Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

Những người rảnh rang "làm việc nước"

Cứ ngỡ VN có nhiều người không có công ăn việc làm tối ngày ngồi xem báo, uống café, hoá ra không phải, họ là nhân viên của đảng và nhà nước, làm viêc rất ít tốn sức lao động, nhưng lại bảo vệ người dân rất chặt chẽ trong một xứ sở mà luôn được nhà nước tự đánh giá là xã hội ổn định.  Phải nói là dân Sàigòn rất giàu có mới nuôi nổi một hệ thống an ninh cho chính họ "xuất sắc" như thế.
Trong khi ở ngoài Trung đồng bào thì mất thuyền, bị giết vì Tầu cộng, thì sức lực thanh niên bị "lãng phí" bảo vệ cho nhân dân Sàigòn?  Đồng bào miền Trung đúng là nghèo còn gặp phải cái eo, không có tiền nuôi nổi một tầng lớp ngồi đầu đường xó chợ bảo vệ cho chính họ, thì nói chi ra tới biển khơi bảo vệ cho họ.  Âu cũng là cái nghèo.  Chẳng trách họ di cư hết cả vào Sàigòn. 



Hình 1: Công an che mặt:
Hình chụp lúc 21.30 ngày 4/2/2012, tức ngày 13 Tết Nhâm Thìn, tại trước cửa ngôi nhà số 430 Nguyễn Kiệm - P.3 - Q.Phú Nhuận. Ngôi nhà là nơi rửa xe, bán báo và bán hàng tạp hóa.
Nơi đây, suốt gần 8 năm qua, kể từ tháng 8 năm 2004 đến nay luôn luôn có công an Sài Gòn ngồi lập chốt, canh chừng kỹ sư Đỗ Nam Hải, tại nhà số 441 Nguyễn Kiệm – P.9 – Q. Phú Nhuận – Sài Gòn. Họ thường đi 3 người, với 2 xe gắn máy. Mỗi khi kỹ sư Đỗ Nam Hải đi đâu thì họ liền bám theo như hình với bóng, rồi gọi điện thoại í a, í ới.

Khi kỹ sư Đỗ Nam Hải từ nhà mình, phía đối diện băng qua đường để chụp hình thì viên công an mặc thường phục vội vàng cầm chiếc ghế đang ngồi đưa lên che mặt. Có lẽ đây là hình ảnh của một “chiến sỹ công an nhân dân Việt Nam đang đêm ngày tận tụy canh giữ sự bình yên cho nhân dân” chăng?

Hình 2: Công an canh gác:
Hình chụp toàn cảnh ngôi nhà số 430 Nguyễn Kiệm, lúc 6 giờ 30 phút sáng ngày 5/2/2012. Trong hình chụp có 2 người là cô bán báo và một “chiến sỹ an ninh nhân dân” khác đang ngồi vắt chân lên cửa sắt.

 (E.M.)

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"