Dư luận [được chọn lọc bởi tòa soạn báo QĐND] phê phán tác giả Lê Hiếu Đằng: Kiến nghị lỗi thời, nhận thức sai lệch
Lời tòa soạn báo QĐND: Sau khi Báo Quân đội nhân dân đăng bài “ Đôi điều với tác giả "Viết trên giường bịnh” phân tích nhận thức sai trái trong bài viết của ông Lê Hiếu Đằng, đòi “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, cổ xúy cho “tiến trình dân chủ hóa” tại Việt Nam, phê phán Điều 4 Hiến pháp… đã có nhiều ý kiến bạn đọc trao đổi thêm về bài viết này. Chúng tôi xin trích giới thiệu một số ý kiến.
Thiếu tướng, TS Từ Ngọc Lương, Hiệu trưởng Trường Đại học Nguyễn Huệ:
Nhân dân Việt Nam không cần đa nguyên, đa đảng
Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 19-8 đăng bài “Đôi điều với tác giả “Viết trên giường bịnh”. Đọc bài báo trên và một số ý kiến của ông Đằng trên một vài trang mạng nước ngoài, tôi cho rằng ông Đằng “biết một mà chẳng biết hai, thấy cây mà không thấy rừng”. Ở đây, tôi chỉ trao đổi về vấn đề “đa nguyên, đa đảng” mà ông Đằng cho là “tất yếu sẽ xảy ra”.
Ông Đằng và thế hệ cùng trang lứa đã phải lăn lộn trong phong trào thanh niên, sinh viên đấu tranh với chế độ Mỹ-ngụy, đòi hòa bình, công lý, đến nỗi bị bọn chúng giam cầm. Bởi thế, những năm tháng bi thương, thống khổ của cả dân tộc dưới gót giày xâm lược, hẳn ông chưa thể quên. Cũng đúng dịp này 68 năm về trước, cả dân tộc Việt Nam ai cũng khắc ghi, chính Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo, tập hợp, dẫn dắt nhân dân ta vùng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, lập ra Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước dân chủ công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Thời điểm đó, ở Việt Nam đang tồn tại khá nhiều đảng phái, nhưng thử hỏi đảng nào đã đứng ra lãnh đạo quần chúng nhân dân lật đổ chế độ áp bức, đô hộ, xâm lăng? Chính là Đảng Cộng sản (đọc lại lịch sử trên mạng, đừng đọc lịch sử do đảng viết) . Và ngay từ ngày đó, những người dân Việt Nam chân chính đã tự biết mình cần đảng nào và tin theo, đi theo đảng nào.
Tiếp đó, trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ chống xâm lược để giành độc lập, tự do trọn vẹn, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo duy nhất đồng cam cộng khổ với toàn dân, cùng "nếm mật nằm gai", “vào sống ra chết” với nhân dân để giành được độc lập, tự do và cuộc sống yên bình cho nhân dân. Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, Đảng vẫn vững vàng chèo lái con thuyền cách mạng, cùng nhân dân vượt qua bao khó khăn để ổn định và phát triển đất nước vững chắc, từng bước bảo đảm tốt hơn, đầy đủ hơn nhu cầu vật chất, tinh thần ngày một cao của nhân dân. Điều này là sự thực hiển nhiên, được chính nhân dân ta và cả Liên hợp quốc ghi nhận.
Cá nhân tôi và đông đảo nhân dân hiểu rằng (Ai đã làm thống kê, đã có trưng cầu dân ý khi nào ?), sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam là lựa chọn đúng đắn, là ước nguyện của đại bộ phận nhân dân. Thực tế, việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cho thấy, hầu hết các ý kiến tán thành với Điều 4 của Dự thảo về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là bằng chứng sinh động khẳng định nhân dân Việt Nam không cần “đa nguyên, đa đảng”, trái hẳn với ý tưởng “đa nguyên, đa đảng” mà ông Đằng cổ xúy.
Được biết, ông Đằng đã có thời gian dài tham gia phong trào thanh niên, sinh viên và đã có hơn 45 năm tuổi Đảng; quá trình công tác nhiều năm ở Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh. Thiết tưởng, với những gì đã trải nghiệm, đã chứng kiến thì cho dù về nghỉ hưu, ông vẫn giữ được nét thanh cao, giữ được phẩm chất, lý tưởng và vẫn là một cán bộ hưu trí mẫu mực. Thế nhưng, sau những gì “viết trong những ngày nằm bịnh”, ông đã đánh mất tất cả. Thật đáng tiếc!
