Nhắc lại những bài học về “đất nước chỉ toàn sỏi đá và núi lửa” mà
mỗi học sinh Nhật Bản từ bé dạy đã được dạy dỗ, Phó chủ tịch QH huỳnh
Ngọc Sơn thẳng thắn rằng SGK của chúng ta lại toàn dạy học sinh đất nước
ta rừng vàng biển bạc “định hướng ngay từ nhỏ sau này chỉ cần bán tài
nguyên đi mà ăn thôi”.
“20% chi cho nhà trường là quy định từ cách đây 20 năm, thời phấn
trắng bảng đen. Nhưng giờ đây không chỉ có phấn và bảng”- Bộ trưởng Phạm
Vũ Luận than vãn về vấn đề kinh phí cho giáo dục. Trong khi đó, chủ
nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý lại cho rằng tài chính cho giáo dục
không ít. Vấn đề là thiếu niềm tin vào xã hội khiến nguồn lực này chảy
ra nước ngoài.
Không ai lo nồi cơm chung thì làm sao xã hội có Thánh Gióng
Phát biểu trong phiên thảo luận Cáo cáo Giám sát việc thực hiện chính
sách, pháp luật về bảo đảm chất lượng và chương trình, sách giáo khoa
giáo dục phổ thông tại Ủy ban TVQH chiều qua 15.8, Bộ trưởng Phạm Vũ
Luận lý giải 20% ngân sách chi cho giáo dục bao gồm chi cả cho hệ thống
đào tạo, ở cả cả trường đảng, bồi dưỡng cán bộ, quốc phòng an ninh,
khiến khoản ngân sách dù cao “nhưng vẫn chưa đủ điều kiện để đảm bảo
các điều kiện tối thiểu: Kiên cố hóa trường học, chi thường xuyên của
nhà trường, nhà công vụ cho giáo viên…”. Bản thân quy định 20% chi cho nhà trường, theo Bộ trưởng, “là quy định từ cách đây 20 năm, thời phấn trắng bảng đen. Nhưng giờ đây không chỉ có phấn và bảng”.
Chủ nhiệm Ủy ban KHCN và Môi trường Phan Xuân Dũng hiến kế rằng đừng
chỉ trông vào nguồn lực nhà nước. Bởi theo ông, “trong khi chúng ta xót
xa 1-2 triệu đồng” thì nhiều công dân sẵn sàng bỏ ra 5-10 ngàn USD cho
con em đi trại hè ở nước ngoài. Vấn đề, theo ông Dũng, phải tìm cách thu
hút nguồn lực xã hội.
Là người đứng đầu cơ quan lập pháp về tài chính và ngân sách, Chủ
nhiệm Phùng Quốc Hiển “lưu ý” Bộ trưởng Luận rằng ngoài NSNN thì ngân
sách của các gia đình đang dành rất lớn cho việc học của con em mình.
Tổng ngân sách là không hề nhỏ. Nhưng vấn đề đặt ra là nếu tăng ngân
sách có nâng được chất lượng giáo dục? “Chính ngành Giáo dục cũng phải chiến thắng bản thân, phải vì lợi ích cộng đồng hơn là lợi ích của ngành”- ông Hiển nói.
Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Trương Thị Mai thì lien hệ giữa
Giáo dục và Y tế. Theo bà, trong ngành y tế, Chính phủ đã đưa ra chiến
lược để đến năm 2020, tiền chi từ túi người dân phải “thấp hơn 40%”. Còn
trong Giáo dục, nguồn lực cần được đảm bảo song song với việc phải phải
trả lời câu hỏi: Giờ túi tiền người dân trong giáo dục ra sao, có giảm
đi hay lại tăng lên.
Là Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, ông Phan Trung Lý khẳng định ngay tiền
danh cho giáo dục là không ít, thậm chí là nhiều. Nhưng theo ông Lý, do
thiếu niềm tin xã hội vào giáo dục khiến nguồn lực này bị phân tán. Nếu
không củng cố niềm tin, người dân vẫn sẽ lo cho con em ăn học, nhưng
tiền bỏ ra chưa chắc vào nền giáo dục. “Aii cũng lo cho nồi cơm của
mình. Nhưng không ai lo nồi cơm chung thì làm sao xã hội có Thánh Gióng
được”- Ông Lý thâm thúy.
Hiểu được chết luôn
Đặt thẳng câu hỏi “Chương trình SGK hiện nay đã đạt chưa?”, Chủ nhiệm
Ủy ban Pháp luật nhắc lại chuyện từ những khóa QH trước, GS Nguyễn Lân
Dũng đã nói rất nhiều về SGK. Trong khi đó “Chúng ta đang làm ngược, viết SGK trước rồi làm chương trình sau”.
Nhắc đến thời Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển trước Quốc hội “vừa trình
bày vừa lau mồ hôi”, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước nhắc nhở rằng
đã 3 thời bộ trưởng nhưng cuộc chiến (tranh luận) về SGK vẫn chưa dừng.
“Tôi đọc cả 2 báo cáo (Báo cáo giám sát và báo cáo của Bộ Giáo dục), Tôi
không hiểu nổi, nói như đồng bào gọi là hiểu được chết luôn đó. Giờ
phải trả lời tại sao các cuộc cải cách đó, tại sao các cuộc tranh luận
về SGK vẫn chưa hạ màn?”- chủ tịch Hội đồng dân tộc than vãn. Và ông kết
luận “Bức tranh chung về giáo dục thì được, nhưng SGK thì chưa xong”.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển liệt kê hàng
loạt cái thiếu của SGK: Thiếu hơi thở thời đại; Thiếu hơi thở của thực
tiễn. Thiếu tính hệ thống. Thiếu tính liên hoàn. Thiếu hẳn đi kiến thức
phổ thông. Thiếu những gì đơn giản nhất. Trong khi đó “Nhiều kiến thức
thậm chí mang tính bác học”.
Chủ nhiệm Hiển đưa ví dụ ở miền núi, học sinh đang được dạy salon kê
thế nào, ánh sáng chiếu làm sao trong khi các cháu chẳng biết cái salon
là gì. Hay học sinh trung học phổ thông được học vi phân, tích phân, rồi
đến bậc đại học lại học lại y nguyên. Hay câu chuyện chữ viết cải cách
rất nhiều, đổi chữ lien tục, nhưng chỉ dẫn tới lúng túng. Ông băn khoăn “Trước
chúng ta học phổ thông chỉ 9 năm thôi, học cái gì yêu cái đó, nhưng bây
giờ sao học sinh lại chán? Phải chăng chúng ta đang gây lãng phí thời
gian xã hội, gây áp lực cho cả học sinh lẫn giáo viên”.
Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn thì bắt đầu phát biểu bằng câu hỏi: “SGK có giáo dục về yêu nước, yêu chế độ không?”
Và ông tự trả lời “Không ai nói. Và SGK cũng không có”. Nhắc lại những
bài học về “đất nước chỉ toàn sỏi đá và núi lửa” mà mỗi học sinh Nhật
Bản từ bé dạy đã được dạy dỗ, ông thẳng thắn rằng SGK của chúng ta lại
toàn dạy học sinh đất nước ta rừng vàng biển bạc “định hướng ngay từ nhỏ sau này chỉ cần bán tài nguyên đi mà ăn thôi”.
Theo Blog Đào Tuấn