọi thay đổi xảy ra hàng ngày thì ngay cả kết quả thí điểm được coi là khả thi ở thời điểm bắt đầu cũng có thể là không phù hợp ở thời điểm kết thúc.
Thời gian thực hiện thí điểm tuỳ thuộc vào vấn đề cần giải quyết, tuy nhiên cũng không thể kéo dài tới cả chục năm, vì trong thế giới hiện đại, mọi thay đổi xảy ra hàng ngày thì ngay cả kết quả thí điểm được coi là khả thi ở thời điểm bắt đầu cũng có thể là không phù hợp ở thời điểm kết thúc.
Một nguyên tắc cơ bản, đơn giản như một tất yếu không thể khác được của công việc “thí điểm” không ngờ lại bị vi phạm tới mức khó hiểu. Lại càng khó lý giải hơn cho những cuộc “siêu thí điểm” được thực hiện ngay trong thời đại văn minh của thế giới kỹ thuật số và thông tin đa chiều như ngày nay.
Đứng hàng đầu các vụ thí điểm “khủng” đó có thể kể đến là:
1. Cuộc phóng thử tên lửa mang vệ tinh của Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên ngày 13/4/2012 với kết quả thất bại và mang theo 850 triệu USD (khoảng 5% GDP của Quốc gia 25 triệu dân) xuống biển Hoàng Hải.
Thất bại của cuộc thử nghiệm hạt nhân nói riêng và những cuộc thử nghiệm khoa học nói chung là chuyện bình thường. Đã gọi là thử nghiệm hay thí điểm thì người ta luôn tính đến khả năng thành công lẫn rủi ro có thể là 50/50. Ngay Quốc gia hạt nhân số một thế giới là Hoa kỳ cũng đã từng thất bại và thậm chí tốn kém hơn thế nhiều. Cái đáng “khâm phục” của cuộc thử này là ở chỗ: là một quốc gia đang ở “tốp nghèo nhất thế giới” (tổng thu nhập quốc nội ước tính khoảng 20 tỷ USD); người dân đang bị đói (thậm chí chết đói) và thế giới đang phải khẩn cấp viện trợ lương thực cứu đói thường xuyên, mà vẫn dám đưa ra một quyết định “khủng” đến thế. Với số tiền 850 triệu USD, người dân Triều tiên có thể đủ mua gạo ăn trong hai năm không phải lo trồng trọt. Tác giả của vụ bắn thử “khủng” đó không ai khác ngoài đồng chí Ấu Chúa Kim Jong-Un, 28 tuổi, Lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Triều tiên, ngườì bạn lớn và là người đồng chí thân thiết của các đồng chí Việt Nam.
2. Danh sách tiếp theo phải kể đến là Chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn Vinashin : Đồng chí Phạm thanh Bình 55 tuổi.
Để thí điểm, đồng chí “Thái tử” Bình đã chi 1.400 tỷ VND mua con tàu Hoa sen chạy thử chơi trong khi toàn bộ vốn chủ sở hữu chỉ có 5.900 tỷ. Nghĩa là “Thái tử” Bình đã sài tới 25% vốn chủ sở hữu cho vụ thí điểm này (theo kế hoạch – nếu không bị vỡ lở và ngừng lại - dự kiến sẽ mua đủ 3 cặp tàu tức 6 chiếc như thế). Nghĩa là Phạm thanh Bình định dốc toàn bộ vốn chủ sở hữu thậm chí phải vay thêm để thí điểm. Chả thế mà tập đoàn Vinashin do đồng chí “Thái tử” - Thuyền trưởng Phạm thanh Bình chèo lái đã vay và tiêu tán của dân tới 96.000 tỷ VND - tương đương 5% GDP của Quốc gia hơn 80 triệu người.
Theo GS TS Nguyễn minh Thuyết, Đại biểu Quốc Hội thì “với số tiền đó, toàn thể nhân dân tỉnh Lạng Sơn không ăn, không mặc, tiết kiệm trong vòng 100 năm mới có được”. Riêng vụ này đồng chí “Thái tử” Bình chơi còn sang hơn cả đồng chí Ấu chúa Kim Jong – Un, vì dù sao Ấu chúa cũng là Vua của một nước, còn “Thái tử” Bình chỉ là Chủ tịch một Tập đoàn.