HOÀNG THÀNH (ghi)
Ông Đào Văn Luật, nguyên Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam phường 12 (quận 3, TP Hồ Chí Minh):
Đâu phải cứ nhiều đảng là có dân chủ
Trước đây, khi còn trên cương vị Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam phường 12, quận 3, tôi nhiều lần nghe ông Lê Hiếu Đằng phát biểu và cảm thấy ông ấy là một trí thức có trình độ, hiểu biết khá rộng. Tuy nhiên, khi đọc bài viết mới đây của ông, tôi rất đáng tiếc về những nhận thức lệch lạc của một người đã từng giữ cương vị lãnh đạo của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh. Kiến nghị đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập đối với thể chế chính trị nước ta không phải ông là người đầu tiên, nhưng kiến nghị này là không phù hợp với tình hình hiện tại của đất nước.
Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ khi thành lập, với bề dày kinh nghiệm (khủng bố?) và đường lối đúng đắn đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh bền bỉ, kiên trì giành độc lập, tự do cho dân tộc, thống nhất đất nước, từng bước đổi mới và phát triển, được nhân dân tin tưởng trao cho sứ mệnh cao cả là chính đảng duy nhất lãnh đạo đất nước. Nhìn rộng ra ở nhiều quốc gia khác trên thế giới, nhất là những năm gần đây, đã cho thấy một thể chế nhiều đảng phái đối lập chưa phải là cơ sở để bảo đảm dân chủ hơn, phát triển hơn. Ở một số nước, các đảng tranh giành quyền lực, dẫn đến tình hình đất nước rối ren, mất ổn định, không thể tập trung phát triển kinh tế, đời sống người dân khổ cực. Tôi nghĩ là, mỗi quốc gia, dân tộc đều có quyền chọn cho mình một con đường đi đúng đắn (lại nhân danh dân tộc), không nhất thiết phải bắt chước, sao chép mô hình của nước khác. Không ít người trước đây cũng đã kiến nghị đòi đa nguyên, đa đảng, nhưng trải qua thời gian, khi nhận thấy những bất ổn của hàng loạt quốc gia đa đảng trong những năm gần đây thì ngày càng thấy rõ, kiến nghị của mình là sai lầm, lệch lạc.
Khi nói về dân chủ, ông Đằng và một số người khác vẫn cho rằng, một quốc gia chỉ có một đảng thì sẽ không có dân chủ. Qua thực tiễn, chúng ta thấy không phải cứ có nhiều đảng là có dân chủ. Dân chủ là một quá trình (cỡ chừng vài trăm năm nữa ?), là mục tiêu phấn đấu, là một yếu tố cần thiết mỗi quốc gia đều nỗ lực hướng tới. Tuy nhiên, dân chủ đích thực phải dựa trên lợi ích của dân tộc, của nhân dân, ở đó quyền lợi của người dân cũng như của quốc gia, dân tộc được bảo đảm. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta cũng đang phấn đấu xây dựng một xã hội "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Cách tốt nhất để mỗi người thể hiện khát vọng dân chủ cho đất nước, cho nhân dân là chung tay, góp sức (bằng cách nào? khi đảng luôn lãnh đạo), đưa đất nước vượt qua khó khăn, thực hiện thành công mục tiêu đã đề ra. Xây dựng dân chủ ở nước ta còn những thiếu sót, yếu kém, chúng ta cũng đã nhận rõ và đang tìm cách khắc phục. Đảng và Nhà nước ta đang từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN ở nước ta. Tiếp thu ý kiến rộng rãi của nhân dân, Đảng (dân được đi bầu trực tiếp chưa?) , Nhà nước cùng với cả hệ thống chính trị đang tập trung sửa chữa, khắc phục những tồn tại, khiếm khuyết, trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích của quốc gia, dân tộc, lợi ích của nhân dân. Thay vì kêu gọi thành lập đảng phái đối lập với Đảng Cộng sản để được dân chủ hơn, tôi nghĩ ông nên hành động cụ thể, thiết thực để hiện thực hóa mục tiêu mà Đảng đã đề ra, vì lợi ích dân tộc và nhân dân.
SONG AN (ghi)
Thạc sĩ Phạm Văn Thiết (TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh):
"Giấc mơ giữa ban ngày"
Mới đây, xuất hiện “ý tưởng” thành lập một đảng mới được ông Lê Hiếu Đằng đưa ra trong một bài viết. Đây không phải là vấn đề mới, song chúng ta cần phải nhìn rõ sự thật, đánh giá đúng những gì tác giả đưa ra trong lúc “viết trên giường bịnh”. Trong bài viết này, tôi chỉ muốn trao đổi về vấn đề “đa đảng và dân chủ”.
Là những người hiểu cao, biết rộng (như ông Đằng tự nhận), chắc hẳn ông và nhiều học giả đều phải biết một sự thật: Đảng là một tổ chức chính trị của những người có chung một mục tiêu, lý tưởng, tồn tại trong một chế độ xã hội nhất định. Nét đặc trưng của thể chế chính trị tư sản trên thế giới hiện nay là đa đảng đối lập, xét về hình thức thì các đảng đều “tự do”, “bình đẳng” trong cuộc đấu tranh nghị trường và đều có cơ hội và khả năng trở thành đảng cầm quyền. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chỉ có các đảng lớn, có thế lực mới có khả năng chiến thắng và bao giờ cũng có một đảng cầm quyền, hoặc lãnh đạo. Chế độ đa đảng ở các nước, về thực chất đều dựa trên cơ sở nhất nguyên chính trị, tất cả các đảng khác đều nhằm phục vụ chế độ tư bản (thế nhưng toàn thế giới chỉ có mấy nước CS là có các đảng là phục vụ "cho nhân dân" và hầu hết là chết đói nghèo khổ).
Trên thực tế, dân chủ không phụ thuộc vào chế độ đa đảng, mà phụ thuộc vào bản chất của đảng cầm quyền. Ở Việt Nam, thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là bản chất, là quy luật hình thành, phát triển và tự hoàn thiện của Nhà nước Việt Nam XHCN do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thực hiện dân chủ ở Việt Nam không có cơ sở khách quan cho việc hình thành chế độ đa đảng đối lập ( Nghĩa là đừng có mơ đa đảng nhé)
Thực tiễn đã chứng minh, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn là người (áp đặt) đại diện chân chính duy nhất cho lợi ích và nguyện vọng của nhân dân trong cuộc đấu tranh bảo vệ quyền sống, quyền tự do, dân chủ và hạnh phúc. Hơn 80 năm thực hiện sứ mệnh lịch sử của dân tộc, những thời điểm vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức đã thể hiện bản lĩnh vững vàng và trách nhiệm lớn lao của Đảng đối với vận mệnh dân tộc (vâng dưới sự lãnh đạo của đảng, mà dân VN cứ tiếp tục bỏ nước ra đi, kể cả con cháu lãnh đạo). Giá trị “đích thực” của đa nguyên, đa đảng tự nó đã chứng minh cũng như thực tế đã kiểm nghiệm. Đa đảng đối lập ở Việt Nam, có đúng như các "nhà dân chủ" đã vẽ ra với mục đích "làm cho đất nước dân chủ hơn, phát triển hơn, đời sống nhân dân tốt đẹp hơn", hay kịch bản sẽ diễn ra như ở một số quốc gia gần đây mà người gánh chịu những hậu quả ấy, không ai khác chính là nhân dân. Những suy nghĩ “tâm huyết” của ông Đằng trong lúc “viết trên giường bịnh” có lẽ nhiều người sẽ hiểu. Tôi tin rằng, đó chỉ là thuật ngụy biện giả dối, là “giấc mơ giữa ban ngày” của ông mà thôi!
Đỗ Thị Kiều Phương, giảng viên Học viện Tài chính:
Không thể có tự do tuyệt đối!
Bất cứ nhà nước nào cũng phải có hệ thống luật pháp để quản lý xã hội hiệu quả nhất. Sự tồn tại của pháp luật trong một nhà nước tự nó đã là minh chứng cho khẳng định: “Không thể có tự do tuyệt đối!”.
Không thể phủ nhận rằng con người có quyền tự do, nhưng tự do của cá nhân này cũng liên quan tới tự do của cá nhân khác. Không ai có thể biện minh cho quyền tự do của mình khi dùng quyền ấy để ảnh hưởng tới quyền tự do của người khác. Nói cách khác, đòi hỏi quyền tự do tuyệt đối, nghĩa là sẽ có sự xâm phạm tới quyền tự do của người khác. Nếu ai cũng đòi quyền tự do ngôn luận theo kiểu thích nói gì thì nói, dẫn tới được “tự do” xúc phạm nhân phẩm người khác, “tự do” phao tin đồn nhảm, làm mất ổn định kinh tế, xã hội, thì hậu quả khôn lường. Nếu ai cũng đòi quyền được “tự do” sở hữu và sử dụng súng, thì chúng ta có được sống trong môi trường an ninh và chính trị ổn định như hiện nay không? (Đúng là tự do không có nghĩa là xâm phạm người khác, nhưng ở đây không ai bàn tới tự do xâm phạm kẻ khác, trí thức mà hiểu tự do như thế này thì rất nguy hiểm để giảng dạy người khác)
Khi đã là một công dân của một quốc gia, hay sinh sống và làm việc ở một quốc gia, thì phải tuân thủ pháp luật của quốc gia đó. Nhà nước và sự tồn tại của pháp luật chính là thước đo, là khuôn mẫu cho tự do của con người.