3. Một vụ “khủng” và đạt Kỷ lục nhất trong mọi kỷ lục phải kể đến là “siêu thí điểm” có tên goi “thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế Việt nam”. So với hai vụ trên thì vụ này có tầm vóc lớn hơn rất nhiều, “hoành tráng” hơn rất nhiều về mọi phương diện:
- Vụ Thí điểm “khủng” này đã một lúc thực hiện không phải trên một “mẫu thử” mà áp dụng thử ngay “12 mẫu” tại 12 tập Đoàn.
- Thời gian thí điểm mô hình đã kéo dài gần 8 năm (từ 2006) và hiện vẫn đang tiếp tục được “cắt dán”, “gọt đẽo” và được “mã hoá” dưới cái tên chung gọi là “tái cơ cấu”, mà chưa biết đến hồi nào mới kết thúc cuộc chơi.
- Vụ thí điểm này đã ngốn hết khoảng 50% GDP và huy động hơn 6 triệu lao động có tay nghề, được đào tạo.
- Vụ thí điểm này được tiến hành trên phạm vi toàn quốc chứ không dừng lại ở một địa phương nào.
Hiện nay theo báo cáo mới nhất của Bộ tài chính trình Chính phủ thì chỉ riêng dư nợ của 12 tập đoàn kinh tế Nhà nước đã lên đến 218.738 tỷ VND (trên thục tế, con số có thể còn lớn hơn nhiều)
Ngoài những tổn thất về thời gian, công sức và tài chính, cuộc “thí điểm khủng” này còn mất mát, hủy hoại rất lớn về con người và xã hội.
- Hàng chục ngàn lao động mất việc làm, ảnh hưởng đến an sinh xã hội.
- Nợ trong nước, nợ quốc tế dẫn đến trốn nợ, xù nợ làm mất đi hình ảnh và vị thế Việt nam trong môi trường đầu tư và kinh doanh Quốc tế.
- Cuộc thí điểm “khủng” này đã tạo ra kẽ hở cho rất nhiều người lương thiện bỗng trở thành tội phạm. Trong số đó, chỉ riêng với những cán bộ cấp cao đã bị bắt, bị truy tố, khởi tố cũng tới vài chục người (Vinashin 11 đồng chí, Vinaline cũng khoảng 10 đồng chí). Có 3 đồng chí đang bị truy nã Quốc tế (gần đây nhất là đồng chí Dương chí Dũng – Cục trưởng Cục Hàng Hải, Nguyên là Chủ tịch HĐTV Vinaline). Ngoài ra còn rất nhiều đồng chí nhỏ hơn không thể kể ra hết đã bị bắt giam, kết tội. Đấy là chưa kể đến những đồng chí “chưa bị lộ”.
Một điều cần lưu ý ở đây là: ông Dương chí Dũng, sau khi gây án đã bỏ trốn, đang bị truy nã, thế mà Bộ trưởng Đinh la Thăng hồn nhiên giải thích “việc bổ nhiệm ông Dương chí Dũng hoàn toàn đúng theo quy trình”. Thế mới “bỏ mẹ” chứ! Nếu làm đúng quy trình mà kết quả lại đẻ ra một một con sâu to thế thì có lẽ cái “quy trình” đó sai rồi. Và quy trình sai thì không chỉ có một con sâu Dũng mà chắc chắn còn rất nhiều con sâu khác cũng được chui ra từ cái “quy trình” đó; và, cả Bộ Trưởng Đinh la Thăng cũng vừa từ cái “quy trình” đó mà ra (thế mới “bỏ mẹ” chứ!). Thật là một cách giải thích rất tuỳ tiện, thiếu trách nhiệm, nếu không nói là còn phản tác dụng. Cách giải thích như thế càng làm người dân đặt câu hỏi vào những đồng chí đã được bổ nhiệm, giữ chức hiện nay. Trả lời như thế thì ai chẳng làm Bộ trưởng được?: miễn là biết đọc, biết ký, cứ theo đúng quy trình mà chơi, sai thì đã có “thằng” quy trình chịu. (Kinh quá!)
Trong 3 điển hình “thí điểm khủng” nêu trên thì hai vụ đầu đã có tác giả, riêng vụ “siêu thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế” thì chưa có đồng chí nào đứng ra lãnh trách nhiệm. Ở nhiều quốc gia khác, ngay cả những vụ thảm sát hoặc khủng bố, cũng có các tổ chức tội phạm đứng ra lãnh trách nhiệm. ít ra đấy cũng là cách chơi hảo hán.
Nhưng thôi, đối với các cá nhân thì đó chỉ là chuyện nhỏ. Mấy chục đồng chí bị lộ thì đã bị kết án, tạm giam, truy nã… Với Ấu chúa Kim Jong - Un thì cũng sẽ có lúc người dân Triều tiên xem lại quy trình bổ nhiệm đồng chí. Tác giả của “siêu thí điểm Tập đoàn kinh tế” rồi cũng sẽ có ngày lộ danh tính. Nhưng cái đó cũng chẳng có mấy ý nghĩa. Họ có thể bị tù, bị truy tố thậm chí bị tử hình, nhưng rồi mọi chuyện cũng sẽ thuộc về cá nhân và bị lãng quên. Cái còn lại đau đớn nhất, lịch sử còn nhắc đến và tương lai còn phải gánh chịu - đó chính là cái giá mà nhân dân Việt nam và nhân dân Triều tiên đã, đang và sẽ phải trả.
Nhưng thôi, đối với các cá nhân thì đó chỉ là chuyện nhỏ. Mấy chục đồng chí bị lộ thì đã bị kết án, tạm giam, truy nã… Với Ấu chúa Kim Jong - Un thì cũng sẽ có lúc người dân Triều tiên xem lại quy trình bổ nhiệm đồng chí. Tác giả của “siêu thí điểm Tập đoàn kinh tế” rồi cũng sẽ có ngày lộ danh tính. Nhưng cái đó cũng chẳng có mấy ý nghĩa. Họ có thể bị tù, bị truy tố thậm chí bị tử hình, nhưng rồi mọi chuyện cũng sẽ thuộc về cá nhân và bị lãng quên. Cái còn lại đau đớn nhất, lịch sử còn nhắc đến và tương lai còn phải gánh chịu - đó chính là cái giá mà nhân dân Việt nam và nhân dân Triều tiên đã, đang và sẽ phải trả.
Những người nông dân một nắng hai sương chắt chiu, nhặt nhạnh từng hạt thóc, củ khoai, mò cua, bắt ốc để xuất khẩu được ít tiền, thì những ông Thái tử con Giời vung tay chơi ngông đổ ra sông ra biển hàng triệu tấn lương thực trong chốc lát.
Có lẽ nhân dân cũng chẳng muốn đánh đổi việc ngồi xem vài chục thậm chí vài trăm đồng chí đó vào tù hay bị tử hình, để lấy cái gánh nợ của cả đời mình và còn kéo dài sang đời con, đời cháu phải trả.
Cuộc chơi dù sao cũng đã rồi. Tiền đã mất, tật đã mang. Đánh giá lại hay tổng kết là cần nhưng cũng chỉ thêm đau lòng. Cái cần làm hơn lúc này là càng sớm càng tốt ngăn chặn những cuộc chơi “đốt tiền nấu cháo” tiếp theo của các Thái tử con Giời và quan trọng nhất là phải:
Cuộc chơi dù sao cũng đã rồi. Tiền đã mất, tật đã mang. Đánh giá lại hay tổng kết là cần nhưng cũng chỉ thêm đau lòng. Cái cần làm hơn lúc này là càng sớm càng tốt ngăn chặn những cuộc chơi “đốt tiền nấu cháo” tiếp theo của các Thái tử con Giời và quan trọng nhất là phải:
1. Xem xét lại cái “Quy trình bổ nhiệm” hiện nay sai ở chỗ nào; lập ra một quy trình mới để trên cơ sở này tìm ra được những con người có đức, có tài chứ không phải là những con sâu hay con lợn.
2. Rà soát lại tất cả những đồng chí đã được bổ nhiệm thông qua cái “quy trình” cũ để sớm phát hiện những con sâu hay con lợn lẫn trong số đó, tránh những tổn thất, mất mát lớn hơn trong tương lai.