Bản thân tôi còn muốn nói rất nhiều về “tự do”, nhưng nếu tôi cứ “tự do” viết thì người khác đâu còn chỗ để bày tỏ ý kiến của mình? Vì vậy, tôi xin dừng ở đây để nhường quyền tự do bày tỏ ý kiến cho người khác…
Đảng viên Trần Ngọc Tiến, sinh viên Trường Đại học KHXH và NV TP Hồ Chí Minh:
Phát ngôn mang tính kích động
Trong bài viết, ông Lê Hiếu Đằng hô hào các đảng viên cộng sản hãy “xin ra tập thể” để thành lập một đảng mới đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam”. Là một đảng viên trẻ, tuổi Đảng của tôi chưa bằng 1/10 so với của ông, tôi rất bất ngờ trước lời lẽ của một vị cao tuổi Đảng như ông. Tôi mới được đứng trong hàng ngũ của Đảng nhưng tôi tin rằng, mình vào đảng là một lựa chọn đúng đắn. (Bạn vào đảng của bạn, nhưng không thể cấm người khác theo đảng của họ, đó mới là tôn trọng sự tư do, lý tưởng của người khác, khi họ không hành xử trái pháp luật hay xâm phạm người khác)
Thế hệ chúng tôi được học tập, được trang bị kiến thức, được hưởng những thành quả của cách mạng do thế hệ cha anh đã đổ bao máu xương mới giành lại được. Từ trong sâu thẳm tâm hồn, chúng tôi trân trọng và biết ơn những gì thuộc về lịch sử, về quá khứ hào hùng của dân tộc (phải, bạn có nghĩ là bạn được gíao dục định hướng theo lịch sử của đảng?). Đây chính là lẽ sống, là nét văn hóa mà mỗi người Việt Nam phải khắc ghi (Đây là một điều áp đặt lên người dân VN) Lớp trẻ chúng tôi dù không được tôi luyện trong đấu tranh gian khổ, trong hiểm nguy thử thách như thế hệ ông Đằng, nhưng chúng tôi cũng hiểu được rằng, lập trường tư tưởng, bản lĩnh kiên định của mỗi cán bộ, đảng viên là rất cần thiết trong bất cứ hoàn cảnh nào. Và để có bản lĩnh chính trị vững vàng, phải thường xuyên tu dưỡng rèn luyện mình theo mục tiêu lý tưởng mình đã chọn, gương mẫu chấp hành nguyên tắc đảng, và đặc biệt là luôn nêu cao tính đảng trong mọi suy nghĩ và hành động. Là đảng viên, là công dân, chúng tôi nhận thức được rằng, yêu Tổ quốc, yêu quê hương mình là phải làm sao cho Tổ quốc, quê hương ngày càng giàu đẹp, nhân dân mình thật sự ấm no, hạnh phúc, yên bình (20 năm nữa nếu bạn vẫn nói được câu này thì bạn đúng là một đảng viên lý tưởng, bạn nên nhớ rằng không chỉ là đảng viên của đảng bạn mới là công dân, mới là người yêu nước). Người yêu nước lại càng phải là người gương mẫu tuân thủ pháp luật, tôn trọng, ủng hộ và thực thi những quyết sách của Đảng, Nhà nước để phát triển đất nước, chứ không tung ra trên mạng những lời lẽ kích động, thiếu tinh thần xây dựng!
Tôi càng bất ngờ thấy ông Đằng, một đảng viên 45 năm tuổi Đảng, từng là cán bộ cấp cao, giờ vì lý do gì đó lại có vẻ "sám hối", "phản tỉnh", đòi “phải tính sổ lại tất cả” và “thanh toán” với Đảng. Không biết ông có còn trân trọng những gì mình đã nghĩ, đã làm ngay từ thời trai trẻ, mà nay lại “xét lại” chính mình như vậy? (Ông Đằng đang nói lời xây dựng, chứ không phải khích động đâu)
Những đảng viên trẻ chúng tôi luôn nhìn vào thế hệ cha anh để noi gương, học tập, phấn đấu và quyết không làm những bậc tiền nhân đã hy sinh vì đất nước, vì dân tộc phải hổ thẹn. Đường đời chắc còn nhiều gian nan, thách thức, hiểm nguy nhưng chúng tôi quyết tâm trui rèn bản lĩnh, giữ vững lập trường, kiên định với lý tưởng mà mình đã lựa chọn, không mơ hồ như ông! (Cứ đợi đấy )
YẾN LONG (ghi